Những dự án khủng công ty của Út 'trọc' trúng thầu, rồi 'bán như bán rau'

Nhàđầutư
Hàng loạt dự án khủng mà Công ty Thái Sơn của Út "trọc" được ưu ái trúng thầu rồi chuyển nhượng sai quy định như dự án: Khôi phục cải tạo Quốc lộ 20, kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay - Cảng hàng không Pleiku...
THẮNG QUANG
13, Tháng 04, 2019 | 11:19

Nhàđầutư
Hàng loạt dự án khủng mà Công ty Thái Sơn của Út "trọc" được ưu ái trúng thầu rồi chuyển nhượng sai quy định như dự án: Khôi phục cải tạo Quốc lộ 20, kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay - Cảng hàng không Pleiku...

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định pháp luật đối với một số dự án đầu tư, xây dựng có liên quan đến Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn (Công ty Thái Sơn), Bộ Quốc phòng.

Kết luận chỉ rõ hàng loạt sai phạm trong việc chỉ định thầu, đấu thầu các dự án "khủng" mà Công ty Thái Sơn trúng thầu và chuyển nhượng không đúng quy định.

Bộ Giao thông Vân tải bị qua mặt

Cụ thế, tại dự án khôi phục cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Km123+105,17 đến Km268+000 theo hình thức BOT kết hợp BT, ngày 20/12/2013, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có quyết định số 4208/QĐ-BGTVT, trong đó: chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án là liên danh Tổng công ty 319 - Bộ Quốc phòng, Công ty Thái Sơn và Công ty Yên Khánh.

Công trình được khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2015; tổng vốn đầu tư gần 4.111 tỷ đồng. Thời hạn kinh doanh chuyển giao công trình đối với phần BOT dự kiến là 22 năm tính từ ngày bắt đầu thu phí. Phần BT được chuyển giao cho Nhà nước sau khi xây dựng xong, thời điểm thanh toán BT dự kiến bắt đầu từ năm 2018 đến năm 2022.

Ngày 6/3/2014, Sở KH&ĐT tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp dự án lần đầu cho Công ty TNHH BOT và BT Quốc lộ 20. Kết quả thanh tra, kiểm toán một số nội dung liên quan đến Công ty Thái Sơn cho thấy, theo quy định tại Khoản 2, Điều 10, Thông tư số 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính, các nhà đầu tư khi tham gia dự thầu phải có hồ sơ chứng minh về năng lực tài chính.

Trong đó, vốn chủ sở hữu (CSH) được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán.

images1110846_anh_10

Các nhà thầu không đủ năng lực nhưng vẫn được chỉ định thầu dự án khôi phục cải tạo Quốc lộ 20.

Tuy nhiên, tại hồ sơ yêu cầu do tổ chuyên gia tư vấn đấu thầu lập, Ban Quản lý dự án 7 phê duyệt chỉ yêu cầu có báo cáo tài chính năm 2012 và báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất được kiểm toán, dẫn đến, việc đánh giá tiêu chí về vốn CSH và năng lực tài chính của liên danh tham gia dự thầu thiếu chính xác.

Theo đó, cả 3 nhà đầu tư đều không đạt yêu cầu về vốn chủ sở hữu theo các quy định: Tổng công ty 319 cần phải có vốn CSH từ 222,12 tỷ đồng trở lên (tương đương 40% vốn điều lệ), Công ty Yên Khánh và Công ty Thái Sơn phải có vốn từ 166,59 tỷ đồng (chiếm 30% vốn điều lệ) nhưng vẫn được Bộ GTVT phê duyệt.

Theo đề xuất của nhà đầu tư, mức thu phí từ năm 2016 bằng 3,5 lần mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước quy định", không đúng với quy định Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 7/9/2004 của Bộ Tài chính nhưng vẫn được Ban Quản lý dự án 7 đánh giá đạt để Bộ Giao thông vận tải lựa chọn làm nhà đầu tư.

Năm 2016, Bộ GTVT còn chấp thuận giao cho Công ty Thái Sơn thực hiện thi công gói thầu số 23. Sau đó, doanh nghiệp này chuyển nhượng toàn bộ khối lượng công việc này cho Công ty TNHH MTV Vạn Tường thực hiện.

"Như vậy, mặc dù các điều kiện về năng lực, hồ sơ của Công ty Thái Sơn chưa đáp ứng yêu cầu và không đúng quy định nhưng vẫn được Tổ chuyên gia đấu thầu, Ban Quản lý dự án 7 trình để Bộ GTVT phê duyệt chỉ định nhà đầu tư và được chấp thuận giao gói thầu số 23, nhưng lại chuyển nhượng thầu, vi phạm Luật Đấu thầu về các hành vi bị cấm trong đấu thầu", kết luận thanh tra nêu rõ.

Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình còn có nhiều tồn tại, thiếu sót, sai phạm đã được các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị… nhưng chưa được Bộ GTVT kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm để xử lý theo quy định như: việc lập dự toán, áp dụng định mức, đơn giá, thiết kế, ký kết hợp đồng, hoàn công, nghiệm thu thanh toán…

Chuyển nhượng hàng loạt dự án khủng sai quy định

Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra cũng chỉ rõ gói thầu số 6 thuộc dự án kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay - Cảng hàng không Pleiku - Liên danh Cienco 4 và Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không (ACC) trúng thầu gói thầu số 6 với giá trị hợp đồng là hơn 606 tỷ triệu đồng.

Sau đó, Cienco 4 và ACC chuyển nhượng một phần khối lượng công việc với giá trị 120 tỷ đồng (chiếm 19,8% giá trị hợp đồng) cho Công ty Thái Sơn để thi công nhưng không có văn bản chấp thuận của chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Sau đó, Công ty Thái Sơn lại chuyển nhượng toàn bộ khối lượng công việc này cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam. Thực tế, Công ty 168 cũng không trực tiếp thi công mà tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng và Thương mại Dương Đạt, Gia Lai thực hiện thi công.

Công ty Thái Sơn không trực tiếp thi công nhưng vẫn được nhà thầu chính nghiệm thu, thanh toán khối lượng công việc hoàn thành. Trong đó, nhà thầu chính thanh toán khối lượng được nghiệm thu cho Công ty Thái Sơn nhưng công ty này thanh toán không đúng giá trị khối lượng cho các nhà thầu thứ cấp số tiền hơn 13,7 tỷ đồng.

Theo kết luận thanh tra, việc này có dấu hiệu không rõ ràng, minh bạch trong việc nghiệm thu, thanh toán khối lượng thi công. Đồng thời, không hoạch toán đủ số doanh thu 120 tỷ đồng theo hợp đồng thi công, dẫn đến, thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 3,4 tỷ đồng.

Công ty Thái Sơn và các đơn vị liên quan thực hiện việc chuyển nhượng thầu, có dấu hiệu trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, vi phạm các quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu, Điều 108 Luật Quản lý thuế.

Cang HK

 Việc chuyển nhượng dự án kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay - Cảng hàng không Pleiku có dấu hiệu trốn thuế.

Qua thanh tra tại một số gói thầu thuộc các dự án khác mà Công ty Thái Sơn được chỉ định, công nhận trúng thầu xây lắp, Thanh tra Chính phủ tiếp tục phát hiện những khuyết điểm, vi phạm tương tự.

Dự án Nút giao trung tâm quận Long Biên do Công ty cổ phần Him Lam làm nhà đầu tư theo hình thức BT với tổng mức đầu tư 2.847 tỷ đồng. Công ty Thái Sơn được chỉ định thầu thi công 4 gói thầu. Sau đó, đơn vị này chuyển nhượng toàn bộ khối lượng công việc cho các nhà thầu phụ khác không đúng quy định (như: Công ty Hạ tầng Bảo Tín, Coma, Xí nghiệp Cầu 17, Cienco 1, Công ty Thành An…).

Tại các gói thầu XL04 xây dựng cầu Cẩm Hải thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Cẩm Hải - Vân Đồn trị giá 465 tỷ đồng và gói thầu XL05 xây dựng cầu Sông Chanh thuộc Dự án đường nối TP.Hạ Long với cầu Bạch Đằng (tỉnh Quảng Ninh) giá trị 898 tỷ đồng.

Dự án được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, các liên danh Cienco 1 - Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Công ty Thái Sơn và Công ty cổ phần Cầu 12 - Công ty cổ phần Xây dựng Cầu 75 - Công ty Thái Sơn trúng thầu.

Sau khi trúng thầu, Công ty Thái Sơn cũng không tổ chức thi công mà chuyển nhượng toàn bộ khối lượng công việc cho Cienco1 thi công.

Ở gói thầu BP04 "Công tác cơ sở hạ tầng, chuẩn bị công trường và cầu dẫn", thuộc Dự án Xây dựng Nhà ga hành khách Quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) trị giá hơn 488 tỷ đồng do Công ty cổ phần Nhà ga Quốc tế Cam Ranh ký hợp đồng số với liên danh Công ty Thái Sơn - Cienco 1.

Sau đó, Công ty Thái Sơn chuyển nhượng lại toàn bộ khối lượng công việc cho Cienco 1 với giá trị 144,3 tỷ đồng, hưởng chênh lệch theo sổ sách gần 2,2 tỷ đồng.

Công ty Thái Sơn không dự thầu, được Công ty Yên Khánh giới thiệu làm nhà thầu phụ tại Dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, không trực tiếp thi công nhưng vẫn được Chủ đầu tư là Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tạm ứng tiền thi công và để trả nợ vay ngân hàng.

Công ty Thái Sơn chiếm dụng vốn của Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận với tổng số tiền 695,5 tỷ đồng, làm giảm thu nhập chịu thuế của Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, gây thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính là 26,8 tỷ đồng.

Từ những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ sang cơ quan Điều tra của Bộ Công an để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định đối với 4 nội dung: Việc giả mạo hồ sơ, tài liệu; chuyển nhượng thầu sai quy định; vi phạm các quy định về vay vốn ngân hàng; dấu hiệu trốn thuế, bảo hiểm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ