CPTPP: Cơ hội xuất khẩu nông sản Việt sang Nhật Bản

Nhàđầutư
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cho rằng, điều thuận lợi là Việt Nam và Nhật Bản đều đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực thực thi từ tháng 1/2019.
HÀ MY
19, Tháng 09, 2019 | 13:44

Nhàđầutư
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cho rằng, điều thuận lợi là Việt Nam và Nhật Bản đều đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực thực thi từ tháng 1/2019.

Phát biểu tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản sáng 19/9, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ, Việt Nam và Nhật Bản là 2 nước từ nhiều năm qua đã thiết lập và xây dựng được mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp, không ngừng phát triển.

Cả hai nước đều có nhu cầu hợp tác nhằm tận dụng lợi thế bổ sung trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng để chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại thị trường trong nước cũng như các nước tham gia CPTPP.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm đi kèm với nâng cao năng lực chế biến, đưa thương hiệu hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam ra thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng là một trong những nhiệm vụ chính của Bộ NN&PTNT đang triển khai nhằm tiếp tục khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường nông sản.

70476925_1188824561305711_2520723568812097536_n

Tham tán công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn

Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) của Việt Nam. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 37,9 tỷ USD, chiếm 7,9% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản đạt 25,7 tỷ USD tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó xuất khẩu đạt 13,3 tỷ USD tăng 9,1%, nhập khẩu đạt 12,4 tỷ USD tăng 0,7%.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp hai nước xây dựng được khung hợp tác dài hạn cũng như các biên bản ghi nhớ hợp tác về phổ biến quy chuẩn và chứng nhận liên quan tới chất lượng nông sản, thực phẩm, phát triển chuỗi giá trị gạo Việt Nam; nhiều dự án trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn đã nhận được nguồn hỗ trợ ODA từ Nhật Bản để thực hiện.

Đặc biệt vừa qua, Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có hiệu lực thực thi từ tháng 1 năm nay.

Theo cam kết của các nước thành viên CPTPP, ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm: cà phê (rang, xay, hòa tan), tiêu, điều và các gia vị khác; một số loại rau hoa quả (hoa tươi, quả nhiệt đới, rau: hành, tỏi, nấm, dưa chuột), sản phẩm hoa quả chế biến, đóng hộp. 

Các mặt hàng như: cà chua, khoai tây, ngô, đậu xóa bỏ lộ trình sau 5 năm, dứa xóa bỏ lộ trình thuế sau 10 năm, quả ôn đới xóa bỏ lộ trình sau 5-6 năm; nước ép các loại quả có lộ trình từ 5-11 năm.

Đối với thịt lợn, sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu lộ trình sau 10 năm, đi kèm các biện pháp phòng vệ. Thịt bò chỉ cam kết giảm thuế theo lộ trình 5 năm, đi kèm các biện pháp phòng vệ. Đối với thịt gà cắt mảnh, Nhật Bản xoá bỏ thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực, còn thịt gà chưa cắt mảnh thì lộ trình xoá bỏ từ năm thứ 6...

Đây là điều kiện thuận lợi và cũng là cơ hội không những sẽ thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 nước mà còn tăng cường hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác trao đổi kinh nghiệm chuyên gia, hợp tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới.

Tính đến cuối năm 2018, đã có khoảng 1.800 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam, với vốn đầu tư 9,5 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp Nhật Bản đang ngày càng quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao.  

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 37,9 tỷ USD, chiếm 7,9% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới. Trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản khoảng 3 tỷ USD (chiếm 7,9% tổng kim ngạch).

Trong 8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản đạt 25,7 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam sang thị trường này ước khoảng 1,9 tỷ USD (thủy sản 942,7 triệu USD; rau quả đạt 80,5 triệu; gỗ và các sản phẩm gỗ 872,9 triệu USD, và một số sản phẩm khác như hạt điều, cà phê, hồ tiêu, sắn…).

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nhật Bản một số mặt hàng như rau quả, sản phẩm sữa, thủy sản, gỗ…; giá trị nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 350 triệu USD (kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ