[Gặp gỡ thứ Tư] TS. Nguyễn Trí Hiếu: Ngân hàng Nhà nước đang 'lúng túng' trong chính sách tiền tệ

NGUYỄN THOAN
06:28 27/11/2019

Đánh giá về những quyết sách lớn trong vòng nửa tháng trở lại đây của Ngân hàng Nhà nước, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng cho rằng, có thể đơn vị này đang "lúng túng" về định hướng chính sách ở thời điểm hiện tại.

Ngày 15/11/2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 22/2019-TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tiếp đó, ngày 18/11/2018, NHNN đã giảm lãi suất điều hành thêm 0,5% ở cả 2 chiều tiền gửi tiết kiệm và cho vay.

Thông tư 22 nêu bật lên 2 quy định đáng chú ý là việc áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa ở mức 40% từ ngày 1/1/2020 - 30/9/2020; Từ ngày 1/10/2020 - 30/9/2021 giảm xuống còn là 37%; Từ ngày 1/10/2021 - 30/9/2022 giảm xuống còn là 34%; Từ 1/10/2022 giảm xuống còn là 30%;

Quy định nổi bật thứ 2 là tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đây đều là những quyết sách lớn của NHNN được ban hành chỉ cách nhau 3 ngày và nó hứa hẹn sẽ mang lại những tác động lớn tới thị trường tài chính trong nước. Trước việc liên tục đưa ra những quy định mới nêu, để làm rõ quan điểm của NHNN ở thời điểm hiện tại, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước vừa có rất nhiều các quyết định liên tiếp liên quan tới tín dụng ngành ngân hàng với mức điều chỉnh lớn. Dường như ngân hàng nhà nước đang muốn nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng lại không phải là cho tất cả các ngân hàng. Cùng với đó, một mặt NHNN yêu cầu siết tín dụng vào bất động sản, BOT nhưng lại giãn thời gian áp dụng quy định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Theo ông, Ngân hàng Nhà nước đang mong muốn điều gì?

nguyen-tri-hieu

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính ngân hàng

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi các quyết định nêu trên của NHNN phát đi tín hiệu lộn xộn, không rõ một định hướng nào cả. Có nới lỏng tín dụng thì qua việc NHNN giảm lãi suất điều hành. Nhưng cũng có thắt chặt khi giảm vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, NHNN yêu cầu giảm vốn cho bất động sản, BOT. Những dấu hiệu này lẫn lộn, không rõ rệt.

Nếu nhìn một cách lạc quan, có thể thấy là linh hoạt của NHNN, vừa đánh vừa vuốt, nhưng sự không rõ rệt về mặt chính sách tiền tệ cũng có thể thể hiện sự lúng túng của NHNN. Tuy nhiên, sự lúng túng này có thể hiểu được khi tình hình thế giới đang rất khó phán đoán, kinh tế thế giới thì giảm tốc, tình hình trong nước cũng còn nhiều rủi ro.

Cụ thể, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa có gì rõ ràng, Mỹ vừa đánh vừa đàm, vẫn duy trì thuế nhập khẩu cao. Về phía Trung Quốc thì cũng muốn ký thoả thuận trong giai đoạn đầu nhưng không có động thái nào tích cực để Mỹ xuống thang. Tại Mỹ ông Trump đang trong quá trình luận tội, Trung Quốc có thể hy vọng một Tổng thống khác lên thay ông Trump để cuộc chiến có thể được giải quyết dễ dàng hơn. Thực tế, cả 2 nước đều đang chờ đợi cái gì sẽ xảy ra tiếp theo. Về phía Mỹ, chắc chắn ông Trump vẫn sẽ tiếp tục dùng lá bài nhắm vào Trung Quốc để tạo ra sự hài lòng cho người dân Mỹ. Căng thẳng có thể nói không thể giải quyết một sớm một chiều.

Kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi thương chiến. Năm nay dự báo tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt 3%. Về phía Việt Nam, chiến tranh thương mại tác động tiêu cực hay tích cực còn chưa được làm rõ. Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ đón được dòng đầu tư nước ngoài khi họ rời bỏ Trung Quốc do thương chiến nhưng đến nay xu hướng đó vẫn chưa thấy rõ ràng. Trong khi đó, do thương chiến, Trung Quốc phải gia tăng tiêu dùng nội địa mà ngăn chặn xuất khẩu của các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.

Về chỉ số vĩ mô của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại khá tốt, kiểm soát tốt lạm phát, tăng trưởng trên 6,8%. Tuy nhiên, nhìn vào từng lĩnh vực không thấy nhiều chuyển biến tốt, như thị trường chứng khoán thì lúc lên lúc xuống, thị trường bất động sản cũng không có nhiều khởi sắc. Mới đây xảy ra vụ việc tại Cocobay, chủ đầu tư bỏ cam kết lợi nhuận với khách hàng, đó là một tiếng chuông cảnh báo về Condotel và thị trường bất động sản 2020; chung cư cao cấp tại các thành phố lớn có tỷ lệ lấp đầy rất thấp.

Riêng ngành ngân hàng, 9 tháng đầu năm các ngân hàng thi nhau báo lãi, nhưng những kết quả giữa kỳ chưa có độ tin cậy cao. Nợ xấu vẫn luôn bắt ngân hàng phải đối phó khi nợ mới thì tăng , nợ cũ còn chưa giải quyết xong. Nợ xấu tại VAMC vẫn còn rất nhiều. Và nợ xấu chính là một trong những yếu tố đẩy lãi suất lên cao. Vì nếu nợ xấu vẫn trên sổ sách thì vẫn là tài sản không sinh lời, ngân hàng buộc phải huy động tiền mới vào để nuôi nợ cũ. Nếu các ngân hàng vừa và nhỏ không đẩy lãi suất lên thì rất khó giữ chân được khách hàng, gây khủng hoảng thanh khoản.

Có thể thấy động thái của NHNN không rõ ràng, chỗ đóng, chỗ mở nhưng cũng ở trong khung cảnh chung của thế giới. Đặc biệt với một nền kinh tế mở như Việt Nam thì kinh tế thế giới bất ổn càng mang lại nhiều rủi ro hơn. Mặc dù các chỉ số vĩ mô của ta đang tốt, nhưng không nên quá lạc quan mà cần sự lạc quan trong thận trọng. tình hình hội nhập của vn đưa ra nhiều rủi ro, chỉ số vĩ mô trong nc thì hướng về mức lạ quan, ổn định, nhưng với các thị trường thì có biến động trong đó. Cần có sự lạc quan thận trọng.

Có một điểm đáng chú ý trong Thông tư 22 là quy định tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi ở mức 85% cho các tổ chức tín dụng. Mức này đã giảm 5% đối với khối ngân hàng thương mại nhà nước, nhưng lại tăng 5% cho khối ngân hàng thương mại cổ phần so với quy định trước đó. Có ý kiến cho rằng đó là "món quà" NHNN dành tặng các ngân hàng thương mại cổ phần. Ông có ủng hộ ý kiến này?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Tôi không đồng nhất với ý kiến này và cả quy định mới của NHNN. Theo đó, tỷ lệ 85% dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi là quá cao và NHNN nên giảm xuống mức 80%. 20% còn lại là để phòng vệ với các biến động của thị trường hoặc người dân rút tiền.

Vậy việc giảm 5% tại khối NHTMNN có bù được bằng tăng 5% NHTM cổ phần không? Về nguyên tắc quản lý rủi ro thì không thể bù trừ theo cách đó được. Không những thế, vốn hoạt động kinh doanh của khối NHTM cổ phần đã có rủi ro rất cao rồi, nay lại cấp thêm cho họ 5% cho vay ra nữa thì khác nào "giao thêm trứng cho ác".

Chúng ta phải để ý rằng, trong dư nợ tín dụng, tín dụng bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn và miếng bánh cho vay bất động sản luôn là miếng bánh ngon, hấp dẫn bởi có tài sản thế chấp, lợi nhuận cao. Tuy nhiên, trong cái tưởng rằng có thể kiểm soát được, lại tiềm ẩn rủi ro vì chúng ta chủ quan. Khi thị trường bất động sản lao dốc và rất có thể năm 2020 sẽ xảy ra hiện tượng này, hiện đã chững lại thì các NHTM lại gánh trên vai một đống nợ xấu. Vì thế việc tăng room cho vay với các NHTM cổ phần ở thời điểm hiện tại là bất hợp lý vì rất nhiều dư nợ sẽ lại chảy vào bất động sản. Tầm nhìn của các ngân hàng thương mại Việt Nam thực ra còn rất ngắn hạn, họ thường đánh cược vào những món vay có khả năng sinh lời cao, rủi ro lớn.

Tôi cũng ủng hộ việc siết lại hoạt động cho vay tại khối NHTMNN để giảm thiểu rủi ro. Chắc chắn các dự án bất động sản, BOT sẽ bị ảnh hưởng nhưng họ buộc phải liệu cơm gắp mắm, còn việc của ngân hàng nhà nước là nên quản lý rui ro chặt chẽ hơn. Không những thế còn nên giảm tỷ lệ này xuống sâu hơn nữa để siết lại kỷ luật tài chính. Thiết nghĩ, Chính phủ cũng dần tìm cách giảm thiểu gánh nặng tài chính trên vai các ngân hàng có vốn nhà nước, bởi rất nhiều trong nguồn vốn của họ là vốn ngắn hạn đến từ dân cư.

Vậy theo ông, việc giảm lãi suất của NHNN vừa qua có tác động nhiều tới thực tế không?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Để lãi suất điều hành tác động tới thị trường cần có một độ trễ nhất định, bởi lãi suất trên thị trường thì sẽ được điều chỉnh khi khoản vay hết hạn. Với đợt giảm lãi suất 18/11 vừa qua của NHNN có thể đầu năm 2020 sẽ cho thấy tác động tới mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Tuy nhiên, việc giảm lãi suất chỉ tác động chủ yếu ở kỳ huy động ngắn hạn dưới 6 tháng, còn với kỳ hạn 6 tháng trở lên thì không lệ thuộc vào trần lãi suất. Cùng với đó, lãi suất huy động động có thể sẽ giảm nhưng chỉ chủ yếu là các ông lớn ngân hàng.

Về mặt bằng lãi suất cho vay thì không phải cứ huy động giảm thì lãi suất cho vay giảm, bởi nó còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chi phí vốn của doanh nghiệp. Có chăng lãi suất cho vay sẽ giảm ở một vài ngân hàng lớn với các lĩnh vực ưu tiên. Đây lại không phải là những đối tượng ưa thích của các ngân hàng thương mại cổ phần khi lãi suất không cao, đôi khi rủi ro lại lớn.

Xin cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ các nút thắt trong quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và góp phần vào lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 19/05/2025 06:45

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Một lãnh đạo Gemadept chỉ mua hơn 65% lượng cổ phiếu đăng ký khi giá GMD hồi mạnh từ đáy 9/4.

Tài chính - 18/05/2025 09:18

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai cho biết, công ty này đã phải "trả giá" vì những sai lầm tại dự án Phước Kiển nên hạn chế đi vay. Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch đổi tên sau 30 năm tồn tại.

Tài chính - 18/05/2025 08:36

Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?

Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?

Sau 15 năm hình thành và phát triển, dưới sự dẫn dắt của CEO Lê Thị Bình, vốn điều lệ Dược Phẩm Tâm Bình tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 100 tỷ đồng. Công ty cũng có gần 200 nhân viên, 350 đại lý phân phối tại 63 tỉnh thành.

Tài chính - 18/05/2025 06:45

Chờ đợi quý II của DIC Corp

Chờ đợi quý II của DIC Corp

Chủ tịch HĐQT DIC Corp kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý II/2025 và công ty có thể hoàn thành luôn kế hoạch cả năm sau 6 tháng.

Tài chính - 17/05/2025 15:57

Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông

Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông

An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.

Tài chính - 17/05/2025 07:40

Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận

Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận

Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 16/05/2025 14:58

Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu

Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu

Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.

Tài chính - 16/05/2025 10:34

Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới

Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới

Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.

Tài chính - 16/05/2025 07:37

Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên

Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên

VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.

Tài chính - 16/05/2025 06:45

Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất

Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất

Các bộ và cơ quan ý kiến ban đầu cơ bản ủng hộ đề xuất của Vinspeed về đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, song việc đề xuất chuyển hình thức đầu tư và áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cần báo cáo các cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Tài chính - 15/05/2025 17:54

Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD

Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD

Lãnh đạo Becamex cho biết công ty đang đứng trước "khúc quanh", tái cấu trúc mạnh mẽ, thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân, giảm sở hữu nhà nước và định hướng vươn tầm thành công ty tỷ USD.

Tài chính - 15/05/2025 15:23

Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy

Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy

Nhóm cổ phiếu Bamboo Capital gồm BCG, BCR, TCD và BGE đều tăng mạnh từ vùng đáy. Tập đoàn vừa bổ nhiệm CEO mới, kỳ vọng phát hành BCTC kiểm toán 2024 vào tháng 9.

Tài chính - 15/05/2025 13:17

Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?

Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?

Các nhóm xi măng, hóa chất, thép được cho là sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá điện tăng.

Tài chính - 15/05/2025 07:23

Vận hạn của Tập đoàn KIDO

Vận hạn của Tập đoàn KIDO

Thực tế lợi nhuận Tập đoàn KIDO vài năm qua nằm ngoài tính toán của lãnh đạo. Thương vụ đầu tư bất động sản và thoái vốn KIDO Foods cũng không xuôi chèo mát mái.

Tài chính - 15/05/2025 06:45

'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao

'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao

Cổ phiếu trả cổ tức bằng tiền mặt luôn thu hút giới đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.

Tài chính - 14/05/2025 10:33