[Gặp gỡ thứ Tư] Sửa Luật để thúc đẩy TTCK tiếp tục phát triển bền vững

HUY NGỌC
06:30 26/06/2019

Theo bà Vũ Thị Chân Phương, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) là nhằm hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững, an toàn của TTCK,...

vu thi chan phuong

Bà Vũ Thị Chân Phương, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Thưa bà, Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã được trình Quốc hội để cho ý kiến. Xin bà cho biết các nội dung trọng tâm của dự thảo Luật này?

Bà Vũ Thị Chân Phương: Như chúng ta đã biết, hiện nay dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã được trình ra Quốc hội. Dự thảo bao gồm 10 chương, 136 điều. So với Luật Chứng khoán hiện hành, dự thảo Luật sửa đổi 97 điều, bổ sung 31 điều, bãi bỏ 31 điều và giữ nguyên 08 điều, bao gồm nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK), dự thảo Luật đã tăng cường phân cấp, trao thêm một số thẩm quyền cho UBCKNN để củng cố, tăng cường tính độc lập, chủ động trong quản lý, điều hành thị trường của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) như: bảo đảm thẩm quyền tiếp cận thông tin trong công tác thanh tra của UBCKNN; phân quyền cụ thể để UBCKNN chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động của TTCK, xử lý các biến động bất thường hoặc sự cố trên thị trường; chủ động báo cáo, kiến nghị các biện pháp nhằm đảm bảo ổn định, an toàn của TTCK…

Thứ hai, về chào bán chứng khoán, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung, chuẩn hóa điều kiện chào bán chứng khoán cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK; bổ sung quy định nhằm gắn chào bán chứng khoán ra công chúng với niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK).

Thứ ba, về công ty đại chúng, dự thảo Luật nâng tiêu chuẩn về vốn điều lệ đã góp của công ty đại chúng (CTĐC) từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng để phù hợp với quy mô TTCK hiện tại, nâng cao chất lượng của các CTĐC, tương thích với điều kiện niêm yết hiện nay trên SGDCK để CTĐC phải gắn với việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK. Quy định về quản trị công ty áp dụng đối với CTĐC cũng được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)/G20.

Thứ tư, về thị trường giao dịch chứng khoán, mô hình tổ chức của SGDCK được sửa đổi cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp, đồng thời cũng tính đến các yếu tố đặc thù trong thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể của SGDCK bảo đảm cho SGDCK thực hiện tốt chức năng tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán. Dự thảo Luật quy định rõ trách nhiệm của SGDCK trong việc giám sát giao dịch, giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ của các thành viên giao dịch; phòng ngừa, xử lý rủi ro, khủng hoảng.

Thứ năm, về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, quy định về mô hình tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý, điều hành của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; bổ sung quy định Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với chứng khoán sử dụng làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch bảo đảm theo yêu cầu của khách hàng nhằm hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao tính an toàn, minh bạch, chính xác trong các giao dịch bảo đảm đối với chứng khoán đã được đăng ký, lưu ký; hỗ trợ kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.

Thứ sáu, về tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, dự thảo luật quy định nguyên tắc nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, hoạt động trên TTCK Việt Nam tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK; đồng thời, giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể về quy định này nhằm triển khai việc mở cửa thị trường cho NĐTNN được thực hiện từng bước theo lộ trình, bảo đảm dư địa cho các bộ, ngành trong đàm phán, thương lượng và ký kết các thỏa ước quốc tế.

Thứ bảy, về tổ chức kinh doanh chứng khoán, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc công ty chứng khoán (CTCK), công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (CTQLQ) phải đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán; sửa đổi, quy định rõ các dịch vụ được cung cấp khi CTCK được cấp phép các nghiệp vụ kinh doanh; bổ sung trách nhiệm của CTCK trong thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán, xây dựng hệ thống, cơ sở dữ liệu dự phòng...

Thứ tám, về công bố thông tin (CBTT) trên TTCK, dự thảo Luật đã chuẩn hóa quy định CBTT trên TTCK Việt Nam, thông qua việc quy định rõ phương thức công bố thông tin, đối tượng, nội dung công bố thông tin và làm rõ trách nhiệm công bố thông tin của các cổ đông lớn/nhà đầu tư sở hữu trên 5% chứng chỉ quỹ đóng, nhóm người có liên quan và các chức danh nội bộ, người có liên quan của người nội bộ của công ty đại chúng/quỹ đại chúng, nhằm tăng cường tính minh bạch, góp phần tạo điều kiện nâng hạng TTCK Việt Nam từ mức thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Thứ chín, về thanh tra, xử lý vi phạm, dự thảo Luật đã bổ sung quyền cho UBCKNN trong việc yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp viễn thông cung cấp thông tin để xác minh, xử lý các hành vi bị cấm trên TTCK. Để có chế tài đủ mạnh, nâng cao tính răn đe, phòng ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên thị trường, dự thảo Luật quy định mức phạt tối đa đối với hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội bộ là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân; đối với các hành vi vi phạm khác quy định mức phạt tiền tối đa là 03 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Đồng thời, bổ sung quy định các các biện pháp xử lý như: tịch thu toàn bộ số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm, cấm tham gia thị trường, cấm huy động vốn, cấm đảm nhận chức vụ…

Mặc dù trong dự thảo Luật đã đề cập tới 08 nhóm chính sách, nhưng với góc nhìn của cơ quan “chấp bút” cho dự thảo Luật, theo bà đâu là những thay đổi mang tính “hồn túy” trong dự thảo lần này?

Bà Vũ Thị Chân Phương: Mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) là nhằm hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững, an toàn của TTCK, đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với TTCK, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

Quá trình soạn thảo Luật, chúng tôi đã bám sát nội dung 08 nhóm chính sách đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua nhằm hướng tới các mục tiêu sau đây:

Một là, tăng cung hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường.

Những sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật Chứng khoán đã mở rộng khái niệm chứng khoán, luật hóa quy định về chứng khoán phái sinh...; nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường thông qua việc chuẩn hóa điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng (tách bạch điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng; nâng điều kiện về vốn điều lệ đã góp, quy định chặt chẽ các điều kiện về kết quả hoạt động kinh doanh, quy mô, tần suất phát hành) nhằm đảm bảo lựa chọn các công ty có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, năng lực tài chính tốt.

Hai là, mở rộng TTCK có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do thông qua việc gắn công ty đại chúng, chào bán chứng khoán ra công chúng với niêm yết, đăng ký giao dịch trên SGDCK.

Dự thảo Luật được thông qua sẽ là bước tiến trong việc mở rộng TTCK có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do thông qua quy định gắn CTĐC và việc chào bán chứng khoán ra công chúng với việc niêm yết, đăng ký giao dịch trên SGDCK. Theo quy định tại dự thảo Luật, tổ chức phát hành đã thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải hoàn tất việc đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán tại SGDCK trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Việc đưa cổ phiếu vào đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch của SGDCK của CTĐC cũng là 30 ngày kể từ ngày UBCKNN xác nhận hoàn tất việc đăng ký CTĐC. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thị trường niêm yết, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, dự thảo Luật quy định sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch của SGDCK, CTĐC mới có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán.

Ba là, tạo chính sách mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK.

Luật Chứng khoán (sửa đổi) lần này có nhiều nhóm chính sách gián tiếp liên quan tới thu hút vốn ngoại được sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, nội dung quy định trực tiếp về sự tham gia của NĐTNN trên TTCK cũng được đưa vào dự thảo luật để tạo khung pháp lý cao hơn cho vấn đề này, phân định rõ phạm vi điều chỉnh giữa Luật Chứng khoán và Luật Đầu tư về các điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán, tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên TTCK Việt Nam; tạo sự minh bạch và thu hút đầu tư nước ngoài.

Bốn là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm trên TTCK.

Tại dự thảo Luật tiếp tục kiện toàn mô hình hai cấp giám sát, tăng cường giám sát của cơ quan quản lý đối với toàn thị trường; giám sát của SGDCK và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với các thành viên, tổ chức, cá nhân tham gia các thị trường giao dịch, hoạt động lưu ký; đồng thời luật hóa trách nhiệm giám sát công ty chứng khoán đối với giao dịch tại công ty chứng khoán; tiếp tục quy định về giám sát của ngân hàng giám sát đối với việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. Lần đầu tiên quy định tại văn bản luật về giám sát an ninh, an toàn TTCK, trách nhiệm của UBCKNN, SGDCK, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các tổ chức phụ trợ phải thường xuyên thực hiện giám sát an ninh, an toàn TTCK; xây dựng, triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của TTCK.

Năm là, tăng cường thẩm quyền cho UBCKNN để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát toàn diện đối với hoạt động về chứng khoán và TTCK.

Dự thảo Luật đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính; tăng cường phân cấp, bổ sung một số quyền hạn, trách nhiệm cho UBCKNN để thực thi chức năng quản lý, giám sát toàn diện hoạt động của TTCK.

Bà kỳ vọng về sự phát triển của TTCK Việt Nam khi Luật Chứng khoán (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực?

Bà Vũ Thị Chân Phương: Chúng tôi cho rằng, Luật Chứng khoán (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực sẽ tạo lập khung khổ pháp lý đồng bộ, khả thi, hiệu quả, phù hợp, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, qua đó, tạo động lực thúc đẩy TTCK tiếp tục phát triển một cách bền vững.

Cụ thể là, Luật sẽ giúp cải thiện chất lượng nguồn cung, thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước trên TTCK, giúp nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả.

Đồng thời, tạo cơ sở để nâng cao năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường. Qua đó, khuyến khích mạnh mẽ tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK, tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả hơn cho nền kinh tế.

  • Cùng chuyên mục
Đề xuất ưu đãi vượt trội cho ngân hàng nước ngoài vào Trung tâm tài chính

Đề xuất ưu đãi vượt trội cho ngân hàng nước ngoài vào Trung tâm tài chính

Để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng, các chuyên gia đề xuất, cần nhiều cơ chế vượt trội liên quan đến hạ tầng tài chính, công nghệ, ưu đãi cho ngân hàng nước ngoài chuyển trụ sở, chi nhánh vào Việt Nam.

Tài chính - 16/04/2025 16:34

Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản vay 30 triệu USD với đối tác ngoại

Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản vay 30 triệu USD với đối tác ngoại

Phát Đạt đã chuyển đổi khoản vay 30 triệu USD thành cổ phiếu giúp giảm áp lực nợ đáng kể, bởi nếu không hoàn thành trước 23/4 thì sẽ phải thanh toán khoản vay trước ngày 24/9.

Tài chính - 16/04/2025 14:40

BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp

BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp

BVBank sẽ thực hiện chuyển sàn năm nay để đón đầu các triển vọng khởi sắc sắp tới. Đồng thời, ngân hàng chào bán tiếp cổ phiếu cho cổ đông và ESOP để tăng vốn lên 7.676 tỷ đồng.

Tài chính - 16/04/2025 08:23

Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%

Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình khẳng định mục tiêu kinh doanh năm 2025 dù khó khăn, song Tập đoàn sẽ cố gắng thực hiện bằng mọi giá.

Tài chính - 15/04/2025 17:40

Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu

Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu

Giá lao dốc sau biến cố thuế quan, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch mua lại cổ phiếu bất chấp việc giảm vốn. Các lãnh đạo cũng dự chi hàng chục tỷ gom cổ phiếu.

Tài chính - 15/04/2025 13:16

Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn

Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn

Dù TTCK trong nước đã có những biến động do sự kiện áp thuế đối ứng, song HĐQT Chứng khoán MB nhìn nhận vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi và thông tin hỗ trợ tích cực như Chính phủ giảm chi phí, thuế, nâng hạng thị trường chứng khoán...

Tài chính - 15/04/2025 12:50

Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu

Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu

Bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng nhà đầu tư cá nhân không nên tham gia lướt sóng hay sử dụng margin vào lúc này vì rủi ro biến động giá vẫn rất cao.

Tài chính - 15/04/2025 10:47

Sớm áp dụng APA để gỡ điểm nghẽn về xác định giá giao dịch liên kết

Sớm áp dụng APA để gỡ điểm nghẽn về xác định giá giao dịch liên kết

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là một biện pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để giải quyết hữu hiệu vấn đề "chuyển giá".

Tài chính - 15/04/2025 07:41

‘Vững vàng’ như cổ phiếu VIC

‘Vững vàng’ như cổ phiếu VIC

Với diễn biến tích cực của VIC, VHM và VRE, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (theo Forbes) hiện đạt 8,4 tỷ USD, đứng thứ 344 top người giàu trên thế giới.

Tài chính - 14/04/2025 15:32

Chủ tịch Hưng Thịnh Incons: ‘Chậm lại là để đi nhanh hơn’

Chủ tịch Hưng Thịnh Incons: ‘Chậm lại là để đi nhanh hơn’

Hưng Thịnh Incons đánh giá ngành xây dựng có triển vọng tích cực năm nay. Doanh nghiệp đã tiến hành tái cấu trúc và kỳ vọng có sự chuyển mình mạnh mẽ.

Tài chính - 14/04/2025 11:10

Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán

Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán

Sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo và giải chấp ngắn hạn, niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán khi VN-Index tăng liên tiếp trong 2 phiên 10/4 và 11/4.

Tài chính - 14/04/2025 06:45

Cơ hội vàng để sở hữu ngân hàng 100% vốn ngoại

Cơ hội vàng để sở hữu ngân hàng 100% vốn ngoại

Suốt 8 năm qua, không có thêm ngân hàng 100% vốn nước ngoài nào được thành lập tại Việt Nam. Do vậy, giấy phép ngân hàng 100% vốn ngoại là cơ hội vàng cho nhà đầu tư.

Tài chính - 13/04/2025 13:05

Lộ diện những khoản chia thưởng ‘khủng’ sau mùa đại hội

Lộ diện những khoản chia thưởng ‘khủng’ sau mùa đại hội

Hàng loạt doanh nghiệp lớn lên kế hoạch chia thưởng khủng cho 2024 như Đạm Phú Mỹ, Vinamilk, Sabeco, IDICO… Có đơn vị tăng đáng kể cổ tức so với kế hoạch ban đầu.

Tài chính - 13/04/2025 09:17

Đồng đô la đang mất dần vị thế như một tài sản trú ẩn an toàn

Đồng đô la đang mất dần vị thế như một tài sản trú ẩn an toàn

Đồng đô la đã trở thành nạn nhân mới nhất của tình trạng hỗn loạn của thị trường trong tuần này khi cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng tồi tệ, có nguy cơ làm chệch hướng tăng trưởng kinh tế của Mỹ.

Tài chính - 13/04/2025 09:16

Việt Nam cần chủ động các kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Việt Nam cần chủ động các kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Những khó khăn, thách thức mới phát sinh từ chính sách thuế quan của Mỹ cũng là cơ hội lớn để Việt Nam nhanh chóng điều chỉnh chính sách phát triển, chủ động các định hướng giải pháp lớn.

Tài chính - 12/04/2025 12:14

Sân chơi 'tài chính thông minh' cho thế hệ Z, Alpha

Sân chơi 'tài chính thông minh' cho thế hệ Z, Alpha

Tạo sân chơi "Tài chính thông minh" nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của thế hệ Z, Alpha về tài chính cá nhân hướng tới mục tiêu phát triển tài chính toàn diện.

Ngân hàng - 11/04/2025 16:49