Chuyên gia RMIT: Việt Nam có thể thu ngân sách đáng kể từ thuế đối với tiền mã hóa

TS CHU THANH TUẤN
14:05 31/03/2025

Việt Nam đang tiến gần hơn tới việc hợp pháp hóa các giao dịch tiền mã hóa, bước quan trọng không chỉ đem đến khung pháp lý rõ ràng cho thị trường, mà còn mở ra cơ hội để tăng nguồn thu thuế.

Khi thị trường tiền mã hóa toàn cầu tiếp tục mở rộng, nhiều quốc gia giới thiệu các mô hình thuế khác nhau để quản lý và kiểm soát loại tài sản kỹ thuật số này.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Chu Thanh Tuấn, Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân Kinh doanh thuộc Đại học RMIT Việt Nam, xây dựng một hệ thống thuế hiệu quả không nên chỉ dừng lại ở mục tiêu tạo nguồn thu mới cho ngân sách, mà còn phải bảo đảm rằng chính sách này không làm suy yếu thị trường hay dẫn tới hiện tượng rò rỉ dòng vốn sang các nước khác.

Cơ hội thu thuế từ thị trường tiền mã hóa

Việt Nam hiện nằm trong nhóm các quốc gia có mức độ tiếp cận và quan tâm tới tiền mã hóa cao nhất thế giới. Theo báo cáo từ Chainalysis, Việt Nam đứng thứ năm toàn cầu về mức độ quan tâm tới tiền mã hóa và xếp thứ ba về mức độ sử dụng các nền tảng giao dịch quốc tế. Hiện có khoảng 17 triệu người Việt sở hữu tiền mã hóa, với tổng giá trị thị trường vượt 100 tỷ USD.

Tiến sĩ Chu Thanh Tuấn, Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân Kinh doanh thuộc Đại học RMIT Việt Nam. Ảnh: RMIT

TS Chu Thanh Tuấn cho rằng, nếu áp dụng một cơ chế thuế hợp lý, Việt Nam có thể tạo nguồn thu ngân sách đáng kể từ thị trường này. Một hướng tiếp cận hiệu quả là đánh thuế giao dịch ở mức thấp, tương tự như thuế giao dịch chứng khoán. Theo ước tính của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, việc áp thuế 0,1% trên mỗi giao dịch tiền mã hóa có thể mang lại hơn 800 triệu USD mỗi năm mà không gây gián đoạn tới hoạt động của thị trường.

Bên cạnh thuế giao dịch, Chính phủ còn có thể cân nhắc đánh thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận từ đầu tư tiền mã hóa, hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu tiền mã hóa được phân loại là tài sản đầu tư thì lợi nhuận từ giao dịch có thể bị đánh thuế tương tự như với chứng khoán hoặc bất động sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành tiền mã hóa cũng có thể chịu thuế với mức 20% như các doanh nghiệp truyền thống.

Theo chuyên gia RMIT, một nguồn thu tiềm năng khác cho Chính phủ là phí cấp phép hoạt động cho các sàn giao dịch tiền mã hóa. Nhiều quốc gia đã triển khai mô hình này, chẳng hạn như Dubai, nơi các dự án tiền mã hóa phải đóng phí cấp phép. Nếu Việt Nam áp dụng hệ thống tương tự, Chính phủ có thể vừa kiểm soát thị trường vừa tạo ra nguồn thu không đến từ thuế.

Thách thức trong việc triển khai thuế đối với tiền mã hóa

Dù có tiềm năng tạo ra nguồn thu ngân sách, triển khai hệ thống thuế đối với tiền mã hóa tại Việt Nam không phải không đối mặt với thách thức. Theo TS Tuấn, một trong những rào cản lớn nhất chính là tính ẩn danh trong giao dịch tiền mã hóa.

Khác với các giao dịch tài chính truyền thống, tiền mã hóa vận hành trên mạng lưới blockchain phi tập trung không thông qua các ngân hàng, gây khó khăn cho việc theo dõi và kiểm soát dòng tiền. Ngay cả khi Việt Nam yêu cầu các sàn giao dịch được cấp phép tuân thủ quy trình xác minh danh tính khách hàng (KYC), nhà đầu tư vẫn có thể chuyển tài sản của họ sang ví cá nhân hoặc giao dịch trên các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) để tránh bị đánh thuế. Điều này đặt ra thách thức lớn cho cơ quan thuế.

Nhiều quốc gia giới thiệu các mô hình thuế khác nhau để quản lý và kiểm soát tiền mã hóa. Ảnh: CNN

Bên cạnh đó, khung pháp lý dành cho tiền mã hóa tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trong khi Chính phủ đang chủ động thảo luận việc hợp pháp hóa tiền mã hóa, hiện vẫn chưa có quy định chính thức về cách phân loại và quản lý loại tài sản này. Theo TS Tuấn, việc xem tiền mã hóa là tài sản, hàng hóa hay phương thức thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách đánh thuế. Thiếu định nghĩa pháp lý rõ ràng sẽ gây khó khăn cho việc triển khai hệ thống thuế công bằng và hiệu quả.

TS Tuấn cũng cảnh báo về nguy cơ dòng vốn chảy ra nước ngoài nếu chính sách thuế không được thiết kế tốt. Lấy Ấn Độ làm ví dụ, khi chính phủ nước này áp thuế 30% đối với lợi nhuận từ tiền mã hóa và 1% thuế trên mỗi giao dịch, khối lượng giao dịch trong nước đã giảm tới 70%, vì nhà đầu tư chuyển sang các sàn giao dịch nước ngoài. Nếu Việt Nam triển khai mức thuế quá cao hoặc hệ thống thuế quá phức tạp, nhà đầu tư có thể chuyển hoạt động sang các thị trường thân thiện hơn như Singapore hay Dubai, khiến thất thoát nguồn thu thuế tiềm năng.

Một thách thức khác nằm ở hạn chế công nghệ trong việc theo dõi các giao dịch. Để đánh thuế tiền mã hóa một cách hiệu quả, Việt Nam cần đầu tư vào các công cụ phân tích blockchain tiên tiến. Tuy nhiên, TS Tuấn chỉ ra rằng điều này sẽ vấp phải khó khăn vì nhiều loại tiền mã hóa, như Monero hay Zcash, được thiết kế nhằm bảo mật tối đa. Những công cụ này khiến cho việc theo dõi các giao dịch gần như bất khả thi nếu không có sự hợp tác từ các sàn giao dịch.

Gợi ý xây dựng chính sách thuế cho tiền mã hóa ở Việt Nam

Theo TS Tuấn, để thu hút đầu tư mà vẫn đảm bảo nguồn thu thuế ổn định, Việt Nam cần một mô hình thuế cân bằng. Thuế giao dịch thấp kết hợp với thuế lãi về vốn trong khung thuế thu nhập cá nhân có thể giúp duy trì tính công bằng mà không làm suy yếu thị trường.

Ngoài ra, Việt Nam nên cân nhắc miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho tiền mã hóa, như cách Liên minh châu Âu và Singapore đã thực hiện, nhằm tránh đánh thuế hai lần và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực, TS Tuấn gợi ý.

Một giải pháp quan trọng khác là tăng cường giám sát các sàn giao dịch bằng cách yêu cầu các nền tảng giao dịch trong nước phải báo cáo chi tiết giao dịch, điều này sẽ giúp cơ quan thuế theo dõi hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, Việt Nam cần hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm giám sát các giao dịch xuyên biên giới và ngăn chặn hành vi trốn thuế.

Thay vì chỉ tập trung vào nguồn thu từ thuế, Chính phủ còn có thể tạo thêm nguồn thu từ phí cấp phép hoạt động, bằng cách yêu cầu các sàn giao dịch tiền mã hóa và các dự án phát hành tiền mã hóa lần đầu (ICO) phải đăng ký chính thức. Thiết lập một khuôn khổ cấp phép minh bạch không chỉ giúp Chính phủ tăng nguồn thu, mà còn tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và giảm rủi ro liên quan đến các dự án chất lượng kém.

Hợp pháp hóa và điều chỉnh giao dịch tiền mã hóa là bước quan trọng giúp Việt Nam khai thác tối đa lợi ích kinh tế từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, TS Tuấn nhấn mạng rằng chính sách thuế phải được thiết kế kỹ càng để tránh tạo ra rào cản đầu tư hoặc tạo ra lỗ hổng khiến rò rỉ dòng vốn.

"Nếu thiết lập được một hệ thống thuế đơn giản, cạnh tranh và cân bằng, Việt Nam có thể vừa tạo được nguồn thu đáng kể từ tiền mã hóa, vừa thúc đẩy sự phát triển của một hệ sinh thái tài sản số bền vững", TS Tuấn khẳng định.

  • Cùng chuyên mục
Vốn ngoại ‘ồ ạt’ chảy vào chứng khoán và ngân hàng

Vốn ngoại ‘ồ ạt’ chảy vào chứng khoán và ngân hàng

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 6 liên tiếp với giá trị gần 2.000 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán và ngân hàng.

Tài chính - 09/07/2025 16:12

Lộ diện chủ mới dự án Cát Bà Amatina

Lộ diện chủ mới dự án Cát Bà Amatina

Tân cổ đông của Vinaconex ITC là Công ty TNHH Sàn giao dịch Bất động sản Hà Nội Anpha.

Tài chính - 09/07/2025 08:00

Niềm tin trở lại với chứng khoán

Niềm tin trở lại với chứng khoán

Chuyên gia VPBankS cho rằng niềm tin đã trở lại với chứng khoán khi VN-Index tăng tốt từ đầu tháng 4. Còn nhiều động lực để VN-Index chinh phục mốc 1.500 điểm phía trước.

Tài chính - 09/07/2025 07:00

'Có dư địa để tăng trưởng tín dụng cao hơn 16%'

'Có dư địa để tăng trưởng tín dụng cao hơn 16%'

Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hơn 8% cho năm 2025, ông Phạm Chí Quang – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết con số tăng trưởng tín dụng 16% không chỉ khả thi mà còn có thể cao hơn, với điều kiện kiểm soát tốt lạm phát và nợ xấu.

Tài chính - 08/07/2025 21:31

Cổ đông TCBS chốt phương án IPO và lên sàn

Cổ đông TCBS chốt phương án IPO và lên sàn

Sau đợt IPO, TCBS sẽ triển khai việc đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, niêm yết HoSE hoặc đăng ký giao dịch UPCoM nếu không thỏa điều kiện niêm yết.

Tài chính - 08/07/2025 15:58

UOB: Kỳ vọng lãi suất ổn định, tỷ giá dần hạ nhiệt

UOB: Kỳ vọng lãi suất ổn định, tỷ giá dần hạ nhiệt

Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng UOB nhận định, lạm phát tại Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát và chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được giữ ở mức hỗ trợ tăng trưởng trong nửa cuối năm.

Tài chính - 08/07/2025 15:57

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp

Giao dịch của khối ngoại tiếp tục là điểm sáng đáng chú ý khi họ có phiên mua ròng thứ 5 phiên liên tiếp (tổng giá trị đạt 7.679,37 tỷ đồng) trên sàn HoSE.

Tài chính - 08/07/2025 15:56

Chủ tịch Mirae Asset: Chứng khoán đang dịch chuyển theo hướng bền vững và chuyên nghiệp

Chủ tịch Mirae Asset: Chứng khoán đang dịch chuyển theo hướng bền vững và chuyên nghiệp

Bà Nguyễn Hoàng Yến, Chủ tịch Mirae Asset cho biết, không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng nhà đầu tư cũng có sự thay đổi rõ rệt, ngày càng nhiều nhà đầu tư bắt đầu tiếp cận phương pháp quản lý tài sản, đầu tư có kỷ luật thay vì chỉ đơn thuần giao dịch ngắn hạn.

Tài chính - 08/07/2025 14:10

Nhiều 'ẩn số' với biến động tỷ giá

Nhiều 'ẩn số' với biến động tỷ giá

Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN Phạm Chí Quang thẳng thắn nhận định, nhiều ẩn số với chính sách tiền tệ, tỷ giá trong thời gian tới.

Tài chính - 08/07/2025 14:07

Nhiều động lực hướng VN-Index đến vùng điểm cao hơn

Nhiều động lực hướng VN-Index đến vùng điểm cao hơn

Dù dự báo thị trường chứng khoán có thể chinh phục các mốc điểm cao hơn với nhiều động lực hỗ trợ, song các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên giao dịch thận trọng với chiến lược mua và nắm giữ các cổ phiếu hàng đầu với định giá hợp lý.

Tài chính - 08/07/2025 08:55

3 câu chuyện hấp dẫn vốn ngoại của chứng khoán Việt Nam

3 câu chuyện hấp dẫn vốn ngoại của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Anh Khoa, Giám đốc Phân tích Agriseco nhìn nhận Việt Nam đủ tiềm năng để thu hút mạnh dòng vốn ngoại trong trung hạn 1-2 năm tới. 3 câu chuyện củng cố niềm tin đó là: Khối ngoại đảo chiều mua ròng; nâng hạng thị trường; và quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Tài chính - 08/07/2025 07:00

Dòng tiền ngoại đẩy VN-Index vượt đỉnh 3 năm

Dòng tiền ngoại đẩy VN-Index vượt đỉnh 3 năm

Tâm lý tích cực từ cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, VN-Index sau hơn 3 năm đã vượt trở lại thành công mốc 1.400. Lần gần nhất VN-Index đạt mốc này là ở phiên 19/4/2022.

Tài chính - 07/07/2025 18:12

Một doanh nghiệp vận tải biển trả cổ tức tiền mặt sau 14 năm

Một doanh nghiệp vận tải biển trả cổ tức tiền mặt sau 14 năm

Vinaship dự chi khoảng 20,4 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt năm 2024. Công có kế hoạch bán 1 tàu năm nay và lấy ý kiến cổ đông bán thêm 1 tàu nữa.

Tài chính - 07/07/2025 14:36

Cơ hội giải ngân ở các phiên rung lắc

Cơ hội giải ngân ở các phiên rung lắc

Nhà đầu tư có thể tranh thủ các phiên rung lắc, điều chỉnh để tái cơ cấu danh mục đầu tư, gia tăng tỷ trọng các nhóm ngành có triển vọng KQKD tích cực trong quý II như ngân hàng, chứng khoán, tiêu dùng và bán lẻ.

Tài chính - 07/07/2025 11:53

 ‘Chọn mặt, gửi vàng’ kênh đầu tư nào trong nửa cuối năm 2025?

 ‘Chọn mặt, gửi vàng’ kênh đầu tư nào trong nửa cuối năm 2025?

Bối cảnh vĩ mô trong nước tích cực được kỳ vọng sẽ là điểm tựa vững chắc cho các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, bất động sản.

Tài chính - 07/07/2025 10:09

Trước thềm niêm yết, Bất động sản CRV muốn phát hành mới cổ phần giá 26.000 đồng

Trước thềm niêm yết, Bất động sản CRV muốn phát hành mới cổ phần giá 26.000 đồng

CRV sẽ sử dụng toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phần để đầu tư khu đô thị Hoàng Huy New City – II. Đây là dự án trọng điểm của công ty với tổng mức đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng.

Tài chính - 07/07/2025 07:00