Chiến tranh thương mại - Thanh gươm tài chính Damocles của Donald Trump treo trên đầu nền kinh tế và tài chính

Nhàđầutư
Nhưng thay vì là thanh kiếm chính trực của truyền thuyết Hy Lạp, trong tay Donald Trump, nó có sức hủy diệt và công phá khủng khiếp. Nhadautu.vn xin gửi tới quý độc giả bài viết “Cách Donald Trump và cuộc chiến tranh thương mại của ông có thể biến khối tài sản toàn cầu thành vũ khí hủy diệt”, viết bởi Anthony Rowley.
HÓA KHOA
11, Tháng 07, 2018 | 13:19

Nhàđầutư
Nhưng thay vì là thanh kiếm chính trực của truyền thuyết Hy Lạp, trong tay Donald Trump, nó có sức hủy diệt và công phá khủng khiếp. Nhadautu.vn xin gửi tới quý độc giả bài viết “Cách Donald Trump và cuộc chiến tranh thương mại của ông có thể biến khối tài sản toàn cầu thành vũ khí hủy diệt”, viết bởi Anthony Rowley.

1522969134610

 

Anthony Rowley cho biết sự gia tăng giá trị của thương mại toàn cầu được củng cố bởi các thị trường tài chính mới nổi. Tuy nhiên, tất cả điều này có thể bị xóa sổ bởi một cuộc khủng hoảng niềm tin được các phát ngôn trừng phạt thương mại của Tổng Thống Hoa Kỳ kích hoạt.

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng họ dễ dàng chiến thắng từ các cuộc chiến thương mại dường như ‘mù quáng’ để truyền tài thông điệp rằng, trong những cuộc chiến thương mại toàn cầu ở thời điểm hiện tại, không có người chiến thắng, chỉ có kẻ thua cuộc. Đã có các giả định chung và đơn giản cho rằngcác cuộc chiến thương mại có thể được 'giới hạn' diễn ra ở ngoại vi của nền kinh tế toàn cầu.

Song vậy, điều này đúng nếu chỉ có một vài nền kinh tế tương đối nhỏ không có tầm quan trọng “mang tính hệ thống” đánh thuế nhập khẩu lẫn nhau. Khi các nền kinh tế lớn nhất thế giới tham gia vào các hành động như vậy, câu chuyện sẽ rẽ sang hướng khác và không rõ ràng (Các ảnh hưởng sẽ không thể thấy rõ ngay lập tức nếu chỉ xem xét trên về mặt thống kê thương mại).

Thương mại rõ ràng là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra và duy trì hoạt động kinh tế toàn cầu. Nhưng, những đồng tiền này không chỉ ảnh hưởng lớn đến thương mại thế giới nhờ tính thanh khoản của mình, mà còn bởi "hiệu ứng giàu có" mà thị trường tài chính phát huy dựa trên yếu tố cung-cầu.

Một vài con số minh họa quan điểm này. Thương mại hàng hóa thế giới trị giá khoảng 16 nghìn tỷ đô la một năm, cộng thêm 4 nghìn tỷ đô la Mỹ trong thương mại dịch vụ - tạo ra tổng cộng khoảng 20 nghìn tỷ đô la Mỹ. Điều này là đáng kể khi gộp tất cả khoản này với nhau so với tổng sản phẩm quốc nội trên thế giới là 80 nghìn tỷ USD. Nhưng tổng giá trị tài sản tài chính toàn cầu đang tăng ồ ạt đạt gần 300 nghìn tỷ USD.

Khối 300 nghìn tỷ này được đại diện bởi các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán tài chính khác rõ ràng ảnh hưởng đến sức mua. Khi giá của các chứng khoán này tăng lên, tạo ra một "hiệu ứng tài sản", điều này sẽ làm tăng sức mua, và do đó cũng cũng tăng khối lượng và giá trị thương mại. Điều ngược lại được áp dụng khi giá chứng khoán giảm. Giao dịch sau đó giảm.

Nguy cơ hiện nay của “phản hiệu ứng tài sản” là cấp tính khi nó gây ra sự sụt giảm trong hoạt động thương mại và kinh tế. Tài sản tài chính toàn cầu đã tăng gần 50% từ mức độ ngay trước khủng hoảng tài chính thế giới, bất chấp tăng trưởng GDP và thương mại toàn cầu đều chậm chạp kể từ thời điểm đó.

Điều này thể hiện cho sự gia tăng lớn trong tài sản 'giấy' (chứ không phải là thực) và phần lớn giá trị tập trung vào cổ phiếu (70 nghìn tỷ USD) và trái phiếu Nhà nước và Doanh nghiệp (90 nghìn tỷ USD). Những định giá “kéo dài” này, dùng theo một thuật ngữ được Quỹ Tiền tệ Quốc tế sử dụng, dễ bị tổn thương trước sự điều chỉnh ngay cả trước khi Trump bắt tay vào các cuộc chiến thương mại liều lĩnh của mình.

Khi những trận chiến này diễn ra từ "tuyên mà không chiến" đến giai đoạn chiến tranh thực sự (như họ đang làm bây giờ) và tác động của nó đến doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng như đầu tư vốn, bắt đầu hiển thị. Sự điều chỉnh trong định giá tài sản tài chính có thể khá 'man rợ'. Một tiếng súng nổ phát động cuộc chiến có thể dẫn đến mất niềm tin, sau đó hoảng sợ, tiếp theo là sự khủng hoảng.

Thương mại sẽ sụp đổ theo đà (suy sụp) của chính nó mà không có bất kỳ sự giúp đỡ nào từ “kẻ hủy hoại” trong Nhà Trắng. Ông ta có lẽ cũng sẽ hoảng loạn vào thời điểm đó và cố gắng đảo ngược những động thái thương mại tồi tệ của mình nhưng những nỗ lực của ông có vẻ sẽ có ít ảnh hưởng.

Đó là chưa kể đến mức nợ toàn cầu - đặc biệt trong lĩnh vực doanh nghiệp - đang ở mức cao kỷ lục. Ngay cả khi Fed được lệnh của Donald Trump buộc phải 'phá bỏ' sự thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất (Ngày 14-6, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chính thức tăng lãi suất lần thứ hai trong năm 2018 thêm 0,25 điểm phần trăm, lên mức 1,75 - 2%), và cùng với đó các ngân hàng trung ương khác cũng phải nới lỏng hơn nữa, nguy cơ của nợ có thể tăng lên như Godzilla chống lại một nền tảng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đang giảm.

Nếu tất cả điều này nghe có vẻ 'điềm xấu', đó là chính xác bản chất của nó. Jim Rogers, một nhà đầu tư tài chính kỳ cựu, đồng sáng lập Quỹ Quantum với George Soros và có quan điểm như vậy. Ông dự đoán rằng, đây có thể là vụ khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong vòng bảy thập kỷ rưỡi ông sống trên đời.

Thanh gươm tài chính của Damocles treo trên nền kinh tế toàn cầu đã phát triển lớn trong 10 năm lãi suất thấp kỷ lục trải qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối cùng. Trong tay của Trump, nó dường như có khả năng trở thành một vũ khí hủy diệt hàng loạt chứ không phải là thanh kiếm chính trực của truyền thuyết Hy Lạp.

Hình dạng của hệ thống thương mại toàn cầu trong thời kỳ hậu Trump, một khi thiệt hại đã kết thúc, rất khó để nhận ra. Nếu có một cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa dân túy chính trị mà Trump đại diện, thì các mạng lưới cung cấp rộng lớn và phức tạp mà củng cố hệ thống có thể được khôi phục một cách cẩn thận. Nhưng, không loại trừ khả năng dẫn đến nhiều nền kinh tế rút lui vào hình thái ‘nền kinh tế tự cung, tự cấp’.

Anthony Rowley là một nhà báo kỳ cựu chuyên về kinh tế và tài chính châu Á.

(Theo South China Morning Post)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ