Đồng Lira mất giá mạnh kéo theo đồng Euro, chứng khoán Mỹ giảm điểm

Nhàđầutư
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong bối cảnh đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá mạnh, trong khi đó đồng Euro cũng giảm giá so với đồng đô la Mỹ do lo ngại về tác động tiêu cực của sự xuống giá của đồng Lira đối với các ngân hàng châu Âu có làm ăn với Thổ Nhĩ Kỳ.
NGỌC TRÂM
11, Tháng 08, 2018 | 10:30

Nhàđầutư
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong bối cảnh đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá mạnh, trong khi đó đồng Euro cũng giảm giá so với đồng đô la Mỹ do lo ngại về tác động tiêu cực của sự xuống giá của đồng Lira đối với các ngân hàng châu Âu có làm ăn với Thổ Nhĩ Kỳ.

Dong Euro

 

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh những căng thẳng địa chính trị đã đẩy đồng Lira của Thổ nhĩ Kỳ xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đô la Mỹ.

Mọi chỉ số đều giảm

Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 138  điểm, trong khi đó chỉ số S&P 500 giảm 0,4% còn chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,4%.

Cổ phiếu ngành ngân hàng giảm mạnh nhất, trong đó có Bank of America, Goldman Sachs và Morgan Stanley, tất cả đều giảm hơn 1%. Cổ phiếu công nghệ cũng giảm, trong đó có cả Facebook, Alphabet của Google và Amazon.

“Đây phản ứng thông thường của thị trường”, Quincy Krosby, chiến lược gia thị trường của Prudential Financial. "Giá cổ phiếu tụt giảm trong khi giá vàng và trái phiếu lại tăng".

“ Vấn đề tiền tệ tại các thị trường mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ không có gì mới. Đây là phản ứng thái quá mà thôi”, Krosby bình luận. Bà này cũng nhận định rằng các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ tìm cách ngăn chặn không cho tình hình xấu thêm. Mục tiêu của họ là giảm thiểu những hệ lụy’’.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp mức thuế cao gấp đôi đối với các kim loại từ Thổ Nhĩ Kỳ, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất giá tới 20%.

Động thái của ông Trump diễn ra sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan yêu cầu người dân nước mình đổi Euro, đô la Mỹ và vàng mà họ đang cất giữ ra đồng Lia.  

Chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ cũng giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số iShares MSCI Turkey ETF giảm 14%.

“Đồng Lia giảm giá do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đáng kể nhất là việc ngân hàng trung ương nước này từ chối việc tăng lãi suất để bảo vệ đồng tiền và việc Mỹ gia tăng đòn trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ”, Alec Young, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu của FTSE Russell nhận định. “Sự yếu đi của đồng tiền làm lạm phát gia tăng, từ đó sẽ làm cho nợ nước ngoài của quốc gia này gia tăng do các khoản vay được này là bằng ngoại tệ”.   

Euro giảm giá trước lo ngại về sự lao dốc của đồng Lira

Trong khi đó đồng Euro cũng giảm giá mạnh so với đồng đô la Mỹ sáng ngày thứ Sáu (10/8) sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tỏ ra quan ngại về ảnh hưởng của sự mất giá của đồng Lira đối với các ngân hàng châu Âu.

Đồng Euro đã giảm 0,5% xuống còn 1 Euro ăn 1,146 USD vào hồi đầu giờ sáng ngày thứ Sáu (10/8). Điều này xảy ra sau khi tờ Financial Times của Anh có bài viết cho rằng ngân hàng BBVA của Tây Ban Nha, UniCredit của Ý và BNP Paribas của Pháp có thể bị ảnh hưởng bởi sự mất giá đang diễn ra của đồng Lira. ECB từ chối bình luận về điều này.

Chỉ trong năm ngoái đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất giá tới 33% so với đồng đô la Mỹ do chính phủ nước này áp dụng gói kích thích kích tế lớn, lạm phát gia tăng và thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai cũng như việc can thiệp của Tổng thống Erdogan vào các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương nước này.

Sự mất giá của đồng Lira sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cá ngân hàng châu Âu có làm ăn với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo bài báo của Financial Times, ECB đặc biệt lo lắng về việc người dân Thổ Nhĩ Kỳ có thể không sẵn sàng ủng hộ việc mất giá của đồng Lira và sẽ bắt đầu tuyên bố vỡ nỡ đối với các khoản vay bằng ngoại tệ. Các khoản vay này chiếm tới 40% tổng tài sản của hệ thống ngân hàn Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Financial Times, số liệu của Bank for International Settlement (BIS) cho thấy các ngân hàng Tây Ban Nha có tổng các khoản cho vay trị giá hơn 83 tỷ USD tới kỳ đáo hạn từ các doanh nghiệp và người dân Thổ Nhĩ Kỳ; các ngân hàng Pháp là 38,4 tỷ USD còn các ngân hàng Ý là 17  tỷ USD.  

"Tất nhiên nếu hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào khủng hoảng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới các ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tuy nhiên về tổng thể, điều này sẽ không dẫn tới một cuộc khủng hoảng lớn”, Carsten Hesse, kinh tế gia tại ngân hàng Berenberg, nhận định.

“Thậm chí nếu chúng ta nhận định sai và xảy ra sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho các ngân hàng thuộc khu vực đồng Euro, thì các cơ quan quản lý ngân hàng trong khu vực vẫn có đầy đủ các công cụ để giảm thiểu mức độ thiệt hại. Khả năng sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ gây ra sự mất thanh khoản tại một quốc gia nào đó thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu dường như là không có”, ông Carsten Hesse cho biết.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ