Thống nhất nhận thức phát triển kinh tế tư nhân: Không dễ
Trung ương đã có riêng một nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước cũng đã dành riêng một ngày để tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân. Thế nhưng, trên thực tế để thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân là điều không dễ.
Dịp kỷ niệm ngày 13/10 năm nay, giới doanh nhân, đặc biệt là các doanh nhân tư nhân có niềm hân hoan đặc biệt: Trung ương vừa ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Nghị quyết khẳng định rõ quan điểm chỉ đạo: Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Trung ương xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp. Đặc biệt là việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường. Mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Xoá bỏ các rào cản, chính sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, trọng tâm là vốn và đất đai, cơ hội kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Tăng cường tính minh bạch và kiểm soát độc quyền kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường…
Thế nhưng, đưa nghị quyết đi vào cuộc sống là một con đường không đơn giản, mà nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là yếu tố con người. Thế cho nên, trong các nhiệm vụ, giải pháp, Trung ương đã xác định nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên là thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó nhấn mạnh thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.
Nhìn từ hai câu chuyện ở Bộ Công Thương
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa đưa ra một quyết định làm nức lòng dư luận, đặc biệt là đối với giới doanh nhân: cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh. Với động thái này, Bộ Công Thương có thể được coi là Bộ đi đầu thực hiện Nghị quyết 10 của Trung ương, trước cả khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện nghị quyết này.
Tuy nhiên, cũng chính Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký một kết luận thanh tra của Bộ này, mà trong đó dư luận quan ngại chưa thực sự thấm nhuần quan điểm “xoá bỏ các rào cản, chính sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh” như Nghị quyết 10 đã xác định.

Hệ thống vận chuyển than than cho nhà máy nhiệt điện. Ảnh: Colavi
Cụ thể, kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng lãnh đạo Bộ này đã “vi phạm” trong việc cho phép Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng mua than từ một công ty tư nhân và chỉ đạo rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung nội dung của Thông tư 56/2014/TT-BCT để các nhà máy nhiệt điện được phép mua than từ nhiều nguồn khác nhau...
Dù không bị nhắc tên trong kết luận nhưng người ký các văn bản bị cho là “vi phạm” trên chính là Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng. Có thể, về mặt hình thức việc điều hành trên của ông Vượng là không phù hợp với Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 26/8/2015 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành, trong đó chỉ đạo Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) “mua than trong nước” cho sản xuất điện từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc. Tuy nhiên, khi xét đoán sự việc, cần cân nhắc tới tình hình thực tiễn trên quan điểm “mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng” cho kinh tế tư nhân như Trung ương đã xác định.
Như chúng tôi đã đề cập, có thời điểm, ngay tại chân nhà máy, chênh lệch giữa giá giữa than trong nước và nhập khẩu lên tới hơn 10 USD/tấn. Mỗi năm các nhà máy máy nhiệt điện trên cả nước tiêu thụ gần 30 triệu tấn than, tính ra “tiền chênh” có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đây là số tiền có thể tiết kiệm cho ngân sách quốc gia nếu việc cung cấp than được thực hiện theo cơ chế thị trường, đấu thầu cạnh tranh không phân biệt các thành phần kinh tế.
Chưa kể, ngay sau Chỉ thị 21, ngày 25/9/2015, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 325/TB-VPCP ngày 25/9/2015, thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về các dự án nhà máy điện thực hiện theo hình thức BOT, IPP, yêu cầu PVN tính toán, lựa chọn phương án cung cấp than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 đảm bảo ổn định, hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng than theo thiết kết và tiêu chuẩn môi trường, trong đó có việc “kết hợp cung cấp nguồn than trong nước và nguồn than nhập khẩu”.
Trả lời Tạp chí Nhà đầu tư/BizLIVE về vấn đề cung ứng than cho nhà máy điện hồi năm ngoái sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) đưa ra mệnh lệnh hành chính yêu cầu PVN chỉ đạo chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 “tập trung mua than” của TKV, VS.GS.TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam từng nhận định: “Câu chuyện giúp đỡ ngành này, ngành kia là của nhà nước còn doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương án mua, bán nguyên liệu, vật liệu đầu vào có lợi mới đúng tinh thần cạnh tranh bình đẳng, minh bạch”.
Theo ông Long, trừ khi quay trở lại chế độ bao cấp để phát triển ngành nào đó, phải chịu thiệt và hô hào người dùng phải chịu đựng còn quan điểm thuần tuý thị trường cạnh tranh chỗ nào rẻ sẽ mua, chỗ nào đắt có quyền từ chối không mua.
Trở lại câu chuyện kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, dư luận hoàn toàn đồng tính nếu qua thanh tra phát hiện Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng mua than tư nhân với giá cao hơn giá than của TKV cung cấp, lộ rõ dấu hiệu lợi ích nhóm. Còn ngược lại, nếu việc đa dạng hoá nguồn cung giúp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất điện, thì tại sao lại không ủng hộ?
Thông báo số 122/TB-BCT của Bộ Công Thương về kết luận của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng - một văn bản bị Kết luận thanh tra cho là “vi phạm” – thậm chí đã “khoá” chặt khả năng mua than tư nhân giá cao khi nêu rõ: “Đồng ý để Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 được thanh toán chi phí than đã mua từ nguồn khác với giá than bao gồm cước vận chuyển không vượt quá giá than trong nước kể cả cước vận chuyển do TKV cung cấp”.
Phá thế độc quyền
Đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo mang tính “cởi trói”, phá thế độc quyền cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện (văn bản số 46/TTg-CN ngày 16/1/2017). Cụ thể, Thủ tướng cho phép EVN xem xét khả năng các đơn vị có đủ năng lực tham gia cung ứng than cho nhu cầu các nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo các yêu cầu sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và phải có nguồn than hợp pháp. Các đơn vị cung cấp than (TKV, Tổng công ty Đông Bắc và “các đơn vị khác”) làm việc với EVN để xây dựng kế hoạch cung cấp than ổn định và lâu dài. Được biết, nhiều nhà máy điện của EVN đang tiến hành đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp than hiệu quả.
Vận hành thị trường điện cạnh tranh thì cũng cần tạo điều kiện cho các nhà máy điện có không gian cạnh tranh giảm chi phí đầu vào. Và đây không chỉ là việc riêng của than hay điện, vì giá năng lượng còn có tác động đến cả nền kinh tế.
Viện dẫn câu chuyện để thấy việc thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân là điều không dễ. Và vì vậy, càng kỳ vọng vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Cùng chuyên mục
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago