Kiểm soát dịch chuyển dòng vốn FDI - Bài 2: Canada và các thay đổi nhằm bảo vệ an ninh quốc gia
Trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19, Chính phủ Canada đã đưa ra một số chính sách mới về FDI nhằm kiểm soát dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, qua đó bảo vệ các doanh nghiệp, lĩnh vực quan trọng đang gặp khó khăn do đại dịch.
Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan trên toàn cầu, Chính phủ Canada đã có những hành động mạnh mẽ và nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của tất cả người dân và để ổn định nền kinh tế đất nước. Vào một thời điểm đặc biệt này, chính phủ sẽ liệt kê một số khoản đầu tư nước ngoài vào Canada để tăng cường giám sát theo Đạo luật Đầu tư Canada (ICA).
Giá trị của nhiều doanh nghiệp Canada trong cuộc khủng hoảng COVID-19 đã bị sụt giảm đáng kể. Những sự sụt giảm đột ngột về định giá có thể dẫn đến hành vi đầu tư cơ hội.
Tuy các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất cần thiết để đảm bảo rằng các doanh nghiệp Canada có thể đổi mới và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, song dựa vào tình hình chung tại một thời điểm nhạy cảm, Chính phủ Canada đã phải áp đặt các yêu cầu mới đối với FDI.
Chính phủ nước này đã thực hiện một số hành động cụ thể để hỗ trợ nền kinh tế trong và sau đại dịch. Đồng thời đảm bảo rằng các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài không gây ra rủi ro mới cho nền kinh tế hoặc an ninh quốc gia, bao gồm cả sức khỏe và an toàn của người dân.
Chính phủ Canada sẽ xem xét kỹ lưỡng theo Đạo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài với bất kỳ khoản đầu tư nào vào các doanh nghiệp Canada có liên quan đến lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, nguồn cung hàng hóa và dịch vụ quan trọng cho người dân hoặc chính phủ.
Theo chính phủ quốc gia này, một số khoản đầu tư vào Canada của các doanh nghiệp nhà nước khác có thể được thúc đẩy với mục đích phi thương mại, qua đó sẽ gây tổn hại đến lợi ích kinh tế hoặc an ninh quốc gia, một rủi ro được khuếch đại trong bối cảnh nhạy cảm hiện tại.
Do đó, Canada cũng sẽ đánh giá và giám sát mọi khoản đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước khác, bất kể giá trị của nó, hoặc các nhà đầu tư tư nhân được đánh giá là bị ràng buộc chặt chẽ hoặc chịu sự chỉ đạo của chính phủ nước ngoài. Điều này có thể liên quan đến việc Thủ tướng sẽ yêu cầu thêm thông tin hoặc gia hạn các mốc thời gian để xem xét theo ICA nhằm đảm bảo chính phủ có thể đánh giá đầy đủ các khoản đầu tư này.
Đối với các khoản đầu tư được xem xét lợi ích ròng (net benefit to Canada), các nhà đầu tư được yêu cầu nộp đơn lên Bộ trưởng Bộ Đổi mới, Khoa học và Công nghiệp và phải được phê duyệt trước khi thực hiện.
Theo các quy định đánh giá an ninh quốc gia của ICA áp dụng cho các khoản đầu tư nước ngoài ở mọi quy mô, chính phủ có thể chặn khoản đầu tư được đề xuất, cho phép đầu tư với các điều kiện (có thể được áp dụng trước hoặc sau khi thực hiện) hoặc yêu cầu thoái vốn một khoản đầu tư được thực hiện.
Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích mạnh mẽ tìm hiểu quá trình xem xét của Đạo luật trong giai đoạn đầu của kế hoạch đầu tư của họ.
Sự xem xét kỹ lưỡng này cho một số khoản đầu tư nước ngoài theo ICA sẽ được áp dụng cho đến khi nền kinh tế phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Dựa trên các sự kiện và bằng chứng, và theo luật pháp hiện hành, Chính phủ Canada sẽ có hành động khi cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo tính toàn vẹn của tất cả các khoản đầu tư vào Canada, trong khi vẫn mở cửa cho các khoản đầu tư có lợi cho đất nước.
An ninh quốc gia thường được hiểu là đối phó với gián điệp và khủng bố. Nhưng nó luôn bao gồm những cân nhắc rất có chủ ý về cơ sở hạ tầng quan trọng. Trong cuộc khủng hoảng COVID-19, điều này có nghĩa là quyền sở hữu các cơ sở sản xuất hoặc chế biến đối với hàng hóa như thực phẩm, hàng dệt may chính và các linh kiện của máy thở sẽ được Chính phủ Canada giám sát chặt chẽ để đảm bảo nguồn cung quốc gia.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài coi Canada là điểm đến chính để sử dụng vốn an toàn và hiệu quả, điều này có nghĩa là các thỏa thuận mà trước đây chưa từng được xem xét kỹ lưỡng, giờ đây sẽ nhận được sự kiểm tra chặt chẽ.
Điều đó cũng có nghĩa là các giao dịch liên quan đến ngay cả đồng minh thân thiết nhất của Canada (thành viên của NATO 30 hoặc liên minh tình báo Five Eyes) sẽ không còn là nguồn tiền đầu tư an toàn hơn.
Động thái "rắn" từ Chính phủ
Thủ tướng Justin Trudeau nói rằng chính phủ đã nhận ra rằng một số doanh nghiệp rất quan trọng đối với việc phục hồi nền kinh tế đất nước đang rơi vào tình trạng dễ bị mua lại từ nước ngoài. Ngoài ra, ông Trudeau cũng chỉ ra việc các công ty khởi nghiệp đang phải đối mặt với khủng hoảng tiền mặt, nói rằng "họ có thể bị tiếp cận bởi các nhà đầu tư nước ngoài đang săn mồi".
"Chúng tôi đang xem xét các thách thức xung quanh chuỗi cung ứng đối với các vật tư y tế và thiết bị bảo hộ cá nhân trong thời điểm tăng cường sản xuất nội địa. Và tất nhiên, chúng tôi không muốn nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận một sản phẩm được sản xuất cho người Canada trong thời điểm khủng hoảng này và gửi nó ra nước ngoài", ông Trudeau nói trong một cuộc họp báo ở Ottawa.
Chính phủ Canada cho biết chính sách mới sẽ được giữ nguyên cho đến khi nền kinh tế được hồi phục sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Sự thay đổi này diễn ra sau những động thái tương tự của các quốc gia như Úc, Đức, Tây Ban Nha và Pháp nhằm hạn chế hoặc xem xét kỹ lưỡng hơn các vụ mua lại từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, Thủ tướng Justin Trudeau không cho biết liệu chính phủ có biết về bất kỳ thỏa thuận tiếp quản nước ngoài nào đã xảy ra trong đại dịch hay cụ thể là trong các lĩnh vực quan trọng.
Phòng Thương mại Canada cho biết họ không biết về bất kỳ hoạt động mua cơ hội nào cho đến nay. Tuy nhiên, ông Mark Agnew, giám đốc chính sách quốc tế cho biết đại dịch COVID-19 đã chỉ ra rằng nước này cần phải bảo vệ một số lĩnh vực quan trọng.
Giám đốc Agnew cảnh báo rằng nền kinh tế trong nước vẫn cần vốn nước ngoài và động thái của chính phủ có thể gây ra một số trở ngại. Trước đó, Phòng Thương mại cũng kêu gọi chính phủ công khai rộng rãi hơn những thay đổi, công bố trên trang web của chính phủ liên bang và thông qua các tờ báo lớn để các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm rõ các chính sách mới.
- Cùng chuyên mục
Tác động của tân Tổng thống Mỹ đến thị trường bất động sản Việt Nam sẽ như thế nào?
Ông Donald Trump giành chiến thắng và sẽ bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ từ đầu 2025 được cho sẽ tác động đáng kể tới thị trường bất động sản Việt Nam.
Đầu tư - 10/11/2024 06:00
Hà Nội: Tuyến đường nghìn tỷ sau 5 năm vẫn chưa hẹn ngày 'về đích'
Đường Tây Thăng Long đoạn Văn Tiến Dũng - Phạm Văn Đồng trị giá gần 1.500 tỷ đồng, khởi công từ năm 2019, dự kiến hoàn thành sau 2 năm nhưng đến nay vẫn dang dở.
Đầu tư - 09/11/2024 16:22
Thanh Hóa tìm nhà thầu thi công 1,58km đường hơn 800 tỷ
Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa đang tiến hành kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho Dự án xây dựng đường từ nút giao Đông Xuân đến TP. Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến, với tổng mức đầu tư 818 tỷ đồng.
Đầu tư - 09/11/2024 16:22
'Chúng ta đã đi qua thời làm bất động sản dễ dàng'
Ông Nguyễn Đức Lập, Chủ tịch Hội đồng Bất động sản Việt Nam nhận định: Với những thay đổi đột biến ở môi trường vĩ mô, môi trường pháp lý tôi tin rằng chúng ta đã đi qua thời làm bất động sản dễ dàng…
Đầu tư - 09/11/2024 14:31
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án FDI tại Quảng Ninh
Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các địa phương, sự nỗ lực và chính sách linh hoạt của Quảng Ninh đã giúp tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Đầu tư - 09/11/2024 13:42
Bóng dáng Duy Thịnh tại loạt dự án gần 3.000 tỷ ở Quảng Bình
Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Duy Thịnh hiện đang là cổ đông lớn của các doanh nghiệp đang thực hiện 3 dự án bất động sản gần 3.000 tỷ đồng tại Quảng Bình.
Đầu tư - 09/11/2024 06:00
Thủ tướng: Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới
Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng cho rằng, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia, đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do với 65 thị trường hàng đầu thế giới. Do đó, đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường trên thế giới.
Đầu tư - 08/11/2024 14:02
Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP: Bước tiến mới cho công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam
"Lễ khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC- HOSTEP đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển công nghệ sinh học tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và trong lĩnh vực công nghệ sinh học - công nghệ y sinh của Việt Nam".
Công nghệ - 08/11/2024 11:56
Ra mắt ứng dụng AI đầu tiên của bất động sản thương mại toàn cầu
JLL vừa ra mắt nền tảng AI giúp hỗ trợ xây dựng, kinh doanh, đầu tư, vận hành, quản lý và cư trú trong bất động sản thương mại.
Đầu tư - 08/11/2024 11:27
MM Mega Market xây trung tâm thương mại đầu tiên ở Việt Nam
Trung tâm thương mại đầu tiên của MM Mega Market được xây dựng tại TP. Đà Nẵng, thiết kế theo xu hướng thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu có khả năng tái tạo và tiết kiệm năng lượng.
Đầu tư - 08/11/2024 11:17
Phát triển hạ tầng giao thông: Nguồn lực tư nhân chia sẻ gánh nặng với ngân sách nhà nước
Trong khi doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, những hành vi nhũng nhiễu trong môi trường báo chí đã gây ra những lãng phí nguồn lực phát triển đất nước.
Đầu tư - 08/11/2024 10:18
'Làn sóng' mới của ngành công nghiệp Việt Nam
Ngành công nghiệp Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển biến mạnh mẽ, thu hút "làn sóng" mới về đầu tư giá trị cao, sự quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất và chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Đầu tư - 08/11/2024 09:24
Hà Nội: Khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP
CTCP Công nghệ Tế bào gốc Hòa Lạc (HSC) khởi công xây dựng tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC- HOSTEP theo tiêu chuẩn cGMP tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Đầu tư - 08/11/2024 08:38
Cơ hội nào để Bình Định làm dự án điện gió ngoài khơi 4,6 tỷ USD?
Được kỳ vọng sẽ trở thành động lực để đưa Bình Định trở thành địa phương đi đầu trong phát triển năng lượng sạch, nhưng qua gần 5 năm, dự án Điện gió ngoài khơi Hòn Trâu vẫn gặp nhiều rào cản về cơ chế và hành lang pháp lý.
Đầu tư - 08/11/2024 07:11
Quảng Ninh chấp thuận dự án nghỉ dưỡng 66ha trên đảo Đá Dựng
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Bảo Nguyên đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận là chủ đầu tư dự án Khu nghỉ mát, du lịch sinh thái đảo Đá Dựng.
Đầu tư - 08/11/2024 07:00
FDI - động lực chính cho ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam
Chuyên gia cho biết, tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng năm ổn định là động lực chính thúc đẩy ngành bất động sản công nghiệp tại Việt Nam phát triển.
Đầu tư - 07/11/2024 16:39
- Đọc nhiều
-
1
IPA thoái hết vốn tại Eco Pharma
-
2
Phố Wall dự đoán người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
-
3
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp 'nổi sóng' đâu chỉ vì hiệu ứng Donald Trump
-
4
Dính án tử, bà Trương Mỹ Lan xin lại du thuyền, siêu xe để làm gì?
-
5
Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 5 day ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 5 day ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 2 day ago