Kiểm soát dịch chuyển dòng vốn FDI - Bài 6: Nhật Bản hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế
Trong bối cảnh lo ngại về việc mua lại các công ty gặp khó khăn và tài sản chiến lược trong cuộc khủng hoảng COVID‑19, ngày càng có nhiều quốc gia tăng cường sàng lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các công ty nội địa, đặc biệt là trong ngành y tế và chăm sóc sức khỏe.

Chính phủ Nhật Bản đang siết chặt quy tắc FDI trong bối cảnh COVID-19 nhằm bảo vệ doanh nghiệp nội địa.
Hạn chế và kiểm soát đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế
Những hạn chế này có xu hướng nhắm mục tiêu vào các nhà đầu tư cơ hội của Trung Quốc. Và tất nhiên, Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Vào đầu tháng 5/2020, Nikkei báo cáo rằng chính phủ Nhật Bản dường như đang chuyển sang hướng bổ sung các doanh nghiệp y tế và sản xuất thiết bị y tế tiên tiến vào danh sách các ngành được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia, theo Đạo luật Ngoại hối và Ngoại thương sửa đổi (FEFTA).
Trong lĩnh vực y tế, Tokyo sẽ liệt kê các doanh nghiệp điều trị và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm vào danh sách các ngành được chỉ định. Việc phân loại sẽ bao gồm các công ty xử lý nguyên liệu thô, dược phẩm, vaccine, huyết thanh và công thức.
Trong khi đó, đối với phân khúc thiết bị y tế, các nhà sản xuất các sản phẩm khó sản xuất hoặc có ít lựa chọn thay thế khi một bệnh truyền nhiễm lây lan trên toàn cầu cũng sẽ được đưa vào danh sách này. Nó sẽ bao gồm các nhà sản xuất máy thở, máy trợ tim, máy bơm truyền và máy lọc máu nhân tạo.
Việc bổ sung các lĩnh vực liên quan đến y tế vào danh sách này sẽ khiến quá trình rà soát vốn FDI ở các công ty y tế Nhật Bản nghiêm ngặt hơn. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách đầu tư hoặc tăng cổ phần của họ vào các công ty y tế Nhật Bản nên chú ý các sửa đổi được đề xuất và tham khảo ý kiến các chuyên gia FDI có kinh nghiệm để giúp điều hướng các vấn đề pháp lý đầy thách thức này.
Việc chỉ định các lĩnh vực quan trọng đối với an ninh quốc gia là một phần của các biện pháp kiểm soát FDI được thi hành theo FEFTA sửa đổi. Trước đó, Nội các Nhật Bản đã phê chuẩn Dự luật sửa đổi Đạo luật nhằm tăng cường đánh giá FDI trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định.
Theo Đạo luật sửa đổi, đầu tư nước ngoài vào các công ty trong danh sách các lĩnh vực quan trọng sẽ phải tuân theo yêu cầu và cần đưa ra thông báo trước. Hiện tại, chính phủ Nhật Bản có thể đình chỉ, hoặc sửa đổi các giao dịch, do đó các nhà đầu tư cần có được sự chấp thuận từ Bộ Tài chính (MOF) và các bộ liên quan có thẩm quyền đối với các giao dịch nước ngoài liên quan đến các khoản đầu tư dự định của họ.
Trong bối cảnh đầu tư cơ hội do khủng hoảng COVID-19, mối lo ngại về đầu tư nước ngoài vào các ngành liên quan đến y tế của Nhật Bản tiếp tục gia tăng do tình trạng thiếu nguồn cung y tế và cạnh tranh lợi ích trong cuộc đua phát triển vaccine.
Được biết, kế hoạch của chính phủ Nhật đối với các lĩnh vực liên quan đến y tế theo FEFTA sửa đổi nhằm mục đích: (i) đảm bảo nguồn cung cấp dược phẩm và thiết bị y tế ổn định cho sức khỏe và an ninh của công dân Nhật Bản và (ii) bảo vệ các công ty dược phẩm và thiết bị y tế tiên tiến của Nhật Bản, ngăn chặn việc mua lại từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là bởi người mua Trung Quốc.
Chính sách sàng lọc đầu tư nước ngoài của chính phủ Nhật Bản
Nhìn chung, FEFTA yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty Nhật Bản phải gửi thông báo đầu tư cho MOF và các cơ quan liên quan có thẩm quyền. Nếu giao dịch liên quan đến đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh nhất định liên quan đến (i) an ninh quốc gia, (ii) trật tự công cộng, (iii) an toàn công cộng và (iv) ngành kinh doanh được chỉ định, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải gửi thông báo trước về khoản đầu tư dự định để đạt được sự chấp thuận theo quy định, trừ khi được FEFTA miễn trừ.
Các bên tham gia giao dịch cũng phải tuân thủ thời gian chờ đợi theo luật định là 30 ngày trước khi họ hoàn thành giao dịch, bắt đầu từ ngày chấp nhận thông báo. Trên thực tế, giai đoạn này thường được rút ngắn xuống còn hai tuần nếu MOF và các bộ liên quan không nêu ra bất kỳ vấn đề pháp lý nào.
Nếu MOF và các cơ quan nhận thấy rằng khoản đầu tư dự định có rủi ro đối với các cân nhắc đã nói ở trên, họ có thể ra lệnh đình chỉ hoặc sửa đổi khoản đầu tư. Nếu nhà đầu tư nước ngoài không tuân thủ các yêu cầu thông báo trước hoặc thời gian chờ bắt buộc hoặc đưa ra bất kỳ tuyên bố sai mục đích nào trong khi nộp đơn, MOF và các cơ quan có liên quan, cũng có thẩm quyền ra lệnh đình chỉ, cấm hoặc bất kỳ biện pháp khắc phục nào mà họ cho là phù hợp.
Trước khi sửa đổi gần đây nhất về FEFTA, cơ quan lập pháp Nhật Bản đã thông qua hai sửa đổi đối với FEFTA để thắt chặt các quy định xem xét đầu tư nước ngoài. Lần sửa đổi đầu tiên, đã bổ sung 20 loại hình doanh nghiệp là ngành kinh doanh được chỉ định, tập trung rõ ràng vào các doanh nghiệp phần mềm, viễn thông và xử lý thông tin.
Lần sửa đổi thứ hai, đã mở rộng các loại hoạt động liên quan đến đầu tư nước ngoài được xác định là đầu tư trực tiếp hoặc một hành động tương đương, theo FEFTA. Sau lần sửa đổi thứ hai, việc mua lại từ 10% cổ phần trở lên của một công ty niêm yết cũng cần yêu cầu thông báo trước, trong khi ngưỡng sàng lọc ban đầu chỉ được đo bằng quyền sở hữu kinh tế.
Trong khi đã đưa ra một số miễn trừ cho các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phiếu chỉ cho mục đích quản lý danh mục đầu tư, bản sửa đổi luật đầu tư vẫn thu hút sự chỉ trích từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Những nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ lo ngại về sự mơ hồ của các tiêu chí miễn trừ, cho rằng chế độ thắt chặt FDI không chỉ đi ngược lại các cải cách quản trị doanh nghiệp do Thủ tướng Abe đề ra, mà còn gây ra các tác động tiêu cực đến đầu tư nước ngoài vào Nhật Bản.
- Cùng chuyên mục
Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?
VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.
Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29
Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI
Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Đầu tư - 09/06/2025 21:52
Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị
CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.
Đầu tư - 09/06/2025 16:57
Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông
Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.
Đầu tư - 09/06/2025 07:00
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng
CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 06/06/2025 10:50
Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù
Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Đầu tư - 05/06/2025 17:02
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago