Dư luận nói gì về vụ "Chủ tịch huyện Hương Khê - Hà Tĩnh đòi phá cao su để nuôi bò"?

Nhàđầutư
Sau khi Nhadautu.vn đăng bài “Hương Khê - Hà Tĩnh: Bức xúc vì Chủ tịch huyện đòi phá cao su để chăn nuôi bò”, dư luận đã lên tiếng về việc ông chủ tịch huyện xem thường pháp luật, coi đất nhà nước giao quyền sử dụng 50 năm cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam như đất vườn của nhà ông.
NHÓM PV MIỀN TRUNG
08, Tháng 07, 2019 | 07:48

Nhàđầutư
Sau khi Nhadautu.vn đăng bài “Hương Khê - Hà Tĩnh: Bức xúc vì Chủ tịch huyện đòi phá cao su để chăn nuôi bò”, dư luận đã lên tiếng về việc ông chủ tịch huyện xem thường pháp luật, coi đất nhà nước giao quyền sử dụng 50 năm cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam như đất vườn của nhà ông.

Những tiếng nói da diết với cây cao su

Bạn Hai Long ở thành phố Hà Tĩnh bình luận trên Facebook: Bài viết sâu sắc đầy trách nhiệm với các công ty cao su và môi trường sinh thái, người lao động. Bài học nhãn tiền từ bò Bình Hà ở Cẩm Xuyên và Kỳ Anh cũng chặt phá cao su, cạo trọc rừng đầu nguồn để nuôi bò, nay thất bại thảm hại do không cân nhắc cụ thể trước khi đầu tư.

cs5

Rừng cao su đầu nguồn nơi ông chủ tịch đòi chặt phá

Phó giám đốc Nông trường cao su Hàm Nghi thì lo lắng nói: Kể từ khi ông Chủ tịch UBND huyện Hương Khê trực tiếp đưa người vào các lô cao su, nơi công nhân đang ngày đêm cạo mủ để chỉ trỏ, đo đạc, và có thông tin sẽ chặt phá toàn bộ cao su của nông trường để trồng cỏ nuôi bò, công nhân chúng tôi rất hoang mang, chán nản.

Lãnh đạo công ty TNHH-MTV cao su Hà Tĩnh thì cho rằng: "Đất và tài sản trên đất do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (CNCSVN) đầu tư, được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 50 năm, đến 31/12/2050 mới hết hạn sử dụng. Việc ông chủ tịch huyện đưa người vào trong khu vực công nhân chúng tôi đang lao động, sản xuất, không có ý kiến văn bản thông báo nào, kể cả Tập đoàn CNCSVN, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng không hay biết gì đã gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng giai cấp công nhân lao động, gây mất đoàn kết trong nội bộ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.

Hiện nay, Nông trường cao su Hàm Nghi được giao quản lý 640ha cao su thuộc diện khai thác, trong đó 2 tiểu khu 240, 241 mà ông Chủ tịch huyện Hương Khê định chặt phá, cạo trọc để trồng cỏ nuôi bò đang là vườn cây kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất toàn công ty.

cs3

Vườn cây cao su đang cho thu hoạch mủ tại 2 tiêu khu 240, 241

Vườn cây này có mật độ bình quân 400 cây/ha, năng suất mủ đạt từ 1,4 tấn/ha; cá biệt một số diện tích thâm canh tốt cho năng suất đạt từ 1,8 - 1,9 tấn/ha, chiếm gần 1/3 sản lượng mủ của cả công ty. Mặc dù giá mủ tuy có xuống thấp nhưng dù sao thì cả vườn cây cao su của nông trường vẫn như một hũ tiền tiết kiệm, nuôi sống, tạo việc làm ổn định cho trên 120 công nhân với hơn 20 hộ nông dân nhận khoán chăm sóc bảo vệ vườn cây".    

Tiếng nói của người ngoài cuộc

Không chỉ người lao động trong công ty cao su Hà Tĩnh bức xúc, bạn đọc Nguyễn Văn An ở Quảng Trị viết: “Làm gì cũng phải đúng luật và đúng thẩm quyền. Là một Chủ tịch huyện phải tôn trọng luật pháp, có trước, có sau. Chắc không dễ gì lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt chủ trương đầy tính... cảm hứng của vị Chủ tịch này đâu”. 

cs4

Năng suất mủ cao su ở đây đạt 1,4 tấn/ha

cs2

Công nhân cạo mủ cao su của Công ty cao su Hà Tĩnh

Đồng quan điểm, Facebook Thu Bui ở thành phố Hà Tĩnh cho rằng: “Cụ này từng đề xuất xây cầu vượt cho bò đi, nay lại đề xuất lấy đất doanh nghiệp cao su để cho doanh nghiệp khác nuôi bò. Cụ cứ làm như đất ở trong căn biệt thự của cụ không bằng. Đúng là cụ quá ưu ái...cho bò!”.

Bạn đọc Dung Lê Huy ở thành phố Hồ Chí Minh bình luận: “Phá thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, nhân dân... Đừng vì lợi ích cổ phần, lợi ích nhóm, hoặc ỷ quyền cậy thế mà phán quyết như thế”.

Một người con Hương Khê xa xứ có tên Dinh Phan lo lắng: “Thưa ông Chủ tịch huyện Hương Khê nhà ta, chưa mưa đã ngập chưa nắng đã khô đó ông. Để rừng cao su ông còn tồn tại chứ chặt phá rừng mà trồng cỏ thì có lẽ xin ông đừng”.

Bạn đọc Nguyễn Thị Hồng Vinh thì thốt lên rằng: “Chết rồi. Cẩm xuyên, Kỳ Anh dự án nuôi bò Bình Hà đang bỏ hoang nhiều ha vô kể. Xin đừng phá nữa…”.

Còn bạn Hương Đặng nhấn mạnh: “Dự án nuôi bò nghìn tỷ như của công ty Bình Hà ấy. Gương treo rồi mà sao không chịu chịu soi?”.

Đồng ý kiến, độc giải Đăng Hồ cũng viết: “Biết là doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn thì phải tôn trọng và quan hệ tốt với địa phương. Nhưng dù nể ai thì nể không ai tự cứu mình bằng bản thân mình đâu”.

Kết thúc bài viết, Nhadautu.vn xin đưa ý kiến của một vị lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nói: "Vấn đề chặt phá hàng trăm ha cao su không đơn giản, phải được sự đồng ý của Tập đoàn CNCSVN trước, sau đó được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng đồng ý, lúc đó doanh nghiệp nào muốn vào đầu tư phải làm đúng các quy trình đảm bảo đúng luật pháp và luật đất đai hiện hành. Còn nói về cây cao su, đây là một chủ trương lớn từ Nghị quyết của tỉnh đề ra mới mời họ (Tập đoàn cao su-NV) về đầu tư được như hôm nay". 

Ông nói thêm: “Phải đánh giá sự đóng góp ưu ái của Tập đoàn CNCSVN đối với tĩnh Hà Tĩnh là rất lớn và hiệu quả. Không thể phá cao su khi chủ rừng hay biết gì như thế được!”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ