Khơi thông điểm nghẽn hạ tầng logistics cho nông sản ĐBSCL

Nhàđầutư
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế quan trọng, trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Ngành nông nghiệp của vùng đóng góp gần 30% cơ cấu GDP nông nghiệp cả nước. Nhưng sự đóng góp này đang giảm dần theo thời gian, đến năm 2020 chỉ còn đóng góp 15.5% GDP nông nghiệp cả nước.
LƯU GIANG ĐÔNG - ĐINH TẤN PHONG (Viện Kinh tế-Xã hội TP. Cần Thơ)
03, Tháng 02, 2024 | 06:50

Nhàđầutư
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế quan trọng, trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước. Ngành nông nghiệp của vùng đóng góp gần 30% cơ cấu GDP nông nghiệp cả nước. Nhưng sự đóng góp này đang giảm dần theo thời gian, đến năm 2020 chỉ còn đóng góp 15.5% GDP nông nghiệp cả nước.

Hạ tầng logistics "phi giao thông" kém phát triển

Hạ tầng logistics "phi giao thông" là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho ngành dịch vụ logistics mà không phải cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Theo đó, hệ thống hạ tầng này bao gồm: nhà xưởng, kho bãi, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu,… Việc phát triển và vận hành hệ thống hạ tầng này phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực của khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho thấy, tổng số lượng doanh nghiệp logistics tại 13 tỉnh/thành phố của vùng ĐBSCL chỉ có trên 1400 doanh nghiệp, chiếm chưa tới 5% số lượng doanh nghiệp logistics cả nước. Đồng thời, các doanh nghiệp này lại chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp tự cung cấp hạ tầng logistics cho sản phẩm của mình. Điều này làm gia tăng chi phí logistics cho các doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh đối với nông sản của vùng.

Empty

Số lượng doanh nghiệp logistics khu vực ĐBSCL với TP.HCM, Hà Nội và cả nước. Nguồn: VLA.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ĐBSCL hàng năm có nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất lớn với khoảng 18 triệu tấn hàng hóa xuất khẩu mỗi năm. Tuy nhiên, vùng còn rất thiếu các trung tâm logistics trọng điểm, cụ thể là các hệ thống trung tâm vệ tinh, bãi container rỗng, hệ thống kho tại các cảng...

Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia quản lý vận tải hàng hải trong vùng cũng như các doanh nghiệp logistics, khoảng 70-75% nhu cầu hàng hóa của vùng ĐBSCL đang phải vận chuyển lên cụm cảng vùng TP.HCM và Cái Mép – Thị Vải trong khi các cụm cảng trong vùng hoạt động cầm chừng và chưa khai thác hết công suất, khiến chi phí vận tải doanh nghiệp phải gánh cao hơn từ 10 - 40% tùy từng tuyến.

Đồng thời, số liệu của VLA cũng cho thấy, vùng hiện có duy nhất 1 kho lạnh tại Cần Thơ đạt chuẩn, còn các kho còn lại đều hoạt động một công đoạn nên chưa thể kết nối thành một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ việc hướng dẫn người nông dân nuôi trồng, thu hoạch theo quy chuẩn đến việc hướng dẫn bảo quản xuất khẩu hàng hóa đúng cách, tiết kiệm chi phí thời gian và bảo đảm năng suất hiệu quả.

Với những ý kiến từ doanh nghiệp, các nông hộ và hợp tác xã đều cho thấy rằng nếu hệ thống kho bãi, đặc biệt là kho lạnh, kho mát được đầu tư bài bản, thì nông hộ sẽ mạnh dạn gia tăng sản lượng, doanh nghiệp đảm bảo ổn định lượng hàng hóa xuất khẩu, chủ động điều tiết nguồn cung. Qua đó, giúp tăng lợi thế thương lượng giá cả với đối tác và giúp quá trình tiêu thụ nông sản ổn định hơn.

Hệ thống hạ tầng giao thông chưa phát huy hiệu quả

Bên cạnh hệ thống hạ tầng logistics "phi giao thông", hệ thống hạ tầng giao thông tại vùng cũng còn tồn tại nhiều điểm nghẽn.

Điển hình như hệ thống quốc lộ trong vùng hiện có tổng chiều dài khoảng 2.652,3km với 5 tuyến đường bộ nối ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ và cả nước; đặc biệt, trong thời gian tới, ĐBSCL theo quy hoạch sẽ có tổng cộng 7 tuyến cao tốc. Tuy nhiên, trên thực tế, các trục đường bộ chính hiện nay trong vùng chỉ có quy mô tương đối nhỏ với 2 làn ô tô và 1 làn xe máy cho mỗi bên, có dải phân cách; trong khi một số trục đường chính có quy mô chỉ 1 làn ô tô và 1 làn xe máy cho mỗi bên và không có dải phân cách.

Ngoài ra, thống kê của Bộ GTVT, dù những số liệu về lượng hàng hóa, giá trị xuất nhập khẩu và tiêu thụ nội vùng cho thấy một nhu cầu rất lớn về vận chuyển hàng hóa cho vùng nhưng tổng chiều dài quốc lộ của vùng chỉ đạt khoảng 10,9% so với cả nước (chỉ xếp hơn vùng Đông Nam Bộ), với chỉ số chất lượng là 2,96 (thuộc mức xấu, tiệm cận mức trung bình). Đồng thời, tổng chiều dài đường quốc lộ đạt chất lượng tốt chỉ đạt 15,7% so với tổng chiều dài quốc lộ của vùng, và 5,7% tổng chiều dài quốc lộ đạt chất lượng tốt của cả nước (Bảng 1).

bang1.1

Thống kê chiều dài và chất lượng đường quốc lộ theo vùng. Nguồn: BGTVT

Thêm vào đó, một số tuyến lộ chính dọc ven các con sông còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở. Điều này dẫn đến năng lực vận chuyển hàng hóa nông sản từ vùng sản xuất, nuôi trồng đến nhà máy và trục giao thông chính còn nhiều khó khăn, mất thời gian. Do đó, phần lớn hàng hóa nông sản của vùng hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào giao thông đường thủy nội địa.

Tuy nhiên, mặc dù hệ thống mạng lưới đường thủy nội địa tại vùng có độ dài và chất lượng cao hơn so với các vùng trong cả nước với hệ thống kênh dài 28.000 km (trong đó 23.000 km có khả năng khai thác và vận tải), đặc biệt là vùng hiện có 2 tuyến đường thủy huyết mạch từ TP. HCM đi Kiên Giang, Cà Mau và kênh Quan Chánh Bố có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lớn (đến 10.000 tấn) ra vào sông Hậu. Nhưng việc đầu tư và khai thác các tuyến đường thủy này trong thời gian vừa qua còn gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng bồi lắng hằng năm lớn làm gia tăng kinh phí nạo vét, khiến cho mục tiêu khai thác, nâng công suất tiếp nhận các tàu hàng có tải trọng lớn (trên 10.000 tấn) không đạt như dự kiến và hiệu quả mang cũng không như kỳ vọng…

Trong khi đó, đối với hệ thống giao thông đường biển, ĐBSCL hiện đã phát triển được hệ thống gồm 12 cảng biển với 37 bến cảng, đạt tổng chiều dài 7.642 mét, 23 bến phao và 16 khu neo đậu chuyển tải, khu tránh trú bão. Trên thực tế, hệ thống hạ tầng các cảng biển tại khu vực ĐBSCL mặc dù có thể dễ dàng kết nối đến các nước trong khu vực ASEAN nhưng tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của vùng thông qua các cảng tại đây chỉ đạt từ 10 – 20%, thậm chí các cảng lớn như cảng Cái Cui (Cần Thơ) hiện cũng chỉ khai thác khoảng 60 - 70% công suất thiết kế.

Ngoài ra, vận tải đường thủy nói chung dù có lợi thế so với đường bộ trong vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn, giúp giảm chi phí vận chuyển trên mỗi tấn hàng hóa nhưng không phải tất cả các hàng hóa trong vùng đều phù hợp cho vận tải đường thủy, đặc biệt là hàng hóa nông sản. Bởi lẽ, vận tải đường thủy phát sinh chi phí bốc dở tại mỗi đầu cảng và thời gian vận chuyển cao gấp nhiều lần so với vận tải đường bộ, nên không phù hợp với các mặt hàng nông sản có nhu cầu bảo quản lạnh hoặc tươi sống.

Đối với đường hàng không, hệ thống sân bay của vùng như Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Cảng hàng không Cà Mau, Cảng hàng không Rạch Giá hiện đã và đang được nâng cấp theo tiêu chuẩn hiện đại, tiệm cận tiêu chuẩn của các cảng hàng không trong khu vực, với tổng công suất 7,45 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hóa/năm.

Tuy nhiên, các sân bay này chưa thể phát huy vai trò thúc đẩy hoạt động logistics của vùng.Đơn cử như sân bay quốc tế Cần Thơ dù được xác định là trung tâm kết nối giao thông hàng không cho cả vùng nhưng công suất khai thác hiện chỉ đạt khoảng 30%.

Trong khi đó, sân bay Cà Mau và sân bay Rạch Giá đều có công suất khai thác không cao, chỉ khoảng 15-20%. Ngoài ra, sân bay quốc tế Phú Quốc do tính đặc thù chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của khách du lịch tại hải đảo nên không có tính kinh tế trong hoạt động logistics của vùng.

Empty

Công suất khai thác của 4 sân bay tại ĐBSCL

Trong bối cảnh mới, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng logistics cho vùng ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng giúp tiết giảm thời gian và chi phí vận chuyển, tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh cho hàng hóa nông sản của vùng. Trước hết cần sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển hạ tầng logistics cho vùng.

Theo đó, đối với hệ thống hạ tầng "phi giao thông" như hệ thống thông tin, công nghệ, kho bãi,… thì nên khuyến khích xã hội hóa hoàn toàn bằng nguồn lực tư nhân trong phát triển và vận hành; trong khi đó, đối với hạ tầng giao thông thì tăng cường vai trò của hợp tác công tư (PPP) nhằm tiết giảm chi phí đầu tư công và nâng cao hiệu quả, chất lượng công trình.

Bên cạnh đó, ĐBSCL cũng cần có chiến lược phát triển hệ thống các trung tâm thương mại điện tử lớn, giữ vai trò đầu mối về các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của vùng như lúa gạo, trái cây, thủy sản gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị có vai trò là trung tâm cấp vùng, tiểu vùng. Cần xây dựng các đô thị này trở thành nơi cung cấp đầy đủ các dịch vụ về logistics như nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản thế mạnh của vùng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ