[Gặp gỡ thứ Tư] 'Ai nói FPT già là không đúng!'
Khi nói về Chủ tịch HĐQT FPT - ông Trương Gia Bình, Phó Tổng giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo khẳng định “ông Bình là người có tuổi sinh học trẻ và khát vọng lớn”.

Ông Đỗ Cao Bảo - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT
Trao đổi với Nhadautu.vn đầu năm mới xuân Mậu Tuất 2018, Phó tổng FPT Đỗ Cao Bảo đã chia sẻ góc nhìn của ông về sự "già" - "trẻ" của doanh nghiệp. Ông khẳng định: "FPT không hề già".
Tập đoàn FPT đang ở ngưỡng tuổi 30. Đã có nhiều ý kiến cho rằng 30 tuổi là rất chững và một trong những “gót chân Asin” của FPT là “bệnh già”. Biểu hiện của “tuổi già” là sự tăng trưởng chậm lại của công ty. Quan điểm của ông như thế nào?
Ông Đỗ Cao Bảo: Khi nói về sự “già” của doanh nghiệp, mọi người hay nhìn vào tăng trưởng hay không tăng trưởng con số doanh thu, lợi nhuận. Cách nhìn này là nhìn về hiện tượng, thoáng qua. Thực tế, trong kinh doanh còn nhiều khía cạnh phức tạp hơn thế.
Ví dụ: Trong khoảng 5-7 năm gần đây, FPT tăng trưởng trung bình 10%/năm, trong khi Vietnam Airlines tăng trưởng trung bình khoảng 14%, còn Viettel tăng trưởng âm về lợi nhuận. Nếu suy theo kiểu như vậy thì Vietnam Airlines trẻ hơn FPT và trẻ hơn Viettel. Nhưng chắc chắn không ai nói Vietnam Airlines trẻ hơn FPT và trẻ hơn Viettel.
Mỗi một lĩnh vực kinh doanh có một chu kỳ tăng trưởng nhất định. Trong những năm gần đây, thị trường tiêu dùng của Chính phủ, của các tổ chức lớn như ngân hàng, chứng khoán, dầu khí... hầu như không tăng trưởng, còn thị trường tiêu dùng cá nhân của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất cao do mức sống của người dân được nâng lên.
Chẳng hạn như Samsung có 162 nghìn công nhân, đa số đều là nông dân trước đây thu nhập thấp, không tiêu pha thì bây giờ thu nhập đã tăng lên. Lương trung bình của công nhân Samsung vào khoảng 10 triệu đồng, thậm chí còn cao hơn khoảng 2 triệu so với lương kỹ sư mới ra trường. 162 nghìn công nhân này bắt đầu có nhu cầu tiêu dùng từ mua sắm tivi, smartphone, đi du lịch... Hàng triệu công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM ngày trước thường đi tàu hoả, đi ô tô, giờ nhiều người chuyển sang đi máy bay.
Khi hàng triệu người tiêu dùng cá nhân có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cao hơn trước thì những doanh nghiệp phục vụ cho những con người ấy đều tăng trưởng cao, trong đó, nhu cầu đi lại cũng tăng, Vietnam Airlines được hưởng lợi từ đó, kéo theo tăng trưởng.
Tương tự như vậy, khi số đông người dân có thu nhập cao hơn, bắt đầu tích lũy đủ thì nhu cầu mua sắm điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, tivi, ăn uống cũng tăng. Từ đó, Thế giới Di động hưởng lợi, FPT Shop cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đó là doanh nghiệp tăng trưởng theo sự tăng trưởng của thị trường.

Doanh nghiệp tăng trưởng theo sự tăng trưởng của thị trường.
Có thể liên tưởng đến hình ảnh một trận bóng đá khi bắt đầu tan. Dòng người ra về, nó đẩy thì ta cứ thế đi và không thể dừng lại được. Trên thị trường cũng vậy, trong một lĩnh vực thì chính nhu cầu của người tiêu dùng đẩy cho doanh nghiệp đi lên, nếu đúng chu kỳ tăng trưởng của thị trường thì doanh nghiệp tăng trưởng cao, vào giai đoạn bão hoà doanh nghiệp sẽ tăng trưởng chậm. Nói một doanh nghiệp tốt hay không tốt phải so với những doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
Vậy tại sao FPT và Viettel lại tăng trưởng thấp hơn Vietnam Airlines? Bởi FPT chỉ có duy nhất FPT Shop là nằm đúng dòng xu thế tiêu dùng của toàn xã hội (FPT Shop tăng trưởng trên 30% một năm) và FPT Software cũng nằm trong xu thế thuê ngoài phầm mềm của thế giới (FPT Software tăng trưởng 25-30% năm), còn lĩnh vực Tích hợp hệ thống và phát triển phần mềm (FPT IS), FPT Trading đang ở giai đoạn thị trường tăng trưởng thấp, lĩnh vực viễn thông (FPT Telecom, Viettel) đang ở giai đoạn bão hoà. Năm 2015, Viettel có lợi nhuận lên đến 45.800 tỷ đồng, nhưng năm 2017, lợi nhuận của Viettel chỉ còn 44.000 tỷ đồng, tăng trưởng âm.
Để đánh giá đúng một công ty tốt hay xấu, già hay trẻ, người ta thường so sánh các công ty cùng lĩnh vực. Ví dụ so sánh Viettel với Mobifone, VNPT. Nếu Mobifone, VNPT tăng trưởng âm bảo 'già' thì có vẻ đúng nhưng nói Viettel 'già' là không đúng.
FPT chọn tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là công nghệ, làm đúng sứ mạng của mình. Hiện nay đa số các tỷ phú giàu nhất thế giới đều trong lĩnh vực công nghệ như Jeff Bezos (Amazon), Bill Gates (Microsoft), Mark Zuckerberg (Facebook), Larry Page & Sergey Brin (Google), Larry Elison (Oracle), Jack Ma (Alibaba).
Lý do là thế giới, nước Mỹ đang bước vào thời kỳ kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp 4.0, đấy chính là động lực, là nguyên nhân những người làm về công nghệ chiếm những vị trí cao nhất trong danh sách những người giàu nhất thế giới.
Hiện, Việt Nam chúng ta mới đang ở giai đoạn cách mạng công nghiệp 1.0, 1.5 (đi chậm hơn các nước Âu Mỹ vài chục năm) nên những người phục vụ thị trường 1.0, 1.5 sẽ là những người giàu nhất Việt Nam. Điều đó hợp với qui luật phát triển.
Tôi tin tưởng sâu sắc rằng 10, 15 năm nữa, sẽ là thời kỳ của các công ty công nghệ Việt Nam. Có thể đến lúc đó mới là thời của FPT. Tôi cho rằng trong lĩnh vực của mình, mình kém đối thủ thì mới coi là già, mình vẫn tăng trưởng hơn đối thủ thì chưa già, mình không so sánh với các công ty không cùng lĩnh vực.
Vậy trong lĩnh vực sở trường của mình thì FPT có gì đặc biệt để nói là "không già" thưa ông?
Ông Đỗ Cao Bảo: Trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), tôi cho rằng FPT là xuất sắc. FSoft là số 1 về xuất khẩu phần mềm của Việt Nam với 13.000 người, doanh thu 300 triệu USD. Trong khi đó, công ty số 2 về xuất khẩu phần mềm của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/10 FSoft. Rõ ràng FPT xuất sắc vì không những vượt lên trên mà còn gấp 10 lần.
FPT IS cũng là số 1 về tích hợp hệ thống và giải pháp phần mềm trong nước. Hầu hết các hệ thống phần mềm lớn cho các ngành kinh tế của Việt Nam đều do FPT IS cung cấp, trong đó có thể kể đến các hệ thống kho bạc, hệ thống hải quan, hệ thống thuế, hệ thống chứng khoán, nhiều ứng dụng cho ngành ngân hàng, hệ thống viễn thông, điện lực, y tế, chính quyền điện tử, hệ thống ERP… tại Việt Nam đều do FPT IS cung cấp. Không những thế FPT IS còn cung cấp cho thị trường Bangladesh, Myanmar, Philippines, Lào, Cambodia. Về FO, Vnexpress cũng đứng số 1 báo điện tử tại Việt Nam.
Như vậy, FPT có ba lĩnh vực đang là số 1 và so với các đối thủ khác FPT bỏ một khoảng cách rất xa. Nói FPT già rõ ràng không đúng.
Nhiều người đánh giá về sự “già” của FPT qua độ tuổi trung bình của ban lãnh đạo tập đoàn. Ông nghĩ thế nào về cách đánh giá này? Ban lãnh đạo FPT có kế hoạch tái cơ cấu bộ máy lãnh đạo và bổ sung thêm những người trẻ hay không?
Ông Đỗ Cao Bảo: Tuổi là trên giấy tờ, ngoài tuổi trên giấy tờ con người ta còn có cả tuổi sinh học. Có những người trên 60 nhưng vẫn rất trẻ, nhưng có những người mới 50 đã thấy già. Tôi chưa thấy một lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nào dù cùng tuổi hay cách anh Trương Gia Bình 20 tuổi mà có sức khỏe, sức làm việc, khát vọng lớn bằng anh Bình.
Trong khi hầu hết thanh niên của FPT tối khuya hôm trước tiếp khách uống rượu say xong thì sáng hôm sau khó dậy đi làm đúng giờ được, nhưng anh Bình dù tối khuya hôm trước đã nhậu say nhưng sáng hôm sau họp sớm, anh vẫn dậy đi họp bình thường.

Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình.
Sức cơ thể để tái tạo làm việc, anh Bình là vô địch. Anh Bình cần đến hai lái xe để phục vụ, một lái xe ca từ sáng sớm đến 4h chiều, một lái xe ca từ 4 giờ chiều đến nửa đêm. Tháng 3 này, nghe nói anh Bình sẽ có 27 ngày công tác khắp thế giới, tháng 4 anh cũng có 26 ngày đi công tác khắp thế giới. Ai nói anh Bình già thì thử tìm xem có ai trẻ hơn anh Bình mà sức làm việc hơn anh Bình?
Anh Bình là người có tuổi sinh học trẻ và có khát vọng lớn. Về khát vọng, anh Bình đặt mục tiêu toàn cầu hoá, chinh phục và hợp tác với hầu hết các tập đoàn lớn trên toàn cầu (trong top Fortune 500), mang trí tuệ Việt Nam ra nước ngoài, làm giàu cho đất nước. Hiện tại FPT đã có mặt tại 21 quốc gia trên thế giới.
Một điểm đặc biệt và đáng tự hào cho người Việt Nam chúng ta là FPT là một trong 2 công ty CNTT lớn nhất Đông Nam Á. Các công ty CNTT lớn nhất Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines đều bé hơn FPT rất nhiều, mặc dù qui mô thị trường của họ lớn hơn, trừ công ty NCS Singapore là tương đương. Trong cùng lĩnh vực CNTT ở khu vực ASEAN, FPT là số 1, hỏi có công ty nào của Việt Nam làm được điều ấy? Tôi nghĩ là không.
Vấn đề lớn nhất của các lãnh đạo tài năng là sau 30 năm phát triển, khi đến tuổi phải chuyển giao quyền lãnh đạo, khi sức khỏe của lãnh đạo đi xuống, không thể tiếp tục lãnh đạo thì chắc chắn phải có thế hệ lãnh đạo kế tiếp.
Cũng như chạy tiếp sức, không phải một phát anh giao gậy mà hai anh phải chạy song song một đoạn rất dài, cùng tốc độ thì mới trao được gậy. Thế thệ trẻ FPT phải lĩnh một trách nhiệm lớn hơn rất nhiều. Anh không những phải giỏi hơn anh ngày hôm qua mà còn phải lớn lên theo sự phát triển của công ty để đủ sức lãnh nhận trách nhiệm.
Như vậy, thế hệ kế cận FPT phải lớn gấp 2 lần. Một lần lớn cho chính anh, một lần lớn theo tổ chức. Hai cái lớn đó nếu thế hệ thứ hai không xuất sắc thì không thể theo kịp. Bài toán khó nhất của FPT là tìm người thay thế xứng đáng.
Ông có thể nói rõ hơn về khát vọng lớn của FPT?
Ông Đỗ Cao Bảo: Hiện tượng U23 Việt Nam vừa qua là một minh chứng cho thấy, U23 đã khơi dậy khát vọng ngang bằng các dân tộc khác bấy lâu nay của người Việt. Dù không nói ra, nhưng người Việt cảm thấy tự ti vì sự kém cỏi, nhược tiểu, bị coi thường và do đó luôn có khát vọng ngang bằng các dân tộc khác. U23 đã chứng minh được chúng ta ngang bằng không phải ở Đông Nam Á mà là châu Á. Cái ngang bằng đó đã đến sát tận nơi, thành hiện thực rồi.

U23 đã khơi dậy khát vọng ngang bằng các dân tộc khác bấy lâu nay của người Việt.
Hàng trăm nghìn người đổ ra sân vận động Mỹ Đình, phố đi bộ Nguyễn Huệ, các điểm công cộng và hàng chục triệu người xem qua tivi là để cùng nhau chứng kiến giây phút chúng ta ngang bằng với các dân tộc hàng đầu châu Á, được mở mày mở mặt với thế giới. Khát vọng chung đó của người Việt đã được U23 đã thổi lên và chứng minh được.
Trong kinh tế cũng vậy, nếu ai thổi lên ngọn lửa, đặt mục tiêu và chứng minh được dân tộc Việt Nam ngang bằng với thế giới về giàu có và văn minh trở thành hiện thực thì khi ấy sẽ tạo được sự đồng sức, đồng lòng của cả dân tộc, khi ấy sức mạnh của dân tộc Việt sẽ là vô địch, có lẽ còn lớn hơn U23 vừa rồi. Nhưng rất tiếc, đến nay ở Việt Nam chưa ai làm được điều đó.
Việc FPT ra nước ngoài, sang châu Mỹ, Nhật, châu Âu, Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi… chính là thực hiện khát vọng đó. Dưới góc nhìn của tôi ở Việt Nam, chưa có công ty nào có khát vọng lớn bằng FPT. Chúng tôi muốn thật nhiều người Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cùng chia sẻ khát vọng ấy.
FPT đã và đang có những kế hoạch phát triển nào để bắt kịp với xu hướng công nghệ mới của thế giới?
Ông Đỗ Cao Bảo: Với các sản phẩm công nghệ mới như bitcoin thì chúng tôi không quan tâm nhiều lắm vì chúng tôi cho rằng có gì đó không ổn. Nhưng FPT đặt mục tiêu phải tiên phong trong cuộc cách mạng 4.0. Trong những giai đoạn bình thường, muốn đuổi kịp các nước tiên tiến rất khó. Nhưng cơ hội chỉ đến nếu biết đi tắt, đón đầu. Muốn đi tắt đón đầu phải biết rõ khúc cua và cuộc cách mạng 4.0 chính là khúc cua.
Trọng tâm 4.0 của FPT là ở nước ngoài. Các tập đoàn lớn toàn cầu đều tập trung vào 4.0 và họ cần những người làm cùng. FPT nói với họ rằng chúng tôi làm được và chúng tôi có khát vọng. Khi làm cùng với các tập đoàn lớn, chúng tôi sẽ học hỏi được nhiều, tích luỹ được về công nghệ và giải pháp.
Chẳng hạn như, trước kia, khi máy bay đáp xuống sân bay, trung bình máy bay phải dừng khoảng 1 tiếng rưỡi để bảo dưỡng, tiếp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa. Máy bay dừng lâu rất lãng phí. Do đó, bài toán đưa ra là khi máy bay cách sân bay 1 tiếng hoặc nửa tiếng, sẽ có hệ thống thông báo toàn bộ tình trạng, thông số kỹ thuật về mặt đất, mặt đất biết được cần phải tiếp bao nhiêu xăng, dầu, cần bảo dưỡng như thế nào. Chỉ cần máy bay hạ cánh xuống, tất cả các công việc được thực hiện nhanh chóng chỉ mất khoảng 40 phút.
Những phần mềm như thế hoặc nền tảng trí tuệ nhân tạo AI, hệ thống xe tự lái... FPT chúng tôi làm được, vấn đề là có người đặt hàng. Những hệ thống như vậy chúng tôi đang làm chung với các tập đoàn lớn toàn cầu. Khi làm chung với các tập đoàn toàn cầu đi đầu về công nghệ, chúng tôi sẽ có cơ hội làm chủ công nghệ và làm các sản phẩm của riêng mình. Đầu tiên là để giúp FPT phát triển, tiếp theo sẽ là quay trở lại phục vụ trong nước.
Xin cảm ơn ông!
Ông Đỗ Cao Bảo sinh ngày 18/6/1957, là cử nhân Toán điều khiển - Học viện Kỹ thuật quân sự. Đầu năm 2016, Tập đoàn FPT đã bổ nhiệm Chủ tịch FPT IS ở thời điểm đó - tức ông Đỗ Cao Bảo - vào vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách Kinh doanh chung của FPT.
Ông Cao Bảo phụ trách các khách hàng chiến lược, các dự án, đề án chiến lược, cấp bộ, nhà nước, phụ trách hoạt động đối ngoại chung và công tác truyền thông của Tập đoàn FPT. Ông cũng là nhà đồng sáng lập, Uỷ viên HĐQT của Tập đoàn.
- Cùng chuyên mục
Tập đoàn Trung Đông đề xuất đầu tư tổ hợp dịch vụ-sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận
Tập đoàn PDSI đề xuất ý tưởng triển khai dự án Khu tổ hợp dịch vụ kết hợp sân golf có quy mô khoảng 425 ha.
Đầu tư - 27/03/2025 07:58
Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên
Lotte mong muốn nhận được sự quan tâm hợp tác, giúp đỡ của tỉnh Thái Nguyên để Tập đoàn có thể đầu tư các dự án, trước mắt là siêu thị lớn tại địa phương.
Đầu tư - 27/03/2025 06:00
Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch
Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.
Đầu tư - 26/03/2025 17:56
2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.
Đầu tư - 26/03/2025 17:07
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đầu tư - 25/03/2025 15:46
Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 25/03/2025 15:18
Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.
Đầu tư - 25/03/2025 10:00
Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đầu tư - 25/03/2025 07:02
- Đọc nhiều
-
1
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
-
2
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
3
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
4
Bình Định sẽ khởi công 7 dự án giao thông hơn 57.800 tỷ trong năm 2025
-
5
Người dân trúng số nhưng không được nhận tiền thắng kiện
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago