Điện mặt trời - “Miếng mồi” ngon cho các nhà đầu tư

Nhàđầutư
Hiện nay, cả nước mới có khoảng 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước mới bắt đầu xúc tiến lập các dự án điện mặt trời công suất từ 20MW đến trên 300MW tại một số địa phương, tập trung chủ yếu ở miền Trung.
NGUYỄN TRANG
19, Tháng 09, 2017 | 07:00

Nhàđầutư
Hiện nay, cả nước mới có khoảng 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước mới bắt đầu xúc tiến lập các dự án điện mặt trời công suất từ 20MW đến trên 300MW tại một số địa phương, tập trung chủ yếu ở miền Trung.

22-9chinhsachgia

Điện Mặt Trời - “Miếng mồi” ngon cho các nhà đầu tư 

Theo đánh giá của Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở nước ta dao động từ 4,3-5,7 triệu kWh/m2.

Ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ, số giờ nắng khá cao, đạt từ 2.000-2.600 giờ/năm. Bức xạ mặt trời trung bình 150kcal/m2 chiếm khoảng 2.000-5.000 giờ/năm, với ước tính tiềm năng lý thuyết khoảng 43,9 tỷ TOE.

Tiềm năng là thế, nhưng mãi đến năm 2014 mới có 1 dự án điện mặt trời được nối lưới đầu tiên, đó là Nhà máy quang năng Hội An, Côn Đảo (xây dựng từ tháng 3/2014, có công suất 36kWp, điện lượng khoảng hơn 50MWh với tổng mức đầu tư khoảng 140 nghìn euro, được hoàn thành đấu nối vào lưới điện của Điện lực Côn Đảo vào đầu tháng 12/2014.

Được biết, Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu đưa điện mặt trời thành một trong những nguồn năng lượng tái tạo chủ chốt. Hiện nay, công suất lắp đặt điện mặt trời ở mức 6-7 MW vào cuối năm 2015. Dự kiến công suất này sẽ tăng lên 850 MW vào năm 2020 (tương ứng với 1,6% tổng sản lượng điện của Việt Nam) và 12.000 MW vào năm 2030 (tương ứng với 3,3% tổng sản lượng điện).

Có rất nhiều khó khăn, trong đó vốn đầu tư và việc nối lưới các dự án này được cho là những nguyên nhân căn bản. Qua thực tế nghiên cứu tại một số quốc gia phát triển điện mặt trời (như Đức) cho thấy “vấn đề đau đầu nhất” chính là vận hành an toàn và hiệu quả hệ thống điện khi công suất điện mặt trời lớn.

TS. Trần Thị Thu Trà - chuyên viên Ban quản lý đầu tư, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: "Điện mặt trời lên/xuống gần như tức thời nhưng điện sản xuất ra là phải tiêu thụ ngay. Vì tính chất điện mặt trời như vậy nên rất khó khăn cho việc vận hành hệ thống. Đó là EVN phải có 1 lượng công suất dự trữ rất lớn và các nhà máy nhiệt điện không được huy động ở công suất đặt đặc biệt là mùa khô. Khi mà điện mặt trời không phát nữa thì ta phải huy động nhiệt điện ngay lập tức để bù vào phần công suất thiếu hụt như vậy, nên chi phí vận hành của EVN chắc chắn sẽ tăng". 

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay khiến các nhà đầu tư chưa chú trọng vào các dự án điện mặt trời, đó là do các chính sách liên quan đến phát triển nguồn năng lượng này chưa ổn định. Mới đây, Chính phủ đã có quyết định hỗ trợ giá mua điện mặt trời ở mức ưu đãi 9.35 US cents/kWh (khoảng 2.086 VNĐ) nhưng chỉ hỗ trợ đến năm 2019.

Ông Nguyễn Sỹ Chí - Đại diện nhà đầu tư tại Hà Nội kiến nghị: “Để phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, chính sách hỗ trợ giá này cần được kéo dài hơn nữa, không chỉ trong 3 năm, mà phải 10-20 năm, điều này sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm đầu tư”.

Nguồn vốn lớn được cho là nguyên nhân căn bản để giải quyết các thách thức cho điện mặt trời cũng đang là khó khăn của các nhà đầu tư. Theo ông Nguyễn Chí Linh - Giám đốc Công ty CP điện địa nhiệt LIOA cho rằng, nếu lãi suất vay thương mại từ 8-10% thì không thể đầu tư vào điện mặt trời.

Diện tích chiếm đất lớn cũng được cho là khó khăn trong đầu tư phát triển năng lượng mặt trời bởi các tấm pin/lưới năng lượng cần diện tích rất rộng. Để tiết kiệm quỹ đất, EVN và các nhà đầu tư đã nghiên cứu tận dụng các hồ thủy điện, thủy lợi để tận dụng diện tích mặt nước trên các hồ.

Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết: “Bàn giao mặt bằng để làm điện mặt trời thì không tính tiền thuê mặt bằng. Ngoài ra giai đoạn đầu cũng không nên thu thuế”. Các tỉnh miền Trung như: Đà Nẵng, Tây Nguyên đang được tạo điều kiện tối đa để phát triển mô hình điện mặt trời trên mái nhà. 

Phát triển điện mặt trời đang là xu hướng của thế giới nhờ ưu thế về giá và đảm bảo môi trường . Tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng trung bình khoảng 11%/năm trong vòng 5 năm qua. Đến năm 2020 cả nước sẽ thiếu hụt từ 36 đến 65 tỷ kWh điện. Việc đầu tư các nguồn năng lượng mới như điện mặt trời đang đặt ra cấp thiết ở Việt Nam, hướng tới mục tiêu đạt công suất 12.000 MW điện mặt trời vào năm 2030.

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề không chỉ nằm trong yếu tố tài chính. Để giải quyết có hiệu quả, điều cần thiết là vấn đề chính sách phát triển năng lượng mặt trời và phát triển ứng dụng công nghệ. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ