Đà Nẵng và Quảng Nam: Nhiều giải pháp kích cầu du lịch do ảnh hưởng dịch Covid-19

Nhàđầutư
Tuy chưa có trường hợp nào dương tính với Covid-19, nhưng nghành du lịch TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng rất lớn. Mới đây, Hiệp hội Du lịch của 2 địa phương này đã kiến nghị chính quyền, ngành chức năng kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp nghành du lịch để vượt qua khó khăn.
VĂN DŨNG
20, Tháng 02, 2020 | 17:02

Nhàđầutư
Tuy chưa có trường hợp nào dương tính với Covid-19, nhưng nghành du lịch TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng rất lớn. Mới đây, Hiệp hội Du lịch của 2 địa phương này đã kiến nghị chính quyền, ngành chức năng kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp nghành du lịch để vượt qua khó khăn.

Thời gian gần đây, lượng khách du lịch đến TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á giảm từ 20 đến 30%. Tại tỉnh Quảng Nam, lượng khách sụt giảm, hủy phòng, hủy tour, hủy dịch vụ lên 50 đến 60%.

Chị My, chủ một khách sạn trên đường Chương Dương, TP. Đà Nẵng cho biết, từ khi có thông tin dịch đến nay khách lưu trú ở khách sạn chị đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là khách đi lẻ nên chỉ đủ để trả tiền nhân viên và điện nước.

Chị My cho rằng, trong thời gian tới, nếu lượng khách du lịch tiếp tục sụt giảm thì không chỉ khách sạn của chị mà các khách sạn vừa và nhỏ khác trên địa bàn cũng sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nhiều khách sạn không chịu được nhiệt sẽ tạm thời đóng cửa hoặc tính toán thế nào để giảm chí phí nhất.

DSCF2990

Thời gian gần đây, rất nhiều khách sạn ở ven biển Đà Nẵng vắng bóng khách du lịch đến lưu trú.

Theo báo cáo của Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, các khách sạn hiện đã giảm công suất khai thác từ 30 đến 40% so với cùng kỳ năm trước. Tại một số khách sạn, công suất sử dụng buồng phòng chỉ còn từ 10 đến 20%. Các điểm đến du lịch lượng khách cũng giảm từ 30 đến 40%.

Để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng đã kiến nghị chính quyền thành phố giảm 50% tiền thuê đất của các khách sạn và khu nghỉ dưỡng trong 2 năm 2020 và 2021, cho phép chậm nộp thuế VAT quý 4 năm ngoái và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019; Đề xuất thành phố miễn giảm chi phí vé tham quan ở các điểm di tích do thành phố quản lý để kích cầu điểm đến.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, Hiệp hội cũng đề nghị thành phố có ý kiến với các hãng hàng không để có các chính sách linh hoạt cho các công ty lữ hành trong việc được hoàn hoặc dời phí đặt cọc vé máy bay đến các thị trường có ảnh hưởng của dịch.

Hiệp hội cũng kiến nghị với các ngân hàng thương mại xem xét hỗ trợ giảm lãi suất, giãn nợ hoặc khoanh nợ… đối với các khoản vay của các doanh nghiệp du lịch.

DSCF2994

Các nhà hàng lớn cũng "đìu hiu" hơn trước nhiều.

Theo ông Cao Trí Dũng, các doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước những khó khăn và đang phải xử lý cùng lúc rất nhiều việc như: vừa đàm phán với khách để tiếp tục sử dụng dịch vụ, vừa đàm phán với đối tác để có thể hủy dịch vụ mà không bị mất tiền hoặc lùi dịch vụ vào thời điểm khác; vừa phải làm việc với hệ thống cung ứng dịch vụ trực tiếp là hàng không, khách sạn, nhà hàng để tránh được thiệt hại…Do đó, mặc dù lượng khách giảm mạnh nhưng khối lượng công việc của các doanh nghiệp vẫn đang rất lớn.

Trong khi đó, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (Covid-19) đã làm ảnh hưởng, rủi  ro và khủng hoảng kinh tế du lịch dịch vụ như: sự sụt giảm, huỷ phòng, huỷ tour, huỷ dịch vụ quá cao (50-60%); sẽ bất ổn về nhân sự trong thời gian tới; ảnh hưởng đến tâm lý du khách khi quyết định đi du lịch; đối diện với khó khăn vốn vay, lãi suất ngân hàng, thuế…; nguy cơ giảm giá, cạnh tranh không lành mạnh gia tăng; các hoạt động du lịch bị hạn chế…

Theo Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam, tính từ 25/1 đến nay, Hiệp hội đã chủ trì và phối hợp tổ chức nhiều cuộc họp thảo luận với cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp. Cập nhật thống kê ảnh hưởng, thiệt hại và nguyện vọng của doanh nghiệp.

ha

Lượng khách đến Hội An cũng giảm hơn nhiều so với trước đây.

Triển khai kế hoạch, hành động và xây dựng sản phẩm mới và phương hướng kích cầu trong và sau khủng hoảng gây ra, xây dựng khung kích cầu, gói kích cầu (gói kích cầu nhóm khách thị trường, gói kích cầu nhóm khách quốc tế, gói kích cầu với các hãng booking trực tuyến), kịch bản đàm phán kích cầu.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã kiến nghị với Sở VHTT&DL và UBND tỉnh Quảng Nam can thiệp, tác động, hỗ trợ phí, tạo thuận lợi thủ tục visa (có thời hạn) cho khách quốc tế  từ các nước châu Âu, miễn visa cho các thị trường khách truyền thống, giảm chi phí vận chuyển hàng không cho khách Âu, Mỹ, Úc.

Đặc biệt, cần xúc tiến thị trường khách Ấn Độ và miễn phí thị thực cho khách Ân Độ khi khai trương đường bay đến TP. Đà Nẵng. Giảm giá vé các điểm đến tham quan tiêu biểu như: Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội An, Cù Lao Chàm.

Đồng thời, tác động cơ quan nhà nước để giảm lãi suất ngân hàng, gia hạn trả vốn và lãi hoặc có gói vay bình ổn cho doanh nghiệp; giảm, miễn (có thời hạn) và dãn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp…

Cùng với đó, vận động người lao động toàn nghành du lịch ở Quảng Nam tổ chức các chuyến tham quan đến các điểm du lịch của tỉnh để tìm hiểu, nâng cao kiến thức về lịch sử - văn hoá – du lịch và tạo hiệu ứng kích cầu du lịch nội địa…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ