Nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin: 3 lĩnh vực ưu tiên của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân

Nhàđầutư
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đã ưu tiên lựa chọn 3 lĩnh vực đầu tiên để thực hiện công việc là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin.
ANH MAI
31, Tháng 10, 2017 | 07:20

Nhàđầutư
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đã ưu tiên lựa chọn 3 lĩnh vực đầu tiên để thực hiện công việc là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin.

Tối 30/10 tại Hà Nội, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ra mắt. 

ban nghien cuu phat trien kinh te tu nhan

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng (giữa) cùng các thành viên Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân tại lễ ra mắt tối 30/10.

Trước đó, ngày 3/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã ký ban hành Quyết định số 842 thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (gọi tắt là Ban IV). 

Sáu thành viên của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân là các doanh nhân thành đạt và giàu kinh nghiệm như ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính làm Trưởng ban; ông Don Lam - Tổng giám đốc VinaCapital, Phó chủ tịch Hội đồng Nghị sự toàn cầu về ASEAN (Diễn đàn Kinh tế thế giới) làm Phó ban.

Các thành viên khác gồm: ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận, ông Trần Trọng Kiên - thành viên Hội đồng tư vấn Du lịch, ông Vũ Văn Tiền - thành viên Ban cố vấn Diễn đàn Kinh tế tư nhân (VPSF).

truong gia binh

 Ông Trương Gia Bình - Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, quyết định thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đưa tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống; góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển cũng như nâng cao vai trò, vị thế của khối doanh nghiệp này trong nền kinh tế Việt Nam.

Ông Trương Gia Bình - Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho biết dù có nhiều khó khăn, song các thành viên trong Ban cam kết sẽ chọn lựa những vấn đề cốt lõi, quan trọng và cần thiết nhất để góp ý, góp phần giải tỏa ngay những cản trở đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. 

Cũng tại lễ ra mắt, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng đã công bố chiến lược hoạt động trong thời gian tới.

Mục tiêu trong trung hạn của Ban bao gồm hướng tới Top 3 ASEAN năm 2022 (năng lực cạnh tranh quốc gia); tư nhân đóng góp 60% GDP năm 2020 (đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước); thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và cách mạng 4.0 tại Việt Nam đặc biệt vào ba trụ cột du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin.

Trong ngắn hạn, Ban sẽ nghiên cứu các nội dung trọng tâm bao gồm cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính để tháo gỡ các rào cản trong đầu tư dự án công nghệ thông tin bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; cải cách cơ chế, chính sách về thị thực để thúc đẩy phát triển du lịch; nghiên cứu cơ chế, giải pháp đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; vận hành Diễn đàn Phát triển Kinh tế tư nhân Việt Nam, ViEF, trên cơ sở kết nối, phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp và các bên liên quan.

Trong trung hạn, các nhiệm vụ tập trung bao gồm xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử thông qua platform tập hợp dữ liệu dùng chung quốc gia và các chiến lược số hóa nền kinh tế; giải pháp huy động vốn cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao; cắt giảm chi phí logistics dựa trên giải pháp tái quy hoạch logistics thông qua đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng thiết lập các tiểu ban công tác theo miền và lĩnh vực. Cụ thể, ông Don Lam và ông Mai Hữu Tín sẽ phụ trách khu vực miền Nam; ông Vũ Văn Tiền và  ông Trần Trọng Kiên phụ trách miền Bắc; miền Trung do ông Nguyễn Hoàng Anh đảm nhiệm và ông Trương Gia Bình sẽ thực hiện hỗ trợ kỹ thuật.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ