Bỏ độc quyền cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện

TÙNG SƠN
23:57 11/04/2017

Thủ tướng Chính phủ đã “bật đèn xanh” cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét khả năng các đơn vị có đủ năng lực tham gia cung ứng than cho nhu cầu các nhà máy nhiệt điện than.

Cụ thể, tại văn bản số 46/TTg-CN của về việc cung cấp than cho sản xuất điện, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Định Dũng giao Bộ Công Thương chỉ đạo chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện (Tập đoàn Điện lực Việt Nam –EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – TKV) tính toán nhu cầu than cần thiết cho sản xuất điện trong giai đoạn hiện tại và tương lai, bao gồm cả nguồn than trong nước và nhập khẩu để có kế hoạch cụ thể bảo đảm đủ nguyên liệu cho hoạt động của nhà máy.

nhietdienduyenhai3

Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3. Ảnh minh hoạ

Bộ này cũng được giao chỉ đạo TKV, Tổng công ty Đông Bắc và các doanh nghiệp khác (đã được cấp phép khai thác, sản xuất kinh doanh than) có tham gia khai thác than rà soát, tính toán năng lực cung ứng than (kể cả sản xuất trong nước, nhập khẩu than) cho các nhà máy nhiệt điện và các hộ tiêu thụ khác để xây dựng kế hoạch cụ thể về khai thác và nhập khẩu, bảo đảm cung cấp đủ, ổn định than và đặc biệt là “đảm bảo giá cạnh tranh cho các nhà máy nhiệt điện”.

“Cởi trói”

Đáng chú ý, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “EVN xem xét khả năng các đơn vị có đủ năng lực tham gia cung ứng than cho nhu cầu các nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo các yêu cầu sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và phải có nguồn than hợp pháp”. Các đơn vị cung cấp than (TKV, Tổng công ty Đông Bắc và các đơn vị khác) làm việc với EVN để xây dựng kế hoạch cung cấp than ổn định và lâu dài”.

Chỉ mấy chữ “các đơn vị khác” xếp sau TKV và Tổng công ty Đông Bắc nêu trên nhưng văn bản của Thủ tướng đã “cất một hòn đá” vốn đè nặng “lồng ngực” của các nhà máy điện và các doanh nghiệp kinh doanh than bấy lâu nay.

Như Nhà đầu tư từng đề cập, việc đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng than là vấn đề sống còn đối với nhà máy nhiệt điện. Tính chung toàn thị trường, nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện hiện lên tới gần 30 triệu tấn/năm. Thế nên kể cả các chủ đầu tư “đại gia” như PVN, EVN cũng phải nhiều lần “cầu cạnh” TKV trong việc cấp than.

Nguyên nhân oái oăm là vì những mệnh lệnh hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường. Đơn cử như một “ý kiến kết luận” của Tổng cục Năng lượng (thuộc Bộ Công Thương) ngày 20/4/2016. Theo đó, PVN bị yêu cầu chỉ đạo chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 “tập trung mua than của TKV sản xuất”. Đồng thời, “chủ động làm việc với TKV để ký hợp đồng mua bán than năm 2016”, “đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán than dài hạn cho nhà máy trước ngày 15/7/2016”.

Có thời điểm, ngay tại chân nhà máy, chênh lệch giữa hai giá (than trong nước và nhập khẩu) tính ra lên tới 5 USD/tấn.

Không chỉ làm méo mó thị trường, những “mệnh lệnh” hạn chế cạnh tranh như thế này còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Theo Thông tư 56/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện thì giá nhiên liệu (than, khí) là yếu tố đầu vào chiếm tỷ lệ rất lớn trong giá thành sản xuất nhiệt điện.

Giá nhiên liệu cạnh tranh đương nhiên sẽ có giá điện cạnh tranh và ngược lại. Giá bán than trong nước của TKV vẫn bị than phiền đắt đỏ hơn so với thế giới, vì giá thành khai thác than cao hơn so với mặt bằng chung. Có thời điểm, ngay tại chân nhà máy, chênh lệch giữa hai giá (than trong nước và nhập khẩu) tính ra lên tới 5 USD/tấn. Như vậy, nếu dùng mệnh lệnh hành chính để yêu cầu các nhà máy điện tiêu thụ than cho TKV thì thực ra là cũng đang “ép” cũng người tiêu dùng điện.

TKV không còn vị trí "độc tôn"

Trong bài viết “Trớ trêu hai gia than” đăng tải trên Tạp chí Nhà đầu tư số ra tháng 6/2014, chúng tôi từng đặt vấn đề: Tập thể Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang cho thấy quyết tâm hết sức mạnh mẽ trong việc “giữ vững ngọn lửa đổi mới”, tạo môi trường kinh doanh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tinh thần này thấm nhuần đến tất cả các cấp, các ngành, các công chức, viên chức là điều không dễ dàng.

Sau chưa đây 1 năm, câu chuyện mà chúng tôi đề cập đã được lãnh đạo Chính phủ giải quyết theo đúng tinh thần “kiến tạo”. Bằng văn bản này, có thể thấy rằng từ nay TKV sẽ không còn vị trí gần như là độc tôn trong việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện. Từ phía chủ đầu tư, EVN sẽ có nhiều không gian hơn để tối ưu hoá chi phí. Từ phía các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu than sẽ có thêm nhiều cơ hội cạnh tranh.

Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản cần được xoá bỏ. Như chúng tôi từng phản ánh, một số nhà máy nhiệt điện vẫn đang có tình trạng hạch toán hai loại giá than. Nguyên nhân là vì, theo quy định của Bộ Công Thương, các nhà máy nhiệt điện chỉ được thanh toán chi phí than đã mua từ nguồn khác với giá than bao gồm cước vận chuyển “không vượt quá” giá than trong nước kể cả cước vận chuyển do Tập đoàn Than – Khoáng sản (TKV) cung cấp. Nhưng khi giá than nhập không những không vượt mà còn thấp hơn nhiều, thì giá than trong nước lại không bị điều chỉnh, cứ thế “bình chân như vại”.

Tin rằng, dưới sự điều hành của một Chính phủ kiến tạo, hành động, những rào cản không đáng có như vậy sẽ tiếp tục bị dỡ bỏ để khơi thông động lực cho nền kinh tế./.

  • Cùng chuyên mục
Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên

Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên

Lotte mong muốn nhận được sự quan tâm hợp tác, giúp đỡ của tỉnh Thái Nguyên để Tập đoàn có thể đầu tư các dự án, trước mắt là siêu thị lớn tại địa phương.

Đầu tư - 27/03/2025 06:00

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.

Đầu tư - 26/03/2025 17:56

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.

Đầu tư - 26/03/2025 17:07

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.

Công nghệ - 26/03/2025 17:02

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.

Đầu tư - 26/03/2025 14:49

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 14:19

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.

Đầu tư - 26/03/2025 11:34

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…

Bất động sản - 26/03/2025 11:00

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 09:43

Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?

Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?

Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.

Đầu tư - 26/03/2025 09:39

Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế

Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế

Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 25/03/2025 20:29

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đầu tư - 25/03/2025 15:46

Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa

Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa

Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đầu tư - 25/03/2025 15:18

Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng

Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng

Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.

Đầu tư - 25/03/2025 10:00

Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam 

Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam 

Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng  1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông. 

Đầu tư - 25/03/2025 07:02

Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?

Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?

Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Đầu tư - 24/03/2025 13:03