Kiểm soát dịch chuyển dòng vốn FDI- Bài cuối: Cần giám sát vốn FDI trong bối cảnh mới
Từ cách làm của các nước, các địa phương của Việt Nam cần đề xuất các giải pháp cải cách vượt trội để đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

Tại cuộc họp của Chính phủ với các địa phương vào ngày 2/7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương cần đề xuất các giải pháp cải cách vượt trội để đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế vào Việt Nam để thực hiện mục tiêu kép: giữ vững thành quả phòng chống dịch Covid 19 đồng thời phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội.
Dịch Covid 19 không những làm suy thoái kinh tế toàn cầu, mà còn làm thay đổi chuỗi cung ứng sản phẩm do đứt gãy các chuỗi cung ứng hiện có, buộc các quốc gia phải thay đổi chiến lược đầu tư và thương mại, coi trọng hơn thị trường nội địa, chọn lọc kỹ hơn vốn đầu tư quốc tế, đề ra chính sách và cơ chế hạn chế bằng sự kiểm soát của nhà nước đối với đầu tư nước ngoài (FDI).
Hơn 30 năm thu hút FDI, nước ta đã đạt được thành tựu quan trọng, Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị khẳng định: “Hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng sôi động, nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn với công nghệ hiện đại đầu tư vào nước ta; quy mô vốn và chất lượng dự án tăng, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế”.
Tuy nhiên, chuyển giá, vốn mỏng, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng" ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng.
Tình trạng đầu tư “chui”, “núp bóng” là hiện tượng đáng quan tâm khi một số nhà đầu tư nước ngoài thông qua người Việt Nam bằng cách “góp vốn” lập công ty, kết hôn thành vợ chồng mua đất tại một số khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
Từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung trở nên gay gắt, một số nhà đầu tư Trung Quốc tìm cách thông qua hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để lợi dụng “xuất xứ hàng hóa” của nước ta khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với mức thuế thấp so với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, làm cho kim ngạch xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp trong nước bỗng dưng tăng đột biến. Tháng 7/2019 Tổng cục Hải quan đã điều tra 6 công ty gỗ tại Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Lạng Sơn và Phú Thọ, phần lớn đã vi phạm về lập hồ sơ xin cấp C/O, rồi nhập ván bóc, bán thành phẩm từ Trung Quốc để sản xuất gỗ ván bóc xuất khẩu.
Hành vi chuyển giá đã từng được phát hiện từ năm 2005 khi Coca Cola Việt Nam sau 10 năm vào nước ta đều trong tình trạng thua lỗ triền miên dù doanh thu tăng đều; đến năm 2014, Coca Cola Việt Nam mới bắt đầu đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Pepsi Việt Nam, Adidas, AG, Metro, Keangnam Vina liên tục báo lỗ. Bộ Tài chính cho biết, có đến 52% doanh nghiệp FDI báo lỗ nhưng vẫn mở rộng hoạt động đầu tư.
Để khắc phục khiếm khuyết trong thu hút FDI, một mặt cần phải hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh với một số đối tác trong khu vực, cải cách nền hành chính quốc gia, tinh gọn bộ máy và nâng cao năng lực xây dựng và thực hành thể chế của đội ngũ công chức nhà nước; mặt khác phải chọn lựa dự án và nhà đầu tư để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả FDI theo định hướng mới của Bộ Chính trị.
Đối với đầu tư “chui”, “núp bóng” thì quan trọng nhất là chính quyền phường, xã, huyện, tỉnh, thành phố cần thông qua mạng lưới tổ chức hành chính và tổ chức xã hội, cụm dân cư để phát hiện kịp thời hành vi đầu tư “chui:, “núp bóng” người Việt Nam của người nước ngoài để chiếm đất, đe dọa an ninh, quốc phòng. Khi đã phát hiện thì phải xử lý nhanh, công khai nhà đầu tư nước ngoài và người Việt Nam vi phạm pháp luật để răn đe người khác không theo vết xe đổ của một số cá nhân lợi dụng môi trường đầu tư thông thoáng để trục lợi.
Vấn đề đầu tư “chui”, “núp bóng” có liên quan đến an ninh quốc gia trong bối cảnh nước ta có lợi thế thu hút FDI sau khi đạt thành quả được thế giới đánh gíá cao, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ từ ý đồ của một vài nước có mưu đồ bành trướng biên giới, lợi dụng dịch bệnh để mở rộng các hòn đảo xâm chiếm trái phép ở Biển Đông gây mất an toàn cho hàng hải quốc tế, tàu thuyền của ngư dân nước ta đánh bắt hải sản trên lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Do đó cần thực hiện yêu cầu của Bộ Chính trị về nghiên cứu bổ sung quy định "điều kiện về quốc phòng, an ninh" trong quá trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, xây dựng cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Hành vi lợi dụng xuất xứ hàng hóa đang có xu hướng gia tăng do nước ta đang thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và từ 01/08/2020 Hiệp định thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực thi hành, nên quy tắc xuất xứ càng trở nên hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Trung Quốc và một số doanh nghiệp Việt Nam vì lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến lợi ích dân tộc trong cam kết quốc tế. Để khắc phục hành vi đó, từ các vụ việc đã được kiểm tra, phát hiện cần bổ sung hoàn thiện các quy định về thủ tục, quá trình thẩm định cấp C/O, đồng thời bảo đảm chính xác, theo giõi phát hiện kịp thời hành vi lợi dụng xuất xứ để ngăn chặn và xử phạt nghiêm minh cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với việc chuyển đổi sang kinh tế số đã tạo cơ hội cho nước ta tận dụng lọi thế về trí tuệ con người và hạ tầng kỷ thuật số nhất là công nghệ thông tin để thu hẹp khoảng cách và tiến tới đuổi kịp trình độ của một số quốc gia phát triển trong ASEAN; nhưng cũng xuất hiện một số nguy cơ mới có liên quan đến an ninh quốc gia. Đối với thu hút FDI vừa chọn lọc dự án và nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu về vốn, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp, khả năng kết nối với doanh nghiệp trong nước theo chuỗi cung ứng sản phẩm thì cần bảo đảm an ninh quốc gia trong môi trường kinh tế số.
Hoàn thiện mô hình và cơ chế giám sát quốc gia về an toàn thông tin, an ninh mạng; hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an ninh mạng; nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về an ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và quản trị dữ liệu. Chú trọng bảo đảm bảo mật dữ liệu được lưu trữ trong các hệ thống quan trọng về an ninh quốc gia, như hệ thống thông tin trong các cơ quan trọng yếu của Đảng, Nhà nước, lĩnh vực tài chính, năng lượng, hàng không...
Luật Đầu tư 2014 (sửa đổi, bổ sung) vừa được Quốc hội thông qua đã để ra một số cơ chế để bảo đảm lựa chọn dự án và nhà đầu tư quốc tế phù hợp với định hướng mới về FDI.
Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế quy định: Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Mặc dù từ năm 2006 Nhà nước đã phân cấp quản lý FDI cho UBND tỉnh, thành phố, nhưng để bảo đảm lợi ích quốc gia, Luật Đầu tư 2014 đã quy định “Thẩm quyền quyết định của Quốc hội” đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn... và “Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ” đối với dự án xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không, xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino…
Việc hạn chế FDI đã được nhiều nước thực hiện bằng cách bổ sung hoặc ban hành quy định chính sách, cơ chế bắt buộc đối với dự án FDI để bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh quốc tế diến biến phức tạp, khó lường trước.
Thiết tưởng nước ta cũng cần nghiên cứu các quy định mới của các quốc gia đề vận dụng sáng tạo thích ứng với điều kiện của đất nước nhằm thực hiện được mục tiêu cả về số lượng và về chất lượng, hiệu quả của khu vực FDI.
- Cùng chuyên mục
Đầu tư vào Hoa Kỳ: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam?
Hội nghị thượng đỉnh đầu tư tại Hoa Kỳ (SelectUSA 2025) là lần đầu tiên đoàn Việt Nam có số lượng doanh nghiệp tham dự lớn nhất từ trước đến nay. Vậy cơ hội nào cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Hoa Kỳ?
Đầu tư - 19/05/2025 14:23
TP.HCM sắp làm việc với Tập đoàn Trump về dự án Trump Tower Thủ Thiêm
Phái đoàn công tác của Tập đoàn Trump Organization sẽ làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM về việc xây dựng tòa nhà Trump Tower tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Đầu tư - 19/05/2025 13:45
Diễn biến mới tại dự án cao tốc gần 22.000 tỷ ở Nghệ An
UBND tỉnh Nghệ An đề xuất bố trí nguồn vốn năm 2025 cho dự án cao tốc Vinh - Thanh Thủy 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.
Đầu tư - 19/05/2025 12:06
Thấu hiểu tinh thần Nghị quyết 68-NQ/TW để triển khai hiệu quả
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng, để triển khai thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, đầu tiên phải thấu hiểu tinh thần của Nghị quyết. Việc tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW hôm nay chính là để đạt được điều này.
Đầu tư - 19/05/2025 11:54
Nhiều băn khoăn về đề xuất đánh thuế bất động sản
Chuyên gia cho rằng, các đề xuất đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính dù hợp lý tới đâu cũng cần tính đến những bất ổn xáo trộn và tính khả thi khi áp dụng. Thậm chí, nếu không tính toán chi tiết, kỹ lưỡng khi áp dụng vào thực tế có thể gây ra tác dụng ngược (giá nhà sẽ càng tăng thêm khi các loại thuế phí đều nhà đầu tư đưa vào chi phí).
Đầu tư - 19/05/2025 11:49
Gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội vẫn 'ế' dù giảm lãi vay
Nhà ở xã hội vẫn loay hoay tìm đầu ra cho dòng vốn ưu đãi khi gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân chưa tới 3% sau hơn một năm triển khai.
Đầu tư - 19/05/2025 09:22
Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ được tăng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD
Dự án quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được tăng vốn đầu tư lên gần 52.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 2 tỷ USD.
Đầu tư - 19/05/2025 08:24
Dòng vốn đầu tư vào Bình Định tăng gần 400%
Từ đầu năm tới nay, Bình Định thu hút 42 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 14.331 tỷ đồng. Theo thống kê, số dự án thu hút đầu tư mới tăng 90,9% và tổng số vốn đăng ký đầu tư tăng gần 400% so với cùng kỳ năm 2024.
Đầu tư - 18/05/2025 13:37
'Cha đẻ' Pi Network lộ diện, thừa nhận chưa hoàn toàn 'mở mạng'
Trái với dự đoán sẽ "gây sốt" và giúp vực dậy Pi Network, sự xuất hiện của Nicolas Kokkalis lại làm đồng tiền ảo này rớt giá sâu thêm.
Đầu tư - 18/05/2025 09:24
Quảng Ninh: Điểm đến chiến lược cho dòng vốn đầu tư quốc tế
Với lợi thế hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư minh bạch và chính sách cởi mở, Quảng Ninh đang nổi lên là điểm đến chiến lược cho các nhà đầu tư quốc tế. Từ những dự án hiện đại đến cam kết đồng hành của chính quyền, tỉnh này hứa hẹn trở thành trung tâm thu hút FDI hàng đầu miền Bắc.
Đầu tư - 17/05/2025 15:58
Phó thủ tướng chỉ ra nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao
Theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, việc quản lý thị trường chưa hiệu quả là một trong những lý do khiến giá bất động sản tăng cao. Nhiều thủ tục hành chính còn vướng mắc, từ phê duyệt chủ trương đầu tư, quy hoạch, định giá đất…
Đầu tư - 17/05/2025 08:26
Tập đoàn Trump sắp trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất từ trước đến nay tại Hưng Yên
Dự án 1,5 tỷ USD của Tập đoàn Trump ở Hưng Yên có tiến triển mới khi Chính phủ ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 17/05/2025 07:32
THILOGI hoàn thành nạo vét luồng Kỳ Hà, mở tuyến hàng hải tới Ấn Độ
THILOGI hoàn tất nạo vét luồng Kỳ Hà - tuyến luồng chính vào cảng quốc tế Chu Lai; đồng thời mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Chu Lai - Ấn Độ.
Đầu tư - 17/05/2025 07:24
Quảng Ngãi đổi chủ đầu tư đối với 8 dự án nghìn tỷ
8 dự án do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được chuyển cho Ban Quản ý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi.
Đầu tư - 16/05/2025 15:43
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã hiện diện tại nhiều ngành kinh tế, trải rộng từ thương mại, nông nghiệp đến tài chính, du lịch, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Đầu tư - 16/05/2025 14:19
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ, trao nhiều văn kiện hợp tác kinh tế-đầu tư
Các văn kiện trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, giáo dục, an ninh sẽ tạo tiền đề cho việc cụ thể hóa các nội dung hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Đầu tư - 16/05/2025 14:07
- Đọc nhiều
-
1
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
-
2
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
3
Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An
-
4
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
-
5
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 day ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 day ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago