Kiểm soát dịch chuyển dòng vốn FDI - Bài 1: Chính phủ Ấn Độ 'xuất chiêu' với các nước hàng xóm
Trong cuộc khủng hoảng COVID-19, Ấn Độ đã quyết định sửa đổi chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các quốc gia có chung đường biên giới trên bộ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nội địa trước sự dòm ngó cơ hội của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ấn Độ đang đưa ra những chính sách FDI mới nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19.
Chính phủ Ấn Độ đã thay đổi chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài (Chính sách FDI) theo Press Note No. 3 (series 2020) vào cuối tháng 4/2020. PN3 sẽ tìm cách hạn chế "khả năng tiếp quản/mua lại đối với các công ty Ấn Độ" trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay.
Theo Press Note, tất cả các vụ mua lại của các nhà đầu tư từ bất kỳ quốc gia có chung đường biên giới trên bộ phải được chính phủ chấp thuận trước. Nỗ lực này nhằm hạn chế sự tiếp quản cơ hội đối với các công ty Ấn Độ đang gặp khó khăn về tài chính do cuộc khủng hoảng COVID-19. Yêu cầu này cũng sẽ áp dụng cho bất kỳ giao dịch đầu tư nào tương tự như vậy, bao gồm cả việc chuyển quyền sở hữu của bất kỳ khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện tại hoặc tương lai nào, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các quốc gia có chung biên giới trên bộ với Ấn Độ là Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Myanmar, Nepal và Pakistan. Thậm chí, việc hạn chế theo PN3 cũng có thể áp dụng cho các nhà đầu tư đến từ Hong Kong, Đài Loan và Ma Cao.
Về cơ bản, Press Note đã thay đổi chính sách FDI theo các khía cạnh như: Mở rộng danh sách các quốc gia mà các nhà đầu tư không còn đủ điều kiện để đầu tư vào Ấn Độ theo lộ trình tự do hóa giao dịch vốn. Ngoài ra, các khoản đầu tư vào Ấn Độ từ một thực thể có "chủ sở hữu có lợi" đến từ các quốc gia có cùng biên giới sẽ chịu sự giám sát và chấp thuận từ chính phủ Ấn Độ.
Mặc dù Press Note có bao gồm các khoản đầu tư ở Ấn Độ nơi "chủ sở hữu có lợi" của khoản đầu tư đó được đặt tại hoặc là công dân của bất kỳ quốc gia biên giới nào, song nó lại không chỉ rõ cách thức kiểm tra quyền sở hữu có lợi hay một mức tính toán cụ thể.
Thuật ngữ "chủ sở hữu có lợi" có ý nghĩa khác nhau theo các luật khác nhau ở Ấn Độ. Tùy thuộc vào cách định nghĩa, nó có thể có nghĩa là một thực thể có mức cổ phần được quy định trong thực thể đầu tư (như trường hợp theo Đạo luật Doanh nghiệp năm 2013) hay chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu quyền kiểm soát cuối cùng đối với thực thể đầu tư (như được định nghĩa theo Đạo luật phòng chống rửa tiền, 2002).
Một khái niệm tương tự cũng được Hội đồng Chứng khoán Ấn Độ sử dụng để xác định chủ sở hữu có lợi cuối cùng cho các mục đích liên quan đến một số luật chứng khoán.
Do đó, cho đến thời điểm này, thuật ngữ "chủ sở hữu có lợi" vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sự mơ hồ này có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ từ khắp nơi trên thế giới khi các nhà đầu tư ở các quốc gia biên giới đang có cổ phần trong nhiều công ty trên thế giới.
Ngoài ra, Press Note cũng sẽ được yêu cầu về cách áp dụng định nghĩa "chủ sở hữu có lợi" trong trường hợp đơn vị muốn đầu tư vào Ấn Độ theo lộ trình FDI là một quỹ đầu tư tư nhân. Trong trường hợp không có hướng dẫn rõ ràng, các khoản đầu tư của các quỹ như vậy có thể gặp phải một số rào cản pháp lý.
Trước đó, Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Ấn Độ (SEBI) cũng đã tiến hành theo dõi hoạt động giao dịch vốn của các công ty Ấn Độ với các công ty và ngân hàng Trung Quốc. Những giao dịch như vậy cần phải được xem xét trong bối cảnh giá cổ phiếu của các công ty đang sụt giảm do ảnh hưởng kinh tế của đại dịch COVID-19.
Chủ yếu nhắm vào các nhà đầu tư Trung Quốc?
Khi tin tức về Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) mua lại hơn 1% cổ phần của một trong những tập đoàn cho vay thế chấp lớn nhất Ấn Độ, Tập đoàn Tài chính Phát triển Nhà ở (HDFC), nó đã gây ra một cơn bão trên toàn bộ phương tiện truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp. Tiếng chuông báo động vang lên rằng các công ty Ấn Độ sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng để mua lại bởi các nhà đầu tư Trung Quốc trong bối cảnh giá trị của các công ty Ấn Độ niêm yết giảm do đại dịch COVID-19.
Các công ty và quỹ đầu tư của Trung Quốc đang đặc biệt tích cực vào thời điểm này, với mục đích tận dụng sự sụt giảm của thị trường để đạt được các 'món hời' ở Trung Á và phương Tây. Do đó, chính quyền Ấn Độ đã thắt chặt và sàng lọc mọi nỗ lực của các công ty Trung Quốc nhằm kiểm soát các doanh nghiệp trong nước. Mục tiêu của chính phủ là ngăn chặn các nhà đầu tư Trung Quốc vốn đang săn lùng các tài sản giá rẻ hoặc các công ty đang gặp khó khăn tại Ấn Độ.
Với một mối quan hệ đối tác chiến lược quan trọng, một số nhà đầu tư đã lo ngại rằng các hạn chế mới có thể làm tổn thương quan hệ thương mại song phương cũng như cản trở đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại tin rằng điều này sẽ không bị ảnh hưởng trong dài hạn.
Chính sách sửa đổi là một động thái tạm thời để bảo vệ nền kinh tế của Ấn Độ trong thời kỳ căng thẳng. Các chuyên gia pháp lý nói rằng các khoản đầu tư minh bạch của Trung Quốc dự kiến sẽ được chính phủ chấp thuận dễ dàng. Do đó, điều quan trọng chính là quá trình phê duyệt của chính phủ phải được hoàn thành trong thời gian quy định vì một số công ty ở Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài cho sự sống còn của họ.
Các chuyên gia pháp lý cũng lưu ý thêm rằng đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc không bị cấm, nhưng thay vào đó, một quy trình sàng lọc đã được thực hiện để kiểm tra mục đích của việc đầu tư.
Theo một báo cáo của Reuters, một số công ty Trung Quốc lo ngại rằng sự thay đổi trong chính sách FDI sẽ ảnh hưởng đến các dự án và thỏa thuận đầu tư của họ ở Ấn Độ. Các nhà đầu tư lo lắng rằng bất kỳ sự chấp thuận của chính phủ có thể mất vài tháng, dẫn đến sự chậm trễ trong các dự án.
Trong ngắn hạn, quyết định của Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến thanh khoản tại các công ty Ấn Độ - đặc biệt là các kỳ lân và start up. Theo truyền thông địa phương, ít nhất 18 trong số 23 công ty khởi nghiệp Ấn Độ, bao gồm Paytm, Snapdeal, Ola, Swiggy, Zomato và Big Basket được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư hàng đầu Trung Quốc, như Alibaba, Tencent và Ant Financial.
Mặc dù các khoản đầu tư có thể bị ảnh hưởng ngay bây giờ, song không có khả năng Trung Quốc sẽ ngừng đầu tư vào Ấn Độ, hoặc Ấn Độ sẽ chặn các đề xuất đầu tư từ các công ty Trung Quốc
Điều này là hiển nhiên từ thực tế là các nhà sản xuất ô tô hàng đầu từ Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào Ấn Độ. Theo một bài viết trên Thời báo Kinh tế, MG Motor thuộc sở hữu của Shanghai Automotive và Great Wall Motors, đang thuận lợi trong các kế hoạch tại Ấn Độ của họ, trong khi Changan và Chery cũng đang tìm kiếm cơ hội để thành lập trụ sở ở Ấn Độ.
Mặc dù những thay đổi chính sách này chỉ tăng cường bảo vệ chống lại các quốc gia có chung biên giới trên bộ với Ấn Độ, song các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ và Châu Âu cũng sẽ được xem xét kỹ lưỡng về các thỏa thuận tại quốc gia này.
Nếu cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng trở nên tồi tệ hơn trong quý tài chính thứ ba và thứ tư, việc mua lại xuyên biên giới có thể sẽ gặp phải sự chậm trễ hoặc thậm chí đình chỉ khi các quốc gia tiếp tục ưu tiên bảo vệ tài sản quốc gia đối với các lĩnh vực suy yếu, nhưng quan trọng về mặt chiến lược.
- Cùng chuyên mục
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1
Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.
Đầu tư - 06/05/2025 06:35
Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.
Đầu tư - 06/05/2025 06:00
Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng
Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.
Đầu tư - 05/05/2025 20:34
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Thị trường biệt thự, nhà liền kề Hà Nội ghi nhận dấu hiệu phục hồi trong quý đầu năm. Cơ cấu giá tiếp tục dịch chuyển, số lượng sản phẩm có giá 20-30 tỷ đồng chiếm đa số, trong khi nhóm dưới 20 tỷ đồng đã trở nên khan hiếm.
Đầu tư - 05/05/2025 15:53
- Đọc nhiều
-
1
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago