Tỉnh nào ở khu vực ĐBSCL đã có quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi?

Nhàđầutư
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 7/13 tỉnh giáp biển, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhất là phát triển năng lượng điện gió nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ mới có tỉnh Trà Vinh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi.
NINH KHANG
16, Tháng 10, 2023 | 06:50

Nhàđầutư
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 7/13 tỉnh giáp biển, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhất là phát triển năng lượng điện gió nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ mới có tỉnh Trà Vinh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi.

duyen hai tra vinh Anh NK

Khu vực vùng biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển dự án điện gió gần bờ lẫn ngoài khơi. Ảnh NK 

Theo Quyết định số 1142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh Trà Vinh được đưa vào quy hoạch phát triển 4 dự án điện gió ngoài khơi với tổng quy mô công suất lên đến 7.000 MW.

4 dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Trà Vinh gồm: Khu vực điện gió ngoài khơi huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải công suất 2.000 MW; Khu vực điện gió ngoài khơi Trà Vinh thuộc vùng biển ngoài khơi huyện Duyên Hải, công suất 1.000 MW; Khu vực điện gió ngoài khơi tỉnh Trà Vinh thuộc vùng biển tỉnh Trà Vinh, công suất 2.000 MW và Khu vực điện gió ngoài khơi TGS Duyên Hải, công suất 2.000 MW.

Ngoài 4 dự án trên, tỉnh Trà Vinh còn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đưa vào quy hoạch 15 dự án điện gió gần bờ và điện mặt trời với tổng công suất lên đến 7.332 MW.

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn cho biết, ngoài các dự án điện gió, điện mặt trời vừa được đưa vào quy hoạch, tỉnh Trà Vinh cũng đang triển khai 5 dự án điện gió, điện sinh khối trên địa bàn huyện Trà Cú và Duyên Hải với tổng công suất 369 MW.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 04 nhà máy của Trung tâm nhiệt điện, 01 dự án điện mặt trời và 05 dự án điện gió với tổng công suất 4.960 MW đang vận hành cung cấp điện vào điện lưới quốc gia; đồng thời tỉnh đã trình Bộ Công Thương, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt và đưa vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với tổng công suất nguồn phát trên 46.500 MW.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, tổng công suất điện gió ngoài khơi được đưa vào Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 là 6.000 MW; đến năm 2050 tăng lên 91.500 MW. Để đạt được mục tiêu này, cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, phê duyệt quy hoạch không gian biển, các chính sách có liên quan phục vụ cho việc kêu gọi đầu tư dự án điện gió ngoài khơi.

Cùng với đó là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất thiết bị thay thế, sửa chữa, đào tạo nhân lực vận hành và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như cảng biển, tàu biển, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển các thiết bị xây dựng các nhà máy điện gió.

Theo tính toán về thời gian đầu tư: Một dự án điện gió ngoài khơi cần 7 - 8 năm để hoàn thành và vận hành trong nhiều năm mới có thể thu hồi vốn. Do đó, để nhà đầu tư an tâm "rót vốn" đầu tư thì nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đưa ra các cơ chế, chính sách ổn định lâu dài nhằm hài hòa lợi ích của nhà nước, các nhà đầu tư và khách hàng sử dụng điện.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ