Khó khăn 'bủa vây' kinh tế Đà Nẵng do dịch virus Corona

Nhàđầutư
Hiện TP. Đà Nẵng chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với nCoV. Tuy nhiên, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) đang khiến kinh tế Đà Nẵng gặp nhiều trở ngại.
VĂN DŨNG
09, Tháng 02, 2020 | 08:56

Nhàđầutư
Hiện TP. Đà Nẵng chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với nCoV. Tuy nhiên, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) đang khiến kinh tế Đà Nẵng gặp nhiều trở ngại.

Dịch vụ ăn uống vắng khách

Trao đổi với Nhadautu.vn, anh Phúc, chủ một nhà hàng lớn trên đường Võ Nguyên Giáp cho biết, trước đây nhà hàng lúc nào cũng rất đông khách, nhưng thời gian gần đây gặp không ít khó khăn khi lượng khách thưa thớt. Từ khi có Nghị định 100, đã thay đổi rất nhiều thói quen đi nhậu của khách hàng, khiến doanh thu nhà hàng giảm mạnh. Mặc dù nhà hàng đã cố gắng đưa ra nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng, nhưng lượng khách cũng giảm đi khoảng 50%.

DSCF3005

Lượng khách ăn uống tại các nhà hàng lớn ven biển đường Võ Nguyên Giáp giảm mạnh trong thời gian qua.

“Khi nghị định 100 ra đời chưa được bao lâu thì virus corona đã xuất hiện ở Việt Nam. Nhà hàng của tôi lại vắng khách hơn trước nhiều, bởi khách du lịch tới ăn uống giảm hẳn, đặc biệt là khách Trung Quốc và Hàn Quốc, mà lượng khách của nhà hàng chủ yếu đến từ hai nước này. Do lượng khách vắng, chúng tôi phải cho nhân viên nghỉ đi gần một nửa, nhưng khó khăn vẫn đang chồng chất khó khăn”, anh Phúc chia sẻ.

Nhiều nhà hàng lớn, nổi tiếng khác trên đường Võ Nguyên Giáp cũng rơi vào cảnh tương tự như nhà hàng của anh Phúc, tiếp tục chìm trong khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ.

Cũng không khác các nhà hàng lớn, anh Bình, chủ một quán nhậu bình dân ở đường ven biển Nguyễn Tất Thành chia sẻ, sau Nghị định 100, quán nhậu của anh đã vắng khách rồi, giờ lại đến dịch bệnh quán anh lại đìu hiu hơn nữa.

DSCF2979

Đã hơn 19h, nhưng nhà hàng này chỉ thấy toàn nhân viên và lác đác vài vị khách.

Tuy ở TP. Đà Nẵng chưa có người bị nhiễm dịch nCoV, nhưng ai cũng đề phòng và ít ra ăn hàng quán hơn, cùng với đó lượng khách của tôi chủ yếu là sinh viên và người lao động, nhưng sinh viên thì đang nghỉ vì dịch và lượng khách khác cũng không thấy đâu.

“Mấy ngày gần đây quán nhậu chỉ được 4 đến 5 khách/ngày. Nếu tình hình này kéo dài chắc tôi cũng phải tạm thời đóng quán thời gian, chứ tiền thuê mặt bằng, nhân viên, thuế… đã cao, khách lại  vắng thế này thì dễ phá sản lắm”, anh Bình nói.

Khó khăn mang tính cộng hưởng

Theo báo cáo của Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, trong tháng 1/2020, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ ước đạt 486.560 lượt khách, tăng 21,3% so cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, khách quốc tế ước đạt 344.502 lượt, tăng 22,0% so với cùng kỳ năm 2019; khách nội địa ước đạt 142.058 lượt, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính đến 8h00 ngày 8/2/2020, trên địa bàn TP. Đà Nẵng có 27.399 người khách du lịch đến từ nước ngoài. Trong đó, Hàn Quốc 10.777 người; Trung Quốc 3.452 người; Mỹ 1.694 người; Đài Loan 1.468 người; Nhật 1.815 người.

DSCF2966

Những quán nhậu bình dân cũng không khá hơn là bao.

Lượng khách du lịch đến TP. Đà Nẵng tuy không sụt giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên, tại cuộc họp thường kỳ UBND TP. Đà Nẵng vào chiều ngày 5/2, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) gây ra, dẫn đến hoạt động kinh tế bị sụt giảm, đời sống người dân cũng bị xáo trộn. Một số ngành như du lịch, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dệt may... ảnh hưởng lớn.

Hiện nay, việc nhập nguyên vật liệu, phụ tùng, máy móc, thiết bị lắp ráp sản xuất gặp khó khăn do dịch nCoV đang diễn ra phức tạp ở Trung Quốc. Việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, dệt may, nông nghiệp... vào thị trường này cũng gặp nhiều trở ngại.

Ông Huỳnh Đức Thơ cho rằng, nếu dịch bệnh kéo dài, TP. Đà Nẵng cũng sẽ xem xét có tổ chức lễ hội pháo hoa hay không, vì nguồn pháo hoa chủ yếu mua tại thị trường Trung Quốc.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng đề nghị các ngành, các cấp nỗ lực tập trung chống dịch bệnh, và nỗ lực ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.

anh hoan ct

Mặc dù lễ khởi công dự án Cải thiện hạ tầng giao thông phía tây TP. Đà Nẵng (Công trình đường vành đai tây 2 - đường và cầu qua sông Cổ Cò) được chuẩn bị từ trước, nhưng cũng bị hoãn do dịch nCoV.

Theo ông Thơ, TP. Đà Nẵng bây giờ khó khăn không phải đơn thuần mà mang tính chất cộng hưởng, do dịch bệnh và những khó khăn về tính pháp lý, về đất đai, thủ tục đầu tư dự án… không thuận lợi nên phải cố gắng hết sức để hạn chế tốt nhất.

“Lúc này, các ngành, các cấp làm việc với một thái độ, tinh thần, sức lực gấp đôi, gấp ba lần so với bình thường để vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh. Mặt khác, cũng phải tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm đời sống nhân dân, thu hút đầu tư, tạo điều kiện để cho các dự án triển khai, cũng như bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội, ông Thơ nhấn mạnh.

Trước đó, do dịch nCoV, ngày 3/2, UBND TP. Đà Nẵng đã tạm dừng lễ khởi công 2 dự án gồm: Dự án Cải thiện hạ tầng giao thông phía tây TP. Đà Nẵng (Công trình đường vành đai tây 2 - đường và cầu qua sông Cổ Cò) và Dự án Cải thiện môi trường nước phía đông quận Sơn Trà để phòng, chống dịch.

Theo Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho biết, cộng dồn đến chiều ngày 8/2, TP. Đà Nẵng đã cách ly 143 trường hợp nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp do nCov, trong đó có 114 người Việt Nam, 29 người nước ngoài và đã xuất viện 105 trường hợp. Tổng cộng có 68 mẫu xét nghiệm âm tính với chủng mới của virus Corona và chưa có trường hợp dương tính với chủng mới của virus Corona. Hiện tại sức khoẻ các trường hợp nghi ngờ đều tạm ổn, đang được theo dõi chặt chẽ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ