Xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc: Không còn đường lùi

PHẠM ANH
09:45 14/06/2019

Trung Quốc không còn là thị trường “dễ tính” và họ siết chặt thương mại tiểu ngạch với Việt Nam, hướng sang chính ngạch. Theo các chuyên gia, hướng xuất khẩu chính ngạch là đòi hỏi tất yếu.

Nông dân cũng như các doanh nghiệp (DN) Việt Nam phải thay đổi, nếu muốn phát triển bền vững, không chỉ với thị trường Trung Quốc mà với các thị trường quốc tế.

XUAT KHAU NONG SAN SANG TRUNG QUOC

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến rau quả ở Ninh Bình

Trung Quốc không còn “dễ tính”

Theo Bộ NN&PTNT, với tổng sản lượng nhập khẩu chiếm từ 70-80% thị phần, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, có tới 60-70% nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch, khiến giá trị nông sản xuất khẩu thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững.

Đặc biệt, từ ngày 1/5/2019, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường chính ngạch, được áp dụng nhiều quy định mới liên quan đến chất lượng nông sản, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trong đó có hai yêu cầu quan trọng là có mã số vùng trồng (chứng nhận vùng sản xuất) và mã số cơ sở đóng gói.

Để giúp nông sản Việt xuất qua Trung Quốc “suôn sẻ”, bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam cho biết, T.Ư Hội đã có hướng dẫn nông dân sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu trên của Trung Quốc.

Theo bà Thơm, yêu cầu của Trung Quốc là thách thức, nhưng cũng là cơ hội tốt cho cả DN và nông dân Việt Nam. Bởi, các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu giữa 2 bên có tính pháp lý cao hơn, tránh rủi ro và thiệt thòi cho nông dân và DN phía Việt Nam. Lãnh đạo T.Ư Hội nông dân cũng cho rằng, đây cũng là cơ hội để thị trường nông sản ổn định, bền vững hơn, có điều kiện để xây dựng kế hoạch sản xuất lâu dài, ổn định ở trong nước, nông dân thoát khỏi tình trạng bị thương lái chi phối thị trường, ép giá.

Lưu ý đến nông dân, theo bà Thơm, cần xác định rõ, Trung Quốc không còn là thị trường “dễ tính” để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Nông dân cần chuyển đổi tư duy sản xuất, khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, tăng liên kết với các DN, xây dựng các chuỗi sản xuất. Cùng đó, tổ chức tập huấn, hướng dẫn về quy trình, thủ tục đăng ký mã vùng sản xuất, mã cơ sở đóng gói nông sản theo quy định. Mặt khác, cần vận động, hướng dẫn bà con sản xuất theo quy trình VietGAP, Global GAP, sản xuất theo hướng hữu cơ, bền vững…

Là đơn vị nhập khẩu lớn trái cây từ Việt Nam, ông Thang Thành Vỹ, Hội trưởng Thương hội hoa quả quốc tế thị trấn Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết: Trung Quốc là thị trường lớn, nhu cầu rất cao về hoa quả và nông sản chất lượng cao, trong đó có vải thiều tươi. Tuy nhiên, ông Vỹ lưu ý, với hoa quả tươi, người tiêu dùng Trung Quốc đã chuyển từ lượng sang chất. Hải quan Trung Quốc yêu cầu nghiêm ngặt hơn về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm.

Ông Vỹ cho rằng, nông dân và DN cần kiểm soát về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và giữ tươi, giúp vải thiều xuất khẩu phù hợp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo yêu cầu kiểm dịch của Hải quan Trung Quốc. “Cần tăng cường trao đổi giữa thương nhân hai nước qua thương mại điện tử. Hàng có thể đóng gói tại Việt Nam theo tiêu chuẩn thương mại điện tử của Trung Quốc. Từ đó có thể giúp cho vải thiều Bắc Giang vận chuyển được nhanh, xa hơn”, ông Vỹ nói.

Thay đổi thói quen

Ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Cty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu, Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, dù có những quy định “siết” từ phía Trung Quốc, nhưng đến nay, thanh long vẫn xuất khẩu sang thị trường này bình thường, kể cả đường bộ, lẫn đường biển. Theo ông Hiệp, với trái cây, phía Trung Quốc yêu cầu truy xuất nguồn gốc, làm rõ của ai, sản xuất ở đâu, vùng nào… “Yêu cầu này, DN Việt Nam làm được, kể cả bao bì, nhãn mác đều đảm bảo”, ông Hiệp nói.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Công ty CP Vinamit cho rằng, với những DN đã làm ăn lâu với phía Trung Quốc sẽ được các đối tác hỗ trợ hướng dẫn để đáp ứng các yêu cầu của cơ quan thẩm quyền của nước này nên không có trở ngại lớn. “Với các DN mới, chưa buôn bán với Trung Quốc bao giờ, có thể gặp lúng túng, đặc biệt khi nước này thắt lại tiểu ngạch, chuyển sang chính ngạch”, ông Viên nói.

Theo ông Viên, Trung Quốc đã thông báo rõ những loại rau quả nào được bán sang họ, và các quy định về nguồn gốc. Do vậy, các DN trước đây xuất tiểu ngạch, trái cây có thể gói trong rơm rạ, hay loại nông sản chờ thương lái Trung Quốc vào tận nơi để mua... thì nay phải đổi, từ cách đóng gói, bao bì, mã code… “Cái này chỉ là nghiệp vụ thôi, có xuất vào nước nào đi nữa, DN cũng phải đeo bám để thực hiện”- ông Viên nói.

Là DN làm ăn tại thị trường Trung Quốc lâu năm, ông Viên cũng cho rằng, hiện thị trường này khuyến khích nhập khẩu từ Việt Nam, thậm chí thuế VAT cũng giảm xuống so với phần nội địa của họ.

Tuy nhiên theo ông Viên, trước đây Việt Nam chưa quan tâm nhiều về xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc vì cho rằng đây là thị trường “dễ tính”. Đến nay, mới chỉ 9 loại trái cây được xuất chính ngạch sang nước này (xoài, nhãn, chuối, dưa hấu, chôm chôm, vải, mít, thanh long và măng cụt), trong khi Thái Lan có 23 loại rau quả xuất chính ngạch vào Trung Quốc.

“Đây là điều sẽ khiến cho các bộ ngành, DN vất vả, khi cần mở thêm số lượng loại rau quả được xuất vào thị trường Trung Quốc. Nên nhớ rằng, Việt Nam xuất nhiều khoai lang, sầu riêng…nhưng phải đi đường vòng, xuất sang Thái Lan, Đài Loan, từ đó mới vào được Trung Quốc. Đây là điều bất lợi cho nông dân của mình”, ông Viên phân tích.

Chủ tịch Vinamit cho rằng, thay đổi phương pháp canh tác là điều tất yếu, nếu muốn có thị trường bền vững, tránh rủi ro. Đặc biệt, là liên quan đến kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu. “Bởi, muốn xuất hàng sang Trung Quốc phải có mã code, nếu anh lôi thôi, phía Hải quan Trung Quốc đã lưu trữ cả rồi, anh bị phốt thì việc làm ăn của anh sau này sẽ khó khăn”- ông Viên cảnh báo.

Trong khi đó, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), việc áp dụng xuất khẩu tiểu ngạch theo thông lệ quốc tế giữa hai quốc gia, sẽ tốt hơn cho ngành, đặc biệt hạn chế rủi ro thanh toán của các DN.

Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Trung Quốc không tăng nhiều, do nhiều yếu tố về giá cả, nhu cầu của thị trường. “Chúng tôi cũng tiếp tục theo dõi, khuyến nghị các DN điều chỉnh. Về cơ bản, thị trường Trung Quốc vẫn ổn, và các DN xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đáp ứng được”,` ông Hòe nói.

Chủ tịch Vinamit cho rằng, thay đổi phương pháp canh tác là điều tất yếu, nếu muốn có thị trường bền vững, tránh rủi ro. Đặc biệt, là liên quan đến kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu. “Bởi, muốn xuất hàng sang Trung Quốc phải có mã code, nếu anh lôi thôi, phía Hải quan Trung Quốc đã lưu trữ cả rồi, anh bị phốt thì việc làm ăn của anh sau này sẽ khó khăn”- ông Viên cảnh báo.

(Theo Tiền Phong)

  • Cùng chuyên mục
Giá vàng tăng vọt do đồng đô la yếu đi

Giá vàng tăng vọt do đồng đô la yếu đi

Giá vàng thế giới tăng vọt vào hôm thứ Hai sau sáu ngày giảm khi đồng đô la Mỹ yếu đi và sự bất ổn ngày càng tăng về cuộc xung đột Nga-Ukraine khơi dậy nhu cầu trú ẩn an toàn, theo Reuters.

Thị trường - 19/11/2024 09:24

Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội hơn 15 tỷ USD tăng 12,3%

Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội hơn 15 tỷ USD tăng 12,3%

10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 15,467 tỷ USD, tăng 12,3% so với 2023.

Thị trường - 19/11/2024 08:55

Nhiều doanh nghiệp công bố thưởng Tết sớm

Nhiều doanh nghiệp công bố thưởng Tết sớm

Dù mới cuối tháng 11, song nhiều doanh nghiệp đã công bố thưởng Tết. Mức thưởng Tết năm nay được dự báo sẽ không thấp hơn năm ngoái.

Thị trường - 19/11/2024 07:22

Tiêu chuẩn sống bền vững tại căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky

Tiêu chuẩn sống bền vững tại căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky

Tọa lạc tại vị trí vàng nơi vùng xanh sôi động Nam Sài Gòn, Essensia Sky hướng đến một cuộc sống bền vững cho cư dân với những tiêu chuẩn mới trong xây dựng và không gian sống và tiện ích phục vụ cuộc sống

Doanh nghiệp - 19/11/2024 07:00

Những gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu lùi bước trên con đường năng lượng tái tạo

Những gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu lùi bước trên con đường năng lượng tái tạo

Gần 5 năm trước, BP đã bắt tay vào một nỗ lực đầy tham vọng nhằm chuyển mình từ một công ty dầu mỏ thành một doanh nghiệp tập trung vào năng lượng phát thải carbon thấp, Reuters viết.

Thị trường - 19/11/2024 06:42

Giải thưởng khu căn hộ ven biển xuất sắc nhất 2024 vinh danh một dự án tại Phú Quốc

Giải thưởng khu căn hộ ven biển xuất sắc nhất 2024 vinh danh một dự án tại Phú Quốc

Meypearl Harmony Phú Quốc đã xuất sắc được vinh danh là "Dự án phát triển khu căn hộ ven biển xuất sắc nhất" tại PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024.

Thị trường - 18/11/2024 17:13

EVNHANOI khuyến cáo người dân không dán quảng cáo trên trụ điện

EVNHANOI khuyến cáo người dân không dán quảng cáo trên trụ điện

Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội (EVNHANOI) khuyến cáo các hộ kinh doanh lựa hình thức quảng cáo phù hợp, không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi dán quảng cáo, rao vặt.

Doanh nghiệp - 18/11/2024 16:29

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất tại VLCA 2024

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất tại VLCA 2024

Ngày 16/11/2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap)...

Doanh nghiệp - 18/11/2024 16:29

Những ưu điểm vượt trội của Trung tâm giám sát trạm biến áp không người trực

Những ưu điểm vượt trội của Trung tâm giám sát trạm biến áp không người trực

Cuối năm 2023, Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) đã đưa Trung tâm giám sát trạm biến áp không người trực (B02) đi vào vận hành. Đây là một bước tiến trong quá chuyển đổi số về công tác quản lý vận hành lưới truyền tải điện của PTC2.

Doanh nghiệp - 18/11/2024 16:28

Nâng cấp tuyến đường thủy trọng điểm của Hải Phòng: Viconship nâng cao năng lực cảng biển

Nâng cấp tuyến đường thủy trọng điểm của Hải Phòng: Viconship nâng cao năng lực cảng biển

Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đã ban hành Văn bản 5100/CHHVN-KHĐT, thỏa thuận về vị trí và thông số kỹ thuật đoạn luồng hàng hải từ thượng lưu bến cảng Nam Đình Vũ đến khu vực cảng Nam Hải Đình Vũ thuộc luồng hàng hải Hải Phòng. Theo đó, đoạn luồng từ lý trình Km31+200 đến Km34+900 có chiều dài 3,7 km sẽ được nạo vét đạt độ sâu -8,5 m.

Doanh nghiệp - 18/11/2024 16:28

Công đoàn EVNNPT tổ chức giám sát việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn EVNNPT tổ chức giám sát việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành điện nói chung, việc đảm bảo ATVSLĐ là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động.

Doanh nghiệp - 18/11/2024 16:27

Đảm bảo lưới điện truyền tải vận hành an toàn các tháng cuối năm 2024

Đảm bảo lưới điện truyền tải vận hành an toàn các tháng cuối năm 2024

Nhằm đảm bảo vận hành lưới điện truyền tải an toàn trước tình hình thời tiết các tỉnh miền Trung diễn biến phức tạp trong mùa mưa bão và các tháng cuối năm 2024, Truyền tải điện Khánh Hòa, thuộc Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) đã triển khai tăng cường bảo dưỡng thiết bị, xử lý kịp thời các bất thường, nâng cao độ tin cậy của hệ thống.

Doanh nghiệp - 18/11/2024 16:26

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo Việt Nam 2024, ông Nguyễn Hồ Nam - Nhà sáng lập Tập đoàn Bamboo Capital, Phó chủ tịch SVEF (Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Thuỵ Sỹ) đã chia sẻ về tầm quan trọng của sự hợp tác trong việc phát triển doanh nghiệp thông qua phiên thảo luận “Xây dựng hợp tác để thành công”. Ông Nguyễn Hồ Nam đặc biệt nhấn mạnh về chiến lược hợp tác win-win để thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Thị trường - 18/11/2024 13:47

Ngành tre có tiềm năng tiến vào câu lạc bộ xuất khẩu 'tỷ đô'

Ngành tre có tiềm năng tiến vào câu lạc bộ xuất khẩu 'tỷ đô'

Hiện, tổng giá trị ngành tre toàn cầu là khoảng 60 tỷ USD, trong khi Việt Nam chiếm chưa đến 4%. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Thị trường - 18/11/2024 12:32

Chọn cổ nào 'bỏ giỏ' ngành bán lẻ cuối năm?

Chọn cổ nào 'bỏ giỏ' ngành bán lẻ cuối năm?

Giai đoạn cuối năm dường như là thời điểm "chạy nước rút" của ngành bán lẻ với sự sôi động của hoạt động tiêu dùng. Vậy cuối năm 2024, ngành bán lẻ sẽ bùng nổ ra sao?

Doanh nghiệp - 18/11/2024 11:00

Giá dầu tăng khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Giá dầu tăng khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Giá dầu tăng vào sáng thứ Hai sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine gia tăng cuối tuần qua, mặc dù lo ngại về nhu cầu nhiên liệu yếu ở Trung Quốc và dự báo dư thừa dầu toàn cầu, theo Reuters.

Thị trường - 18/11/2024 09:22