Hình bóng Út 'trọc' ở Cienco1

Nhàđầutư
Một nhóm nhà đầu tư với nhiều cách thức đã thâu tóm thành công 90% cổ phần Cienco1 và biến tổng công ty này trở thành một "mắt xích" trong "hệ sinh thái" các dự án BT, BOT của mình.
NGHI ĐIỀN
19, Tháng 04, 2019 | 06:30

Nhàđầutư
Một nhóm nhà đầu tư với nhiều cách thức đã thâu tóm thành công 90% cổ phần Cienco1 và biến tổng công ty này trở thành một "mắt xích" trong "hệ sinh thái" các dự án BT, BOT của mình.

ut-troc-cienco1

Liên danh Cienco1 - Thái Sơn - Yên Khánh thực hiện dự án BOT Cầu Việt Trì

Chuyển giao

"Các thành viên HĐQT (4 người) đánh giá Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh là tổ chức có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, ngành nghề mà Cienco1 đang kinh doanh. Do vậy, việc để Công ty chào mua công khai để nắm giữ trên 35% cổ phần sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của Tổng công ty".

Trên đây là trích đoạn trong công văn gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ngày 10/12/2014 của Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco1).

Công văn do Chủ tịch HĐQT Phạm Dũng ký, cùng chữ ký nháy của Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Hoà và hai Uỷ viên Cấn Hồng Lai và Phạm Việt Khoa nêu rõ trong cùng ngày 10/12/2014, Cienco1 đã nhận được hồ sơ chào mua công khai của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh.

Trước đó, ngày 1/12/2014, Bộ GTVT có công văn số 15169/BGTVT-QLDN gửi Cienco1 phê duyệt phương án thoái vốn nhà nước tại tổng công ty này, cho phép chuyển nhượng toàn bộ 24,5 triệu cổ phần theo hình thức bán thoả thuận trực tiếp trọn lô. Giá khởi điểm là 10.023 đồng/ CP.

Vài ngày sau, Công ty Yên Khánh đã có công văn chào mua công khai 12,6 triệu cổ phần, tương đương 18% vốn Cienco1. Đáng chú ý là trước đó doanh nghiệp này đã "gom" được 17,58%, tức là nhiều hơn 7,58% so với phần vốn được chia cho nhà đầu tư chiến lược.

Trên cơ sở kiến nghị của HĐQT Cienco1, Bộ GTVT ngày 12/1/2015 có công văn số 355/BGTVT-QLDN yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước chuyển nhượng quyền sở hữu 24,5 triệu cổ phần cho nhà đầu tư Đại diện liên danh là Công ty Yên Khánh.

Báo cáo quản trị thể hiện tới cuối tháng 6/2015, 35% phần vốn Nhà nước đã được chuyển nhượng cho Yên Khánh (18%) và Công ty TNHH Thiết bị Xây dựng Hồng Hà (17%). Cùng với lượng cổ phiếu mua gom trước đó, hai nhà đầu tư này nắm tới quá bán vốn điều lệ của Cienco1 (55,2%).

Ngoài ra, CTCP Hạ tầng Fecon đã gom 6,77% và trở thành cổ đông lớn. CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) - tổ chức thu xếp cho quá trình cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước tại Cienco1 - cũng bất ngờ mua vào 5,07% vốn Cienco1.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư chiến lược Công ty Hassyu ngày 25/8/2015 đã sang tay toàn bộ 11% cổ phần cho ông Uông Huy Đông. Chưa đầy một tháng sau, ngày 15/9/2015, cổ đông cá nhân này lại bán gần hết cho Công ty TNHH Thiết bị Xây dựng Hồng Hà, giúp doanh nghiệp này nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,6%.

Cũng từ đây, các giao dịch mua bán cổ phiếu Cienco1 liên tục diễn ra, với nhiều cái tên mới thay nhau xuất hiện. 

Ngày 9/12/2015, Yên Khánh bán 4,9 triệu cổ phần cho CTCP Thương mại Nước giải khát Khánh An, qua đó giảm tỷ lệ về 28,6%, trong khi Khánh An sở hữu 7%. Giữa tháng 5/2016, CTCP Đầu tư Cái Mép mua hết cổ phần của nhóm cổ đông Fecon và nắm 16,81% vốn Cienco1. Tới cuối năm, Thiết bị Xây dựng Hồng Hà chuyển nhượng toàn bộ 24,6% cho CTCP An Hiền.

Đầu năm 2017, Khánh An mua 12,2% vốn của SHS và nâng tỷ lệ trong Cienco1 lên 19,2%. SHS xuất hiện từ thời điểm Cienco1 cổ phần hoá với vai trò như một trung gian "môi giới". Trong suốt quá trình đó, nhiều giao dịch khá lạ lùng được công ty chứng khoán này thực hiện. Đơn cử, cùng ngày 12/1/2017, SHS đã mua vào 1,56 triệu cổ phần Cienco1 trước khi bán lại toàn bộ cho Khánh An. Trước đó, ngày 27/8/2015, SHS liên tục thực hiện hai giao dịch, vừa mua vào 6,99 triệu cổ phần và bán ra 3,45 triệu cổ phần Cienco1.

Cập nhập tới tháng 4/2018, toàn bộ phần góp vốn, gần 11,77 triệu cổ phần Cienco1 thuộc sở hữu của CTCP Đầu tư Cái Mép cũng được thế chấp tại Ngân hàng SHB.

Sau quá trình mua bán cổ phần kéo dài gần ba năm, cơ cấu cổ đông của Cienco1 cho tới nay đã ổn định với CTCP Tập đoàn Yên Khánh (đổi tên từ Công ty TNHH SX TM DV Yên Khánh, nắm 28,6%), CTCP Thương mại Nước giải khát Khánh An (19,2%), CTCP Đầu tư Cái Mép (16,9%) và CTCP An Hiền (24,6%).

Dấu ấn cựu doanh nhân Đinh Ngọc Hệ

4 pháp nhân này nắm tới 90% vốn Cienco1 và có nhiều dữ liệu cho thấy họ đều xuất phát từ cùng một "nhóm chủ".

Trong một số công văn gửi Cienco1, cả 4 nhà đầu tư đang đề cập đều uỷ quyền cho ông Đinh Ngọc Vượng - một doanh nhân quê xã Khánh An, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Tên gọi 2/4 cổ đông lớn của Cienco1 cũng gợi nhiều đến địa danh này.

Cụ thể hơn, Yên Khánh được được thành lập năm 2005, có trụ sở tại 35-37 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM, một thời gian dài do bà Vũ Thị Hoan làm Chủ tịch HĐQT. Nữ doanh nhân sinh năm 1985 chính là cháu ruột của cựu Thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ, hay còn gọi là Út "trọc", Út "bộ trưởng".

Như đã biết, ông Đinh Ngọc Hệ đã bị bắt từ cuối năm 2017 do sai phạm tại CTCP Đầu tư và Phát triển Thái Sơn, còn cháu ông - bà Vũ Thị Hoan cũng bị khởi tố một năm sau đó để điều tra các sai phạm tại Công ty Yên Khánh Hải Thành.

Ngoài Yên Khánh, ba cái tên còn lại cũng có nhiều liên hệ tới doanh nhân Đinh Ngọc Hệ. Trong đó, CTCP An Hiền thành lập năm 2006, do ông Đoàn Minh Toàn làm Tổng giám đốc. Ông Toàn là chồng và Vũ Thị Hoa – chị gái của bà Vũ Thị Hoan. CTCP Đầu tư Cái Mép – cổ đông sở hữu 18,6% cổ phần Cienco 1 – thành lập năm 2006, từng có giai đoạn do bà Vũ Thị Hoa làm đại diện. 

Về phần mình, Công ty Khánh An từng có một cổ đông lớn là ông Đinh Ngọc Hùng, cũng quê tại xã Khánh An, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Ông Hùng trước đây là Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Đức Bình - một doanh nghiệp cùng các công ty Yên Khánh, Khánh An, Cái Mép hay Cienco1 như "hình với bóng" cùng CTCP Đầu tư Phát triển Thái Sơn của ông Đinh Ngọc Hệ tại các dự án BT, BOT giao thông.

Có thể kể đến Liên danh Cienco1 - Thái Sơn - Yên Khánh tại dự án Cầu Việt Trì (vốn 1.900 tỷ đồng), Liên danh Tổng công ty 319 - Thái Sơn - Yên Khánh tại dự án Cải tạo Quốc lộ 20 (vốn 4.110 tỷ đồng). Hay Thái Sơn và Tập đoàn Đức Bình đầu năm 2016 xin tham gia đầu tư dự án cảng hàng không Vũng Tàu theo hình thức PPP. Vài tháng sau, Liên danh Thái Sơn – Cienco1 – Đức Bình – Cái Mép tháng 5/2016 đề xuất Thành ủy và UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái theo hình thức BOT kết hợp BT...

Theo Quyết định số 25/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/1/2014 về phê duyệt Phương án cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1), Cienco 1 sau cổ phần hoá có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm 35% vốn, bán ưu đãi cho người lao động 10,88%, bán cho nhà đầu tư chiến lược 31% và đấu giá công khai 23,12%.

Ngày 21/3/2014, gần 16,2 triệu cổ phần Cienco1 đã được đấu giá và mua hết trên sàn HNX với mức giá trúng bình quân 10.009 đồng/CP. Trước đó, ba nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (10%), CTCP Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm Fecon (10%) và Công ty Hassyu Nhật Bản (11%).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ