3 trở ngại chính trong xuất khẩu nông sản Việt
Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, thiếu thông tin thị trường, vốn ít nên đầu tư công nghệ hiện đại manh mún... Bên cạnh đó, những trở ngại từ chính sách nhà nước, từ chính sách của nước nhập khẩu... là những rào cản khi xuất khẩu nông sản Việt Nam, nhất là những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Hiện các nước đều có xu hướng muốn bảo hộ nền sản xuất giá trị gia tăng của nước mình
Khảo sát 100 doanh nghiệp nhỏ ngành thực phẩm của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho thấy, doanh nghiệp nhận biết còn khó khăn về các tiêu chuẩn như Viet Gap, Global Gap. Cụ thể, 98% doanh nghiệp có nghe, biết về Viet Gap và 44% doanh nghiệp có nghe, có biết về Global GAP, nhưng chỉ 11% có chứng nhận Viet Gap, 7% có Global GAP. Ngoài ra, doanh nghiệp có biết về HACCP, ISO 22000, còn các tiêu chuẩn khác ít chú ý.
3 trở ngại trong xuất khẩu nông sản
Đánh giá điểm yếu của những con số trên, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nông sản thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm. Đó là thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; thiếu vốn và kinh phí; cơ sở, trang thiết bị chưa đáp ứng; thiếu thông tin thị trường; trình độ nhân lực hạn chế; thiếu sự hỗ trợ sản xuất; thiếu thông tin pháp lý; thiếu thông tin khoa học công nghệ...
Mặc dù Việt Nam có nhiều doanh nghiệp đã nâng cao giá trị sản phẩm để xuất khẩu như Vinamilk và Unifarm; tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều chướng ngại vật khó vượt qua. Bà Lan minh chứng, như Unifarm dù không có đủ lượng sản phẩm để xuất khẩu sang Nhật, Hàn nhưng không dám mở rộng sản xuất vì sợ không kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu vào...
Ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Công ty Chè Thế hệ mới cho rằng, ai cũng biết những điều lợi của xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng nhưng ít người biết có những rào cản khi xuất khẩu. Theo ông Tuân, có 3 trở ngại khiến xuất khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam chưa bền vững.
Trước hết, là trở ngại từ chính doanh nghiệp. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp quy mô rất nhỏ, không đủ tiềm lực đầu tư vùng nguyên liệu cũng như thiết bị chế biến sâu và thiết bị đóng gói hiện đại. Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ là thế hệ thứ nhất, thứ hai sau khi đất nước mở cửa gần 30 năm nên tầm chiến lược phát triển không có, tư duy ngắn hạn, chạy theo bệnh thành tích về số lượng mà chưa chú ý đến giá trị gia tăng của sản phẩm, chưa chú trọng đến phát triển thương hiệu.
Thứ hai, là trở ngại từ chính sách của nước nhập khẩu và các đối tác. Nếu phân phối sản phẩm trong nước khó 1 thì xuất khẩu thương hiệu ấy khó 10. Hiện nay, các nước đều có xu hướng muốn bảo hộ nền sản xuất giá trị gia tăng của nước mình. Ông Tuân dẫn chứng, 20 năm trước xuất khẩu thành phẩm sang Nga rất dễ dàng, sau này gần như không thể do chính sách thuế nhập khẩu của Nga. Bởi các nước đều ý thức được sản xuất giá trị gia tăng sẽ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân...
Thứ ba, là trở ngại từ chính sách trong nước. Ông Tuân cho rằng, Nhà nước chưa có chính sách rõ rệt trong việc khuyến khích xuất khẩu thương hiệu quốc gia. Như thủ tục xuất khẩu rườm rà, nhập khẩu nguyên liệu mất nhiều thời gian, xuất khẩu mất nhiều chi phí, đặc biệt chi phí logictics còn cao...
Cần công nghệ mạnh tạo ra giá trị gia tăng
Để doanh nghiệp bước qua được những trở ngại này, ông Tuân kiến nghị, nên chăng Nhà nước cần có chính sách đặc biệt cho những doanh nghiệp xuất khẩu mang thương hiệu Việt. Muốn trở thành quốc gia xuất khẩu giá trị gia tăng thì Nhà nước phải có chính sách thuế phù hợp. "Ví dụ thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bằng 0 nhưng thuế nhập khẩu thành phẩm nước ngoài phải đánh cao thì mới bảo hộ được sản xuất trong nước", ông Tuân dẫn giải.
Đồng thời, có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp mở hệ thống phân phối tại nước ngoài. Cũng như, đưa chính sách khuyến khích kiều bào tích cực phân phối hàng Việt. Nhà nước cần phải đầu tư xây dựng hình ảnh đất nước thông qua sản phẩm. Xây dựng hình ảnh, định vị một số ngành hàng có thế mạnh của đất nước giống như Thụy Sỹ có đồng hồ, Nhật Bản có ôtô, Nga có vũ khí... Khi đó, người tiêu dùng sẽ không mua đồng hồ của Trung Quốc kể cả khi chất lượng trên thực tế tốt hơn Thụy Sỹ.
Nhà nước cần phải có một chương trình táo bạo, mạnh mẽ đầu tư cho hướng xuất khẩu giá trị gia tăng, có nhiều chương trình xúc tiến quảng bá cho thương hiệu Made in Vietnam. Cần chú trọng đến bao bì, in ấn thiết kế để thành phẩm có thêm yếu tố xâm nhập thị trường quốc tế.
Đặc biệt, cần có một giải pháp tổng thể, như đầu tư cho giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ... Bởi thiếu một công nghệ mạnh thì không thể có được sản phẩm giá trị gia tăng. Hơn nữa, chúng ta không thể vay mượn công nghệ, máy móc nước ngoài để sản xuất giá trị gia tăng.
Bà Lan đồng tình, chúng ta cần học đối thủ cạnh tranh. Người Thái đang xuất khẩu thành công nhất phở Việt sang Mỹ với chất lượng tốt. Gạo Thái có những điểm thua kém Việt Nam nhưng luôn thắng Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Nước mắm Thái cũng lấy tên nước mắm Phú Quốc của ta để xuất khẩu, trong khi chúng ta đang "đánh nhau" ở thị trường trong nước. Yếu tố bị chấm điểm thấp nhất là năng lực công nghệ, nếu công nghệ không cải thiện được thì việc xuất khẩu sẽ càng khó khăn.
(Theo VnEconomy)
- Cùng chuyên mục
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam
Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
Doanh nghiệp - 16/05/2025 16:40
Fox News: Đột phá thực sự trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung không chỉ là thuế quan
Hoa Kỳ và Trung Quốc gần đây đã công bố nới lỏng đáng kể thuế quan, với việc cả hai nước đồng ý giảm thuế trong thời hạn 90 ngày.
Thị trường - 16/05/2025 10:54
50% tòa nhà công sở, hộ gia đình có hệ thống điện mặt trời mái nhà đến 2030
50% tòa nhà công sở và hộ gia đình có hệ thống điện mặt trời mái nhà tự cung, tự cấp đến năm 2030, theo Quy hoạch điện VIII. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng nhưng khả thi nếu có sự đồng hành từ cả khu vực công và tư.
Thị trường - 16/05/2025 10:34
Thuế quan Hoa Kỳ là tâm điểm tại cuộc họp thương mại APEC
Cuộc họp thương mại của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) sẽ kết thúc vào thứ Sáu với những chia rẽ về thuế quan của Hoa Kỳ và các cải cách đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thị trường - 16/05/2025 10:33
'Ông lớn' nào sắp đầu tư vào ngành dược liệu Quảng Nam?
Nhiều doanh nghiệp lớn trong cả nước nghiên cứu khảo sát đầu tư vào công nghiệp dược liệu ở tỉnh Quảng Nam, với tổng vốn dự kiến lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Thị trường - 16/05/2025 06:45
Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu
Kết phiên 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ hai từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu.
Doanh nghiệp - 15/05/2025 19:00
Vì sao ông Trump không muốn Apple sản xuất tại Ấn Độ
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Năm đã nói với CEO Apple Tim Cook rằng ông không muốn gã khổng lồ công nghệ này sản xuất sản phẩm tại Ấn Độ.
Thị trường - 15/05/2025 18:36
Hoa Kỳ sắp cho phép UAE nhập khẩu hàng triệu chip AI của Nvidia
Hoa Kỳ đã có một thỏa thuận sơ bộ với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho phép nước này nhập khẩu 500.000 chip AI tiên tiến nhất của Nvidia mỗi năm, bắt đầu từ 2025.
Thị trường - 15/05/2025 15:33
Ấn Độ đề nghị thỏa thuận thương mại với mức thuế bằng 0 cho Hoa Kỳ
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm thứ Năm tại Doha rằng Ấn Độ đã đề nghị với Hoa Kỳ một thỏa thuận thương mại với mức thuế bằng 0.
Thị trường - 15/05/2025 15:20
Lượng đặt hàng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ tăng vọt
Lượng đặt hàng vận chuyển container từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ đã tăng vọt gần 300% sau khi Hoa Kỳ và Trung Quốc tạm dừng áp thuế trừng phạt trả đũa lẫn nhau, theo Vizion.
Thị trường - 15/05/2025 07:30
ABBANK hợp tác cùng VietED Group xây dựng giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho hộ nông dân
Ngày 13/5/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển Doanh nghiệp Cộng đồng Việt - VietED Group chính thức ký kết Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược, hướng đến mục tiêu xây dựng cộng đồng bền vững thông qua các giải pháp tài chính sáng tạo.
Thị trường - 14/05/2025 22:05
Gần 900 gian hàng tham gia Vietbuild Đà Nẵng
Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025 quy tụ gần 900 gian hàng sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, thương hiệu của nhiều quốc gia.
Thị trường - 14/05/2025 17:58
MIK Group và hành trình kiến tạo phong cách sống Timeluxe Living
Trên hành trình "Kiến tạo cộng đồng sống thịnh vượng", MIK Group tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong về chuẩn sống thượng lưu vượt thời gian – Timeluxe Living – dự án phía Tây Hà Nội: The Matrix One Premium.
Doanh nghiệp - 14/05/2025 15:00
Cơ hội trải nghiệm, sở hữu xe máy điện dễ hơn bao giờ hết cho người lao động Bình Dương
Từ trải nghiệm lái thực tế đầy bất ngờ đến những chính sách linh hoạt đầy hấp dẫn, VinFast đang đưa xe máy điện tiến gần hơn tới tay người lao động tại các khu công nghiệp lớn ở miền Nam. Sự kiện được mong chờ tiếp theo của chuỗi hành trình phủ xanh sẽ là Khu công nghiệp VSIP tại Bình Dương ngày 11/5.
Doanh nghiệp - 14/05/2025 14:52
Giá cát xây dựng ở Đà Nẵng - Quảng Nam tăng kỷ lục
Giá cát xây dựng tại Đà Nẵng và Quảng Nam liên tục leo thang, lên đến 500.000 đồng/m3, do tình trạng khan hiếm nguồn cung, nhiều mỏ ngừng khai thác.
Thị trường - 14/05/2025 14:34
Những “thỏi nam châm” tăng sức hút cho Vinhomes Grand Park
Sau khi liên tục chiếm sóng thị trường bất động sản khu Đông TP.HCM, đại đô thị Vinhomes Grand Park lại vừa được tiếp thêm sức hút từ những “thỏi nam châm” mạnh mẽ, thúc đẩy khách hàng và nhà đầu tư nhanh chóng đi đến quyết định “chốt đơn”.
Doanh nghiệp - 14/05/2025 13:30
- Đọc nhiều
-
1
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
2
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
3
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
4
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
-
5
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago