Kinh tế tư nhân Việt Nam trong nỗ lực vươn mình

Nhàđầutư
Trong mọi nền kinh tế thị trường bình thường của thế giới, kinh tế tư nhân luôn luôn đóng vai trò hai mặt - một là lực lượng chủ thể chính yếu, là nền tảng của kinh tế thị trường, quyết định thực trạng và triển vọng của kinh tế thị trường; mặt khác là sản phẩm quan trọng nhất của cơ chế thị trường.
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)
29, Tháng 04, 2018 | 07:00

Nhàđầutư
Trong mọi nền kinh tế thị trường bình thường của thế giới, kinh tế tư nhân luôn luôn đóng vai trò hai mặt - một là lực lượng chủ thể chính yếu, là nền tảng của kinh tế thị trường, quyết định thực trạng và triển vọng của kinh tế thị trường; mặt khác là sản phẩm quan trọng nhất của cơ chế thị trường.

lanmark81

Kinh tế tư nhân ngày càng phát triển lớn mạnh, đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam 

1. Kinh tế thị trường Việt Nam được thừa nhận chính thức một cách muộn màng. Không phải đến khi bắt đầu đổi mới cách đây hơn 30 năm, kinh tế thị trường mới có ở Việt Nam. Nhưng để có một số phận chắc chắn, tức là từ khi được nhà nước thừa nhận chính thức, được xác nhận là một xu hướng thực tế không thể đảo ngược thì kinh tế thị trường ở Việt Nam mới có hơn 30 tuổi. Nghĩa là quá muộn màng, nhưng cũng trải qua đủ cung bậc thăng trầm nên rất non nớt và non yếu. Tụt hậu phát triển là khái niệm hoàn toàn có thể vận dụng nguyên nghĩa ở đây.

Tran-Dinh-Thien

 

Tại sao Việt Nam vẫn trong xu thế "tụt hậu xa hơn" so với những nền kinh tế "đi trước" mà chúng ta muốn và bắt buộc phải thu hẹp nhanh khoảng cách phát triển?

PGS.TS. Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)

Lực lượng chủ yếu tạo nên kinh tế thị trường đích thực đương nhiên là kinh tế tư nhân. Trong vòng xoay thể chế, kinh tế thị trường thế nào thì kinh tế tư nhân là vậy. Vì chính kinh tế tư nhân, trong mọi nền kinh tế thị trường bình thường của thế giới, luôn luôn đóng vai trò hai mặt – một mặt là lực lượng chủ thể chính yếu, là nền tảng của kinh tế thị trường, quyết định thực trạng và triển vọng của kinh tế thị trường; mặt khác, lực lượng kinh tế tư nhân là sản phẩm quan trọng nhất của cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường ở nước ta hơn 30 năm qua, cái đương nhiên đó của kinh tế thị trường thế giới, lại có một số phận thật éo le: mặc dù là lực lượng đã từng đóng một vai trò xứng đáng được gọi là “cứu tinh” của nền kinh tế khi hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung lâm vào khủng hoảng trầm trọng, hầu như đứng trước nguy cơ sụp đổ trong nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, thì trong suốt 30 năm tiếp theo, kinh tế tư nhân căn bản đi lên từ “vạch không xuất phát”, vẫn là một “lực lượng tự nó”, theo nghĩa luôn luôn phải tự mình “xoay xở”, vật lộn với khó khăn, ít được quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển cần thiết của “bà đỡ”, thậm chí, nhiều khi bị bỏ mặc và thường xuyên bị phân biệt đối xử.

 Cách đối xử như vậy đối với khu vực tư nhân, thực sự là bất công, xét từ bất kỳ góc độ nào – từ góc độ đó là “lực lượng cứu tinh” nền kinh tế hay từ góc độ tôn trọng nguyên lý vận hành cơ bản của kinh tế thị trường, đều là không thật sự bình thường. Nhưng có lẽ, theo cách nói đã trở thành thông dụng, thường được dùng để biện minh cho những sự chậm trễ - “nhận thức là một quá trình”, thì chúng ta buộc phải chấp nhận là “bình thường – tất yếu” cái thực tế “bất bình thường” đó.

2. Chấp nhận cái thực tế “bất bình thường” là “bình thường – tất yếu” có hàm ý về sự cam chịu không đáng có. Nhưng nó cũng đồng nghĩa với một thực tế rằng quá trình phát triển sẽ phải trả giá.

Quá trình đổi mới, chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường ở nước ta trong mấy chục năm qua thực sự đã mang lại những thành quả xứng đáng được coi là “ngoạn mục”.

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, trên quan điểm đua tranh – cạnh tranh phát triển quốc tế và đặt trong tương quan so sánh lợi thế phát triển (Việt Nam có lợi thế đi sau), vẫn có cơ sở để “tiếc nuối”: tại sao Việt Nam vẫn trong xu thế “tụt hậu xa hơn” so với những nền kinh tế “đi trước” mà chúng ta muốn và bắt buộc phải thu hẹp nhanh khoảng cách phát triển?

Theo logic phát triển kinh tế thị trường, có thể nói phần quan trọng bậc nhất, của câu trả lời nằm ở chính thực trạng phát triển chậm chạp, hiệu quả không như mong đợi của khu vực kinh tế tư nhân.

Số liệu về sự dịch chuyển cấu trúc GDP phân theo sở hữu cho thấy cơ cấu kinh tế xét theo sở hữu dịch chuyển rất chậm. Tốc độ tăng trưởng GDP “ngoạn mục” đã không đi liền với sự biến đổi tích cực đáng kể về chất. GDP cơ bản vẫn do khu vực kinh tế nhỏ lẻ, manh mún, yếu kém nhất là khu vực cá thể (hộ gia đình) đóng góp. Trong khi đó, lực lượng được coi là “chủ công” của một nền kinh tế bình thường – khu vực doanh nghiệp tư nhân – trong giai đoạn vừa qua lại rất khó phát triển ở Việt Nam. Tỷ trọng của khu vực này trong GDP rất thấp - dưới 8% - và hầu như không thay đổi: chỉ tăng chưa được 1% trong giai đoạn 2010-2015. Nghĩa là có tăng trưởng nhưng không cải thiện được vị thế thấp.

Đi liền với tình trạng vị thế như vậy là một chỉ số rất đáng lo ngại: xu thế chậm lớn, khó lớn vẫn đeo bám các doanh nghiệp Việt Nam. Sau nhiều năm, các số liệu thống kê vẫn chỉ ra rằng 96-97% số doanh nghiệp Việt Nam vẫn là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ cơ bản là lạc hậu và tụt hậu: trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, công nghệ cao chỉ chiếm 11,7% vào năm 2015, giảm mạnh so với mức 17,8% của năm 2005. Nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nói riêng đang rất yếu, rất ít sức cạnh tranh và rất khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Một yếu tố quan trọng xác định thực lực và sức mạnh của doanh nghiệp Việt Nam là tính liên kết yếu. Nhận định cho rằng doanh nghiệp Việt Nam tăng về số lượng nhưng vẫn yếu về lực lượng, hầu như không có khái niệm “lực lượng doanh nghiệp Việt” đúng nghĩa, là một nhận định có căn cứ và thật sự gây lo ngại. Đa phần là doanh nghiệp nhỏ, nhỏ li ti, lại không liên kết với nhau, làm sao có sức cạnh tranh quốc tế? Doanh nghiệp nhỏ không lớn được, các ập đoàn tư nhân không nhiều, lại phải lớn trong một môi trường thể chế phân biệt đối xử, bị trói buộc bằng vô vàn thủ tục hành chính và phải gánh nhiều khoản chi phí nặng nề[3], lớn lên chủ yếu nhờ “cơ chế xin cho”, vào các “chiêu thức” đầu cơ chứ không phải là cạnh tranh lành mạnh thì làm sao có thể “kết thành lực lượng” để trưởng thành, tạo thành sức mạnh quốc gia, nương tựa vào nhau trong cuộc cạnh tranh quốc tế?

Nhưng “gió đã đảo chiều” kể từ khi Đại hội lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1/2016) tuyên bố: “kinh tế tư nhân là một động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế”.

 
Trong mọi nền kinh tế thị trường bình thường của thế giới, kinh tế tư nhân luôn luôn đóng vai trò hai mặt - một là lực lượng chủ thể chính yếu, là nền tảng của kinh tế thị trường, quyết định thực trạng và triển vọng của kinh tế thị trường; mặt khác là sản phẩm quan trọng nhất của cơ chế thị trường.

3. Về thực chất, tuyên bố này tiếp tục một cách logic luận đề thừa nhận “nền kinh tế nhiều thành phần” của Đại hội VI (1986). Dù muộn, phải sau tới 30 năm, tuyên bố đó vẫn mang lại một cảm hứng mạnh mẽ, một động lực phát triển mới thực sự có ý nghĩa cho nền kinh tế đang nỗ lực vật lộn để đảo ngược xu thế “tụt hậu phát triển” và “tụt hậu phát triển xa hơn”.

Tuyên bố này được Chính phủ triển khai thành Chương trình hành động nhanh và quyết liệt thực sự: xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” mà trục chính là “Chính phủ hành động”. Mục tiêu của “Nhà nước kiến tạo phát triển” và “Chính phủ hành động” là định vị đúng vai trò chức năng và phương thức hành động của Nhà nước, của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nền kinh tế thị trường đang phải nỗ lực “tiến vượt” để “đuổi kịp” thế giới: thay thế chức năng “chủ quản” và “cai trị”, Nhà nước hướng tới việc xây dựng thể chế, kiến tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thị trường; Chính phủ tập trung tháo gỡ các trói buộc thể chế giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Với cách hành động quyết liệt, liên tục tạo áp lực cải cách thể chế lên các bộ ngành, cổ động mạnh mẽ công cuộc khởi nghiệp dựa trên nền tảng đổi mới - sáng tạo, thúc đẩy việc chuyển hướng phát triển nền nông nghiệp đặc sản – công nghệ cao với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, xây dựng du lịch thành ngành mũi nhọn đúng nghĩa, mở ra các diễn đàn thảo luận rộng rãi về Cách mạng Công nghiệp 4.0, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với nội dung tái cơ cấu thực chất, v.v. Chính phủ đã bước đầu đạt được thành công, mở ra một động thái tăng trưởng và phát triển kinh tế mới, tạo lòng tin và cảm hứng phát triển trong cộng động doanh nghiệp và xã hội.

Tuy cho đến nay (tức là sau gần 2 năm), mô hình tăng trưởng vẫn chưa thay đổi căn bản trên thực tế, song những kết quả đạt được là rõ ràng và khẳng định xu thế thay đổi căn bản về cơ cấu và chất lượng.

Có thể nêu một vài bằng chứng.

+ Khu vực tư nhân chứng tỏ năng lực đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Tăng trưởng năm 2017 đã không còn quá lệ thuộc vào đầu tư công và sức mạnh của các doanh nghiệp nhà nước nhờ có sự “bù đắp” bằng nguồn vốn tư nhân, trong đó tư nhân trong nước đóng vai trò nổi bật.

+ Năm 2017 cũng chứng kiến một sự kiện có ý nghĩa: tập đoàn kinh tế tư nhân Sun-Group đã gần như hoàn thành xây dựng sân bay Vân Đồn sau hơn 1 năm khởi công. Đây là một kỷ lục xây dựng công trình lớn ở Việt Nam, chất lượng cao – vốn chỉ được giao cho  doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm, và thường chỉ được hoàn thành trong một quãng thời gian kéo dài hơn nhiều lần kế hoạch, sau nhiều lần nâng vốn. Thực ra, đây chỉ là một ví dụ mang tính biểu tượng. Nhiều Tập đoàn Kinh tế tư nhân – Vin-Group, TH-Truemilk, v.v. đã tham gia và hoàn thành nhiều dự án lớn, chất lượng và đẳng cấp, khẳng định vai trò lớn và tư cách đàng hoàng của kinh tế tư nhân.

Ví dụ xây dựng sân bay Vân Đồn của Sun-Group, khác chăng, là ở thông điệp mà nó đưa ra: Nhà nước cần, có thể và phải đặt lòng tin vào khu vực tư nhân, vào các tập đoàn tư nhân lớn trong việc giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế quốc gia, phải coi đây là trụ cột của việc kiến tạo phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt.

+ Cách tiếp cận mới của Chính phủ đối với vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước – “nhà nước không bán bia, bán sữa”, cần bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào chức năng của doanh nghiệp trong nền kinh tế cổ phần đã được thực tế chứng minh là đúng. Cách tiếp cận đó cũng phản ánh sự nhận thức mới về vai trò chức năng của Chính phủ, của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thể hiện lòng tin nhà nước đối với khu vực tư nhân.

Sự “bừng dậy” của thị trường chứng khoán có thể có chứa đựng những điều lo ngại, song về xu hướng, nó đánh thức tiềm năng của nền kinh tế một cách đúng hướng.

Cộng hưởng với nỗ lực tháo gỡ các trói buộc thể chế đang gây cản trở sự phát triển của khu vực tư nhân – Bộ Công Thương dẫn đầu với đề xuất dẹp bỏ 650 thủ tục, giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề xuất tháo gỡ hàng trăm thủ tục - cùng với nỗ lực cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, trọng tâm là lãi suất, phí giao thông, phí giao dịch – động chạm rất mạnh, xung đột rất lớn với những nhóm lợi ích đã định hình thành “thâm căn cố đế” - tuy có nhiều việc trong số này đang dừng lại ở mức “đề xuất”, chưa phải là sự tháo gỡ thực tế, Chính phủ đã thực sự tạo nên một xung lực phát triển mới rất đáng được hy vọng.

4. Như vậy, kinh tế tư nhân Việt Nam, theo đó, là triển vọng nền kinh tế thị trường Việt Nam, đang đứng trước “vận hội” mới, rất sáng sủa.

Nhưng căn cứ vào thực tiễn phát triển của Việt Nam, không thể không có đôi điều cảnh báo. Thực tiễn phát triển đó nói lên rằng mọi sự “hứng khởi” phát triển ở Việt Nam đều có nguy cơ dẫn tới sự “quá đà”. Vấn đề là ở chỗ bản chất của sự hứng khởi đó cho đến nay vẫn ít xuất phát từ tinh thần cạnh tranh hơn là cách làm theo kiểu phong trào. Mà đã là phong trào thì xu hướng chung là hạ thấp các tiêu chuẩn xuống để cho đông đảo người có thể tham gia chứ không phải là nâng cao các tiêu chuẩn để gây áp lực cạnh tranh. Phong trào dễ “bốc”, dễ thành “say sưa vì thắng lợi”, hầu như ngược với tinh thần thị trường.

Nhìn tổng thể, lực lượng kinh tế tư nhân Việt Nam đang còn rất yếu kém, nhất là khi đặt nó đối mặt với các yêu cầu hội nhập quốc tế. Không có một Chương trình Quốc gia phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt – xin nhấn mạnh: lực lượng doanh nghiệp Việt - được thiết kế chặt chẽ, gắn chặt với trách nhiệm thực thi của các tổ chức và cá nhân được xác định rõ ràng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể có trỗi dậy và đứng vững.

Sự yếu kém thực lực đó “cộng hưởng” với đặc trưng “đầu cơ” – vốn nổi bật hơn xu thế đầu tư, của mô hình tăng trưởng của nền kinh tế, cũng là năng lực trội bật của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, càng làm khuyếch đại các nguy cơ.

Trong khi đó, cần nhận thức rõ rằng những kết quả kinh tế mà năm 2017 đạt được, dù có là “kỳ tích” – như nhiều tờ báo giật tít ngợi ca – cũng chưa làm đủ để xóa mờ những nguy cơ và nỗi lo lắng về tính bền vững và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo: “GDP đầu người 2.300 USD thì có gì là đáng tự hào”.

Thấp và yếu như vậy, lại cộng thêm những dấu hiệu chỉ báo nguy cơ mà nền kinh tế đã từng phải đương đầu cách đây 10 năm: sự đổ vào ồ ạt của dòng đầu tư nước ngoài, sự hứng khởi mang tính bột phát của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sau đó là tình trạng khủng hoảng.

Tất nhiên, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã trưởng thành hơn, đã già dặn hơn khi đối mặt với những nguy cơ đó. Song trong các nền kinh tế thị trường trên thế giới, khủng hoảng luôn khó tránh, cho dù có được cảnh báo cẩn thận đến đâu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ