Kiểm soát dịch chuyển dòng vốn FDI - Bài 3: Úc siết chặt quá trình phê duyệt đầu tư nước ngoài

Nhàđầutư
Úc đang gia tăng các yêu cầu sàng lọc đối với đầu tư nước ngoài vào quốc gia này trong bối cảnh các doanh nghiệp nội địa gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 với rủi ro cao về đầu tư cơ hội.
THANH TRẦN
29, Tháng 06, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Úc đang gia tăng các yêu cầu sàng lọc đối với đầu tư nước ngoài vào quốc gia này trong bối cảnh các doanh nghiệp nội địa gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 với rủi ro cao về đầu tư cơ hội.

study-in-australia-consultants

Chính phủ Úc đã đề ra những quy định mới về FDI nhằm siết chặt quá trình phê duyệt trong bối cảnh COVID-19.

Các doanh nghiệp Úc đã hoan nghênh động thái của chính phủ, nhưng lo ngại kế hoạch chuyển tiếp và thời gian giao dịch bổ sung sẽ gây ra một số cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Bộ trưởng Ngân khố Úc thông báo rằng, do những tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19, tất cả các ngưỡng sàng lọc tài chính sẽ giảm xuống 0 AUD. Giờ đây, tất cả các đề xuất đầu tư nước ngoài tại Úc tuân theo Đạo luật mua lại và tiếp quản nước ngoài năm 1975 đều cần phải được phê duyệt, bất kể giá trị của khoản đầu tư hay bản chất của nhà đầu tư nước ngoài.

Trước khi có sự thay đổi này, ngưỡng giá trị chung là 275 triệu AUD (190 triệu USD) cho nhà đầu tư nước ngoài và 1,2 tỷ AUD cho các nhà đầu tư đến từ quốc gia thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Các ngưỡng sàng lọc và đánh giá khác cho việc mua lại đất cũng đã được giảm xuống còn 0 AUD. Các hoạt động này hiện đang được Ủy ban đánh giá đầu tư nước ngoài (FIRB) xem xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chính phủ Úc sẽ tăng cường khuyến khích và hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích quốc gia và sẽ tạo ra lượng việc làm lớn.

Bộ trưởng Ngân khố Úc cũng thông báo rằng khung thời gian để xem xét các đơn phê duyệt sẽ được kéo dài từ thời hạn 30 ngày tiêu chuẩn lên đến 6 tháng. Các nhà đầu tư được khuyến khích liên hệ với FIRB sớm nhất có thể trong giai đoạn đầu của quá trình phê duyệt.

Ngoài ra, FIRB lưu ý rằng phía nộp đơn phê duyệt cũng cần thanh toán đúng mức phí sớm, qua đó quá trình sàng lọc và đánh giá sẽ được bắt đầu sớm hơn.

Các yếu tố có thể trì hoãn quá trình phê duyệt bao gồm phía nộp đơn trả phí không chính xác hoặc không cung cấp đủ thông tin về mục đích đầu tư được ghi trong đơn xin phê duyệt của họ. Khung thời gian theo luật định để đưa ra quyết định sẽ không bắt đầu cho đến khi khoản phí chính xác đã được thanh toán.

Lệ phí sẽ được thanh toán cho tất cả các khoản đầu tư hiện đang được yêu cầu nộp đơn phê duyệt (trừ trường hợp lệ phí phải trả được quy định là 0).

Tuy nhiên, như đã thông báo trên trang web của FIRB, Bộ trưởng Ngân khố Úc sẽ xem xét hoàn trả một khoản phí đã trả khi các biện pháp ngừa dịch được thực hiện trên toàn cầu và tại Úc dẫn đến sự chậm trễ hoặc trì hoãn các quyết định đầu tư, vốn là đối tượng đang nộp đơn xin phê duyệt. Đồng thời, điều này cũng áp dụng cho trường hợp phía nộp đơn muốn rút đơn xin phê duyệt.

Các nhà đầu tư cần nêu rõ lý do yêu cầu hoàn trả tiền tại thời điểm rút đơn. Liên quan đến vấn đề lợi ích quốc gia, FIRB sẽ giữ nguyên quyết định không hoàn trả phí khi quyết định rút đơn không được liên kết rõ ràng với lý do đưa ra.

Chính phủ và FIRB đều thừa nhận sự không chắc chắn xung quanh thời gian tác động kinh tế của đại dịch. Bộ trưởng Ngân khố Úc và các đại biểu cho biết họ sẽ tiếp tục xem xét các đề xuất đầu tư nước ngoài chống lại lợi ích quốc gia trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Khi thích hợp, các điều kiện sẽ được áp dụng tương ứng để giải quyết các rủi ro đã xác định trên cơ sở không phân biệt đối xử.

Giới chuyên gia và doanh nhân nói gì trước sự thay đổi của chính phủ?

Lisa Liang, Giám đốc điều hành tại Queensland Food Corporation, cho biết: "Chúng tôi dự đoán những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của các nhà đầu tư nước ngoài trong các giao dịch M&A và tài sản bất động sản ở Úc, đặc biệt là từ Trung Quốc".

Bà Liang nói thêm rằng, "Trung Quốc là một trong những nguồn tài chính lớn đầu tư vào các tài sản và trang trại của Úc. Các khoản đầu tư của họ rất quan trọng đối với nhiều nông dân đang gặp khó khăn, những người đang không thể tiếp cận các khoản vay tài chính ở Úc. Quy tắc đầu tư mới này sẽ khiến một số trang trại phải đối mặt với thời kỳ rất khó khăn".

Ông Jerome Nugent-Smith, một nhà đầu tư và doanh nhân người Úc gốc Trung Quốc cho biết: "Trước khi có những thay đổi tạm thời này, quá trình phê duyệt FIRB đã luôn chậm trễ và thường xuyên vượt quá hạn mức 30 ngày. Hiện tại, các nhà đầu tư nộp đơn xin phê duyệt sẽ phải đối mặt với sự chậm trễ hơn nữa trong quá trình xem xét và yêu cầu gia hạn lâu hơn".

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nếu một thỏa thuận được ký kết trước khi những thay đổi tạm thời có hiệu lực và chưa hoàn thành, các nhà đầu tư sẽ không cần phải thực hiện các yêu cầu xin phê duyệt từ FIRB.

Ông Barrie Harrop, Chủ tịch của công ty phát triển bất động sản Thrive Construct, nói rằng các quy định mới là cần thiết nhằm ngăn chặn việc các doanh nghiệp Úc đang gặp khó khăn về vốn bị thâu tóm trong đại dịch.

Mặc dù vậy, ông Harrop cũng nhận định rằng: "Điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng chục ngàn khoản đầu tư vào bất động sản và điều đó có nghĩa là quá trình phê duyệt đầu tư bất động sản sẽ chậm hơn. Thị trường bất động sản thương mại và dân cư chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức mới".

Tuy nhiên, trong khi chính phủ Úc tuyên bố những thay đổi sẽ duy trì trong suốt thời gian của cuộc khủng hoảng hiện tại, các nhà đầu tư nhận thức được rằng các nhà hoạch định chính sách có thể điều chỉnh lại các quy tắc và không có gì là vĩnh viễn.

"Úc không phải là quốc gia duy nhất thực hiện các quy tắc hạn chế đầu tư mới. Các nước EU đã làm điều tương tự để bảo vệ các ngành công nghiệp dễ bị tổn thương rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài. Tôi dự đoán rằng nhiều quốc gia khác cũng sẽ làm như vậy. Các nước phương Tây đang bị ảnh hưởng nặng nề như Tây Ban Nha, Ý, Mỹ và Anh đều có khả năng sẽ đưa ra thêm các biện pháp siết chặt đầu tư khi nhu cầu bảo vệ tài sản quốc gia gia tăng", ông Harrop nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ