Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ: 'Việc thu hút FDI luôn luôn được thành phố đặc biệt quan tâm'

Nhàđầutư
Đối với TP. Cần Thơ trong 3 năm qua, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều khả quan. Đặc biệt,số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký đều tăng, từ 4 dự án với 8,4 triệu USD (năm 2017) lên 9 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 43,4 triệu USD (năm 2019).
TRƯỜNG CA
17, Tháng 06, 2020 | 15:25

Nhàđầutư
Đối với TP. Cần Thơ trong 3 năm qua, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều khả quan. Đặc biệt,số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký đều tăng, từ 4 dự án với 8,4 triệu USD (năm 2017) lên 9 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 43,4 triệu USD (năm 2019).

duongtanhien

Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển.  Ảnh: Hội đồng nhân dân Cần Thơ

Sau giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19, TP. Cần Thơ đã có nhiều quyết sách thúc đẩy kế hoạch tăng trưởng KT-XH như đã đề ra, đồng thời chỉ đạo thực hiện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2220 -2025. Nhadautu.vn có buổi trao đổi với ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ.

Thưa ông, trước tình hình trong khu vực, TP. Cần Thơ đang có những quyết sách cụ thể gì để đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là sau dịch COVID-19 và các các tháng còn lại của năm 2020?

Ông Dương Tấn Hiển: Trong 6 tháng đầu năm, UBND TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện "mục tiêu kép", vừa triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống, dịch bệnh COVID-19 vừa triển khai các giải pháp giải quyết các vấn đề mới phát sinh, hạn chế sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, thực hiện những giải pháp kịp thời hỗ trợ đúng các đối tượng bị ảnh hưởng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, khởi động lại hoạt động sản xuất kinh doanh; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2020.

Từ tháng 5/2020, tình hình phát triển kinh tế - xã hội đã có sự chuyển biến mới; sản xuất kinh doanh đã hoạt động trở lại với mức tăng cao so với tháng 3 và tháng 4/2020, cho thấy dấu hiệu khôi phục trở lại.

Xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 711,76 triệu USD, đạt 20,63% kế hoạch, tăng 0,42% so cùng kỳ. Nhập khẩu ước thực hiện 157,95 triệu USD, đạt 7,18% kế hoạch, tăng 1,65% so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 43.297 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, doanh thu thương mại 36.630 tỷ đồng, giảm 0,89%; dịch vụ lưu trú, ăn uống 2.416 tỷ đồng, giảm 30,38%; dịch vụ khác 4.170 tỷ đồng, giảm 6,61% so cùng kỳ 2019.

Lượng hàng hóa bán ra bình quân trong ngày tại các siêu thị, cửa hàng giảm hơn 70% mức bình quân bán ra hàng ngày của cùng kỳ các năm trước, tại các chợ giảm trên 60%.

Trước tình hình khó khăn như trên, trong các tháng còn lại của năm 2020, TP. Cần Thơ đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả, nội dung Kết luận số 77-KL/TW ngày 05/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước và Thông báo số 183/TB-VPCP ngày 15/5/2020 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp với Chủ đề "Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hội nền kinh tế".

Ngoài ra, tiếp tục tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh, kịp thời thông tin, tuyên truyền, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tập trung vào các hoạt động chủ yếu như tổ chức thực hiện trạng thái an toàn phòng, chống dịch bệnh; không để dịch bệnh lây nhiễm ngoài cộng đồng hay lây nhiễm chéo trong quá trình điều trị, cách ly; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý mọi hành vi vi phạm, phát tán tin sai sự thật, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi; thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong phòng, chống dịch bệnh, phục hồi sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tập trung hỗ trợ, phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh.

Về cải cách thủ tục hành chính, thành phố đang cố gắng nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính với mục tiêu giảm tối đa thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Quán triệt công chức, viên chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-UBND của UBND thành phố ngày 02/3/2020 về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp văn bản, giấy tờ; thực hiện đúng, đầy đủ những quy định về điều kiện hỗ trợ, điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa, giảm thời gian, chi phí, để doanh nghiệp sớm hồi phục, tham gia vào thị trường.

Hỗ trợ, hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ bưu chính công ích trong nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường sử dụng thương mại, thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu. 

Về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chúng tôi đã thực hiện kịp thời, minh bạch các chủ trương về giảm chi phí đầu vào của Chính phủ cho doanh nghiệp. Rà soát các loại phí, lệ phí, đề xuất mức miễn, giảm phù hợp để xem xét, tổ chức thực hiện. Tiếp tục nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp; hỗ trợ, hướng dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ.

Trong khi đó, tiến hàng rà soát tình hình sử dụng lao động, đề xuất giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục thiếu hụt lao động; kết nối cung - cầu, giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng cường vai trò của các Hội, hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ, làm cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; tìm đầu ra cho sản phẩm.

Trước tình hình trong khu vực, Cần Thơ cũng đang đưa ra các giải pháp thúc đẩy kích cầu xã hội như kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan xúc tiến giao thiệp, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu để  xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Ngoài ra, khuyến khích doanh nghiệp quan tâm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nội địa, liên kết tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các Trung tâm thương mai, siêu thị triển khai kế hoạch huy động đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm và các dịch vụ ăn uống, sinh hoạt giải trí bên trong.

Đẩy mạnh xúc tiến các thủ tục, quảng bá, tổ chức chu đáo các sự kiện văn hoá, thể thao,vui chơi giải trí hấp dẫn, thu hút khách du lịch, nhất là du lịch nội địa; tăng cường truyền thông, đón đầu, thực hiện các chính sách khuyến mãi du lịch quốc tế khi Thủ tướng Chính phủ cho phép mở  trở lại các đường bay quốc tế.

Đặc biệt, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ giải ngân kích cầu tiêu dùng; sớm hoàn thành các dự án nâng cấp, đầu tư mới về kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, giao thương hàng hóa.

Cuối cùng, Cần Thơ cũng đang triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội đúng đối tượng, chế độ thụ hưởng. Nghiên cứu, đề xuất cắt giảm chi thường xuyên, tạo thêm kinh phí phục vụ chính sách an sinh xã hội của thành phố, kích cầu tiêu dùng. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm chất lượng đầu ra; gắn kết, hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc thành phố, các tổ chức chính trị, xã hội tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức, doanh nghiệp tích cực tham gia ủng hộ, trợ giúp người nghèo, các thành phần yếu thế, dễ tổn thương.

Thu hút FDI của Cần Thơ ngày càng tăng, nhưng sức lan tỏa ra cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu liên kết theo chuỗi sản xuất công nghiệp phụ trợ. Theo Phó Chủ tịch, về vấn đề này cần có thêm cơ chế chính sách gì?

Ông Dương Tấn Hiển: Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh, tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh kinh tế Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, các chính sách hỗ trợ phát triển và chính sách ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ dần phát huy tác dụng, tạo tính lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước.

Vào đầu tháng 11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó, ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa khẳng định được mình, chưa có được vị trí và chỗ đứng trong các chuỗi sản xuất trong nước và trên thế giới, quy mô, trình độ năng lực về công nghệ, lao động sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế.

Riêng đối với TP. Cần Thơ, trong 03 năm qua, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều khả quan, tăng cả về số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký, từ 04 dự án, vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,4 triệu USD (năm 2017) lên 09 dự án, vốn đầu tư đăng ký 43,4 triệu USD (năm 2019).

Tuy nhiên, với ảnh hưởng chung của tình hình dịch bệnh COVID-19, trong 6 tháng đầu năm 2020, tình hình đăng ký đầu tư các dự án có nhiều sụt giảm, chỉ có 2 dự án mới, vốn đăng ký 172.000 USD và 1 dự án chuyển từ địa phương khác, vốn đầu tư đăng ký 90.000 USD. Lũy kế đến hết tháng 5/2020, thành phố có 82 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 725,18 triệu USD, vốn thực hiện khoảng 459,87 triệu USD. Doanh thu hàng năm trên khoảng 1 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước hàng năm khoảng 42 triệu USD.

Tuy nhiên, đa số các dự án thu hút được chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du, công nghiệp chế biến, sản xuất, chưa có doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vự công nghiệp hỗ trợ.

Đối với chính sách ưu đãi của địa phương, thành phố đã ban hành Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND vào tháng 12/2018 của HĐND TP. Cần Thơ quy định chính sách hỗ trợ đầu tư các dự án ngoài ngân sách nhà nước; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, bao gồm hỗ trợ lãi suất lĩnh vực phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp tại các quận, huyện, góp phần chuẩn bị hạ tầng thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới.

Đồng thời, với tinh thần thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của thành phố, chính quyền thành phố sẽ hỗ trợ, đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình đầu tư kinh doanh tại địa phương.

Chuyên gia trong và ngoài nước nhận định, ảnh hưởng chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung và COVID-19 đang có làn sóng dời chuyển chuỗi sản xuất kinh doanh từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Về vấn đề này, UBND thành phố và các đơn vị liên quan đang có sự quan tâm ra sao?

Ông Dương Tấn Hiển: Trong những năm qua, thành phố đã thực hiện các chính sách, giải pháp để phát triển kinh tế, phát triển ngành trên địa bàn. Trong đó, việc thu hút đầu tư trực tiếp, đầu tư sản xuất … từ các công ty, doanh nghiệp nước ngoài luôn luôn được thành phố quan tâm thu hút, mời gọi đầu tư thông qua các kênh như Hội nghị xúc tiến giới thiệu, thông qua tham tán thương mại, mời gọi trực tiếp… vào các dự án, các nhà máy.

Theo nghiên cứu và dự báo của nhiều chuyên gia, hiện đang xuất hiện làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư và di dời cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung và tác động rất lớn của dịch bệnh COVID-19 mà trong đó Trung Quốc là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch dời nhà máy sản xuất của họ ở Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình đó, UBND thành phố và các đơn vị sở ngành sẽ thực hiện một số giải pháp nhằm chuẩn bị đón đầu làn sóng FDI trong thời gian tới như theo dõi, nghiên cứu các tập đoàn doanh nghiệp, đối tác đầu tư nước ngoài có thể rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc, có tiềm năng, lợi thế phù hợp với nhu cầu thế mạnh của TP. Cần Thơ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia, Newzealand,...

Ngoài ra, liên hệ cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố, các danh mục dự án thành phố đang kêu gọi đầu tư đến các Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán của các đối tác nước ngoài có xu hướng rút khỏi Trung Quốc. Tăng cường phối hợp trong công tác xúc tiến mời gọi đầu tư vào các dự án, công trình trọng điểm, ưu tiên của ngành như Trung tâm logistics hạng II thuộc tiểu vùng kinh tế trung tâm ĐBSCL; Trung tâm Thương mại - Dịch vụ cơ khí hỗ trợ ĐBSCL; kêu gọi đầu tư các Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, tập trung đẩy nhanh cụm công nghiệp Bình Thủy để chuẩn bị các điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp đến đầu tư. Trong đó, ưu tiên kêu gọi chọn lựa các doanh nghiệp có công nghệ cao, công nghệ sạch, các doanh nghiệp mang tính đầu ngành để thu hút đầu tư nhằm tọa điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ.

Thành phố đang khẩn trương thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính, thực hiện các giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.

Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp hoàn chỉnh, mời gọi doanh nghiệp đầu tư các dự án phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao..., hướng đến 3 khâu đột phá nhằm đạt mục tiêu: Xây dựng chính quyền điện tử hành động, phục vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại; đặc biệt chú trọng kết cấu đồng bộ giao thông; logistics, đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp chất lượng cao. Phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh…  

Hiện tại, nhiệm vụ, mục tiêu đầu tư đã được Cần Thơ cụ thể hóa thông các chương trình trọng điểm như chương trình bảo vệ môi trường "Cần Thơ xanh và sạch"; phòng chống ô nhiễm môi trường và ngập, ngẹt thành phố. Với các dự án trọng điểm, chúng tôi đã chỉnh trang đô thị tại khu vực hồ điều hòa phường Long Tuyền, quận Bình Thủy; Dự án Kè chống sạt lở sông Trà Nóc, phường Trà An (từ cầu Trà Nóc đến cầu Xẻo Mây), quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ; Dự án nạo vét hệ thống kênh cấp 2 Ô Môn - Xà No.

Tiếp theo đó là chương trình xây dựng phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối Cần Thơ với TP.HCM và các tỉnh trong vùng ĐBSCL, logistics thành phố, kết hợp bảo vệ hành lang lộ giới khai thác quỹ đất 2 bên đường. 

Ngoài ra, còn có chương trình cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử hành động, phục vụ. Với các dự án trọng điểm, thành phố đã xây dựng phần mềm nền tảng, điều chỉnh cho Trung tâm điều hành đô thị thông minh, xây dựng hạ tầng cho Trung tâm điều hành thông minh IOC và thư viện TP. Cần Thơ.

Trong khi đó, thành phố cũng đã thực hiện chương trình nông nghiệp chất lượng cao gắn với sàn giao dịch sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, tập trung câng cao năng lực sản xuất giống cây con của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp TP. Cần Thơ.

Cuối cùng, thành phố sẽ đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào địa phương. Đồng thời, tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi đặc thù dành cho địa phương phát triển các ngành nghề có thế mạnh và định hướng phát triển trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ