Dự án BOT Đắk Lắk đứng trước nguy cơ phá sản
Sau hơn 5 năm, trạm thu phí BOT Đắk Lắk (do Công ty CP BOT Quang Đức làm chủ đầu tư Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh) được đưa vào thu phí, thì hiện trạm đang “sống dở, chết dở” chỉ vì... phát sinh tuyến tránh Buôn Hồ.
Phát sinh từ tuyến tránh Buôn Hồ
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14), đoạn Km1738+148 đến Km1763+610 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo hình thức BOT có vốn đầu tư 836 tỷ đồng, quy mô hai làn xe, thời gian thu phí hoàn vốn 20 năm, vị trí đặt Trạm thu phí BOT tại Km1747, quốc lộ 14. Dự án BOT Đắk Lắk, chính thức thu phí hoàn vốn vào ngày 2/11/2015, thời gian thu phí 20 năm 2 tháng (nay còn 16 năm 9 tháng).
Từ khi đi vào hoạt động, dự án đã góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông quốc lộ qua Tây Nguyên và Đắk Lắk nói riêng, bảo đảm lưu thông thông suốt cho hàng chục nghìn phương tiện mỗi ngày trên tuyến quốc lộ này.
Trong hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT) số 12698/HĐ.BOT-BGTVT được ký giữa Bộ GTVT và Liên danh Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức, Công ty CP Đông Hưng Gia Lai và Công ty CP Thủy điện Sê San 4A tháng 11/2013 ghi rõ: “Dự kiến từ năm 2030, đường cao tốc Hồ Chí Minh song song với dự án đi vào hoạt động, lưu lượng phương tiện trên quốc lộ 14 sẽ được phân lưu một phần, trước mắt tạm tính tỷ lệ phân lưu sang tuyến cao tốc là 50%”.
Việc thu phí của dự án diễn ra thuận lợi song điều thật trớ trêu, sau khi thu phí chưa được 5 tháng, đến tháng 4/2016, Bộ GTVTG “bất ngờ” ra Quyết định 1313/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2016 về việc phê duyệt dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh phía tây thị xã Buôn Hồ được triển khai và sớm đưa vào sử dụng.

Trạm thu phí BOT ở thị xã Buôn Hồ - Đắk Lắk của Công ty CP BOT Quang Đức đứng trước nguy cơ phá sản. Ảnh: Văn Dũng
Theo ông Thái Hồng Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Quang Đức, trước khi Bộ GTVT có quyết định phê duyệt dự án tuyến tránh phía tây thị xã Buôn Hồ, Công ty CP BOT Quang Đức đã nhiều lần có ý kiến và có văn bản kiến nghị Bộ GTVT về vấn đề này, bởi tuyến đường tránh chạy gần song song và chỉ cách tuyến đường BOT do đơn vị quản lý gần 5 km về phía tây. “Khi dự án tuyến tránh hoàn thành, đi vào hoạt động, đương nhiên các phương tiện giao thông sẽ chuyển sang đi tuyến đường này, “né” trạm thu phí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thu phí hoàn vốn của dự án”, ông Nhân nhấn mạnh.
Trước đó, để giải quyết Quyết định “bất ngờ và khó hiểu”, tháng 6/2017, Bộ GTVT, UBND tỉnh Đăk Lăk và các bên liên quan đã có cuộc họp để tìm hướng xử lý, vướng mắc của dự án này. Cả Bộ GTVT và UBND tỉnh Đắk Lắk đều kết luận, việc thi công tuyến tránh thị xã Buồn Hồ sẽ làm ảnh hưởng đến việc thu phí hoàn vốn của dự án BOT, do đó cả 2 bên đã có báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho di dời trạm thu phí từ Km1747 đến vị trí Km1758+085 đường Hồ Chí Minh. Song điều đáng lo ngại, là việc di dời trạm thu phí đến vị trí Km1758+085 đường Hồ Chí Minh làm khả năng hoàn vốn của BOT Đắk Lắk hết sức u ám. Nguyên nhân được chỉ ra là lưu lượng phương tiện qua lại trên tuyến đường sẽ giảm so với dự báo trong phương án tài chính. Đặc biệt, việc di dời trạm thu phí vừa gây tốn kém ngân sách của Nhà nước, và khiến nhiều người lo lắng sẽ tạo thêm một điểm nóng về dự án BOT.
Trong văn bản xin tháo gỡ khó khăn gửi Thủ tướng Chính Phủ và Bộ GTVT vào tháng 11/2018, ông Thái Hồng Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Quang Đức cho biết, việc di dời trạm thu phí về Km1758+085, khiến chủ đầu tư lo lắng sẽ xảy ra mất an ninh trật tự tại đây.
Theo lý giải của ông Nhân, khi dự án tuyến tránh hoàn thành, các phương tiện chỉ lưu thông trên tuyến tránh Buôn Hồ, nhưng phải đóng phí, như vậy sẽ không tạo được sự đồng thuận của các tài xế và người dân sống trong khu vực.
Ngoài ra, ông Nhân còn cho biết thêm, khu vực trạm thu phí mới có rất nhiều đường dân sinh giao cắt với đường Hồ Chí Minh và tuyến tránh, vì vậy phương án tài chính của Dự án sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không bảo đảm khả năng hoàn vốn.
Một khó khăn nữa cũng được chủ đầu tư đề cập, là việc di dời trạm thu phí sẽ đồng nghĩa với phải xây dựng, lắp đặt các thiết bị thu phí mời hoàn toàn, với công nghệ thu phí điện tử tự động không dừng rất tốn kém, trong khi Dự án đã hoàn thành, hợp đồng tín dụng trợ vốn cho Dự án BOT Đắk Lắk đã hết thời hạn giải ngân theo khối lượng dự án.
Đây là những vướng mắc vượt ngoài tầm kiểm soát của nhà đầu tư. Nếu không nhận được sự hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời của các cơ quan quản lý Nhà nước, Dự án BOT Đắk Lắk sẽ trở thành gánh nặng thua lỗ lớn cho nhà đầu tư, cũng như công ăn việc làm cho hàng nghìn cán bộ, công nhân của DN mẹ.
Đi không được, ở không xong?!
Mới đây, chúng tôi có mặt tại trạm thu phí BOT Đắk Lắk QL 14, qua quan sát, theo dõi lưu lượng phương tiện giao thông qua trạm ít, chủ yếu chỉ có xe con của người dân sinh sống tại Buôn Hồ lưu thông. Mặc dù lưu lượng phương tiện lưu thông giảm hơn 70-80%, nhưng cán bộ, nhân viên thu vé vẫn phải huy động vận hành bình thường với 3 ca, bốn kíp…
Ngược lại với cảnh ít phương tiện qua trạm thì tại đầu tuyến đường tránh phía tây thị xã Buôn Hồ tại Km1758, cách trạm thu phí BOT Đắk Lắk quốc lộ 14 khoảng 10 km, mặc dù tuyến đường tránh chưa được khánh thành, nhưng lưu lượng các loại xe ô-tô tải, xe khách đường dài... nườm nợp lưu thông trên tuyến đường này, nhằm “né” trạm thu phí.
Theo Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần BOT Quang Đức cho thấy, năm 2017, doanh thu thực tế của trạm đạt hơn 96 tỷ đồng, đến năm 2019 giảm xuống còn hơn 82 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu dự kiến của hợp đồng BOT, năm 2019 sẽ đạt gần 99 tỷ đồng. Giám đốc Công ty cổ phần BOT Quang Đức Hoàng Văn Trung bức xúc cho biết: Doanh thu tại trạm thu phí bảy tháng năm nay chỉ đạt hơn 33 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 50% so doanh thu dự kiến theo hợp đồng. Doanh thu không tăng theo phương án tài chính mà thậm chí giảm hơn một nửa khiến đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. “Mặc dù tuyến đường tránh hoàn thành nhưng chưa chính thức đưa vào sử dụng, song qua thống kế của chúng tôi thì 80-90% phương tiện đã “né trạm” đi theo tuyến tránh, dẫn tới sụt giảm nghiêm trọng đến doanh thu hoàn vốn của dự án, ước khoảng 70 đến 80%, thậm chí cao hơn nữa nếu tình trạng này không được các cấp có giải pháp”, ông Trung khẳng định.
Trên cơ sở tiếp nhận kiến nghị của DN, cuối năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập đoàn thanh tra dự án tuyến tránh phía tây thị xã Buôn Hồ và ban hành Kết luận thanh tra số 4553/BKHĐT-Ttr, kết luận một số vấn đề phát sinh có liên quan bất cập giữa việc xây dựng tuyến tránh với việc triển khai hoạt động thu phí tại Trạm BOT Quang Đức.
Theo đó, ngoài những vấn đề bất cập, sai sót, việc đầu tư tuyến tránh có tổng mức đầu tư gần 575 tỷ đồng bằng vốn trái phiếu Chính phủ đã “chưa cân nhắc kỹ lưỡng trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư” cũng như “không đánh giá đầy đủ tác động của dự án”. Bên cạnh đó, “khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT - chủ trì thẩm định) đã không tham vấn ý kiến của Vụ PPP (Bộ GTVT), nhà đầu tư,... không có đánh giá tác động dự án tuyến tránh ảnh hưởng đến việc thu phí hoàn vốn của dự án BOT và nhiều bất lợi khác về kinh tế - xã hội,...
Song vì nhiều lý do “tế nhị”, do đó đến thời điểm này những vướng mắc, bất cập trên vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Để “cứu” hàng nghìn cán bộ, công nhân viên, Công ty Quang Đức đã liên tục có nhiều văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, cho phép bố trí vốn ngân sách nhà nước bồi hoàn cho dự án để xóa trạm thu phí nhằm trả nợ ngân hàng, không làm phát sinh chi phí đầu tư, bảo đảm hiệu quả công tác quản lý và phù hợp nguyện vọng của nhà đầu tư cũng như ngân hàng tài trợ vốn tín dụng, tránh phát sinh các yếu tố bất lợi về an ninh trật tự... Đề xuất này của công ty cũng được UBND tỉnh Đắk Lắk ủng hộ và có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT xem xét chấp thuận.
Sau hơn bốn năm từ khi dự án “khó hiểu”- đường tránh phía tây Thị xã Buôn Hồ được triển khai “chồng” lên dự án BOT Quang Đức, làm cho DN dự án “sống dở, chết dở”, gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vốn vay ngân hàng, bảo đảm đời sống hàng nghìn người lao động… Đặc biệt, hiện DN dự án đã bị xếp loại quá hạn tín dụng nhóm 5, ảnh hưởng liên đới làm đình trệ hoạt động kinh doanh.
Để bảo đảm tính khả thi của dự án, hài hòa lợi ích, quyền lợi của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, đại diện Công ty CP BOT Quang Đức cho rằng, đơn vị đã đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét cân đối nguồn vốn dự phòng kết dư của các dự án Bộ GTVT làm chủ đầu tư để thanh toán các khoản đầu tư, chấm dứt hoạt động thu phí tại trạm thu phí BOT Quang Đức tại vị trí hiện hữu để hoàn vốn dự án.
- Cùng chuyên mục
Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP
Bên cạnh các giải pháp đa dạng hoá nguồn huy động vốn trong các dự án PPP, vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại vẫn là kênh vốn quan trọng để triển khai khả thi các dự án.
Đầu tư - 08/05/2025 21:26
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đầu tư - 08/05/2025 10:28
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.
Đầu tư - 08/05/2025 08:41
Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…
Đầu tư - 08/05/2025 06:10
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago