Kiểm soát dịch chuyển dòng vốn FDI - Bài 4: Pháp cứng rắn bảo vệ các tài sản cấp chiến lược

Nhàđầutư
Bộ trưởng Kinh tế Pháp tuyên bố rằng các quy tắc và chính sách về đầu tư nước ngoài của quốc gia này sẽ được sửa đổi, bổ sung với mục đích bảo vệ tài sản chiến lược của Pháp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
THANH TRẦN
30, Tháng 06, 2020 | 07:06

Nhàđầutư
Bộ trưởng Kinh tế Pháp tuyên bố rằng các quy tắc và chính sách về đầu tư nước ngoài của quốc gia này sẽ được sửa đổi, bổ sung với mục đích bảo vệ tài sản chiến lược của Pháp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

paris-skyline-with-eiffel-tower-aerial-view-in-daylight-637176190-5b173440119fa80036adf984

Chỉnh phủ Pháp đang siết chặt quy trình sàng lọc FDI trong bối cảnh COVID-19.

Chính phủ Pháp đang gia tăng quyền kiểm soát đối với việc mua lại các công ty trong nước và các giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khác. Một phần điều này được thúc đẩy bởi sự cứng rắn của chính sách ở cấp độ châu Âu.

Trước đó, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu các quốc gia thành viên EU tăng cường các cơ chế sàng lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài của họ để tránh rủi ro mất tài sản và công nghệ quan trọng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19.

Trong lịch sử, các trường hợp liên quan đến việc áp dụng quy trình sàng lọc FDI của Pháp dẫn đến việc chính phủ đưa ra quyết định chặn giao dịch là rất hiếm. Tuy nhiên, gần đây, Bộ Kinh tế Pháp đã ngăn chặn việc mua lại một nhà sản xuất thiết bị kính nhìn đêm quân sự hàng đầu của Pháp được đề xuất bởi một công ty Mỹ. Các phương tiện truyền thông đã đưa tin về trường hợp này như một lời nhắc nhở về sự mạnh mẽ và cứng rắn của Chính phủ Pháp trong việc kiểm soát các thỏa thuận M&A và đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo nguyên tắc chung, việc mua lại quyền lợi kiểm soát trong các công ty và doanh nghiệp Pháp của các công ty nước ngoài sẽ không cần sự cho phép hoặc phê duyệt của chính phủ do Pháp là một nền kinh tế mở.

Tuy nhiên, một ngoại lệ của quy tắc chung đó là các nhà đầu tư cần có sự cho phép trước của Bộ Kinh tế Pháp đối với một số khoản đầu tư nước ngoài được thực hiện trong các lĩnh vực được phân loại theo luật như là "chiến lược" và "nhạy cảm" hoặc nếu các công ty của Pháp được đầu tư có hoạt động kinh doanh liên quan đến trật tự xã hội, an toàn công cộng hoặc lợi ích quốc phòng.

Theo quy định đầu tư nước ngoài của Pháp, các nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện đầu tư phải tiến hành thông báo, nộp đơn yêu cầu phê duyệt từ Bộ trưởng Kinh tế trước khi thực hiện một số khoản đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh ở Pháp được coi là nhạy cảm.

Trong một động thái mới nhất, Pháp đã đưa công nghệ sinh học vào danh sách các công nghệ được gọi là công cụ quan trọng cấp chiến lược cần phải được bảo vệ, qua đó đảm bảo các công ty công nghệ sinh học nằm trong phạm vi của chế độ sàng lọc FDI của chính phủ.

Siết chặt các quy tắc về đầu tư nước ngoài đối với các lĩnh vực quan trọng

Theo dữ liệu được Bộ Kinh tế Pháp công bố trên trang web của mình, 184 giao dịch đã được sàng lọc vào năm 2018, trong đó bao gồm các lĩnh vực như: quốc phòng (35%); năng lượng, giao thông, y tế công cộng, thông tin liên lạc điện tử, vv (45%).

Hiện tại, các lĩnh vực được chính phủ Pháp đặc biệt quan tâm đó chính là: quốc phòng, năng lượng, vận tải, y tế công cộng, vũ trụ và công nghiệp máy bay, viễn thông, lưu trữ dữ liệu nhạy cảm, các hoạt động liên quan đến một số công nghệ quan trọng, bao gồm hoạt động R&D cho chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, robot, sản xuất phụ gia, hàng hóa. Kể từ ngày 30/4, danh sách này sẽ được bổ sung: công nghệ sinh học, dịch vụ in ấn và báo chí trực tuyến cho thông tin chính trị và xã hội, an toàn thực phẩm, lưu trữ năng lượng và công nghệ lượng tử.

Theo các quy tắc hiện hành đối với các lĩnh vực chiến lược và nhạy cảm, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải nộp đơn xin phê duyệt Bộ trưởng trong các trường hợp sau: Mua lại quyền kiểm soát đối với một công ty của Pháp; mua lại, toàn bộ hoặc một phần, một chi nhánh kinh doanh của một công ty Pháp; và đối với các nhà đầu tư nước ngoài không thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc khu vực kinh tế châu Âu (EEA) thực hiện việc mua lại (trực tiếp hoặc gián tiếp) hơn 25% cổ phần trong một công ty của Pháp.

Trong khi đó, các quy định mới về đầu tư nước ngoài sắp được áp dụng ​​sẽ hạ ngưỡng sàng lọc xuống 10% cổ phần nếu công ty của Pháp được đầu tư đang niêm yết công khai. Bộ trưởng tin rằng, trong bối cảnh giá cổ phiếu giảm mạnh do đại dịch COVID-19, một khoản đầu tư cơ hội vào một công ty niêm yết công khai của Pháp với một số lượng lớn cổ phần bị mua lại có thể gây ra những tác động bất ổn.

Tuy nhiên, các quy định mới sẽ không áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài tại châu Âu (tức là những thực thể có trụ sở tại EU hoặc EEA). Dự kiến các yêu cầu này sẽ được thực hiện cho đến hết năm 2020.

Trong nửa cuối 2020, chính phủ Pháp sẽ yêu cầu một nhà đầu tư nước ngoài không thuộc châu Âu thông báo cho các cơ quan chức năng và Bộ trưởng Kinh tế nếu họ vượt qua ngưỡng mua 10% cổ phần của một công ty đại chúng tại Pháp.

Sau đó, Bộ trưởng sẽ có 10 ngày để quyết định liệu nhà đầu tư nước ngoài có phải nộp hồ sơ hoàn chỉnh để ủy quyền theo quy tắc đầu tư nước ngoài của Pháp hay không. Sau khi hoàn thành việc xem xét như vậy, Bộ trưởng có thể quyết định từ chối ủy quyền cho nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ hơn 10% cổ phần trong công ty liên quan của Pháp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ