Đầu tư vào tài sản số đang 'nóng', cần lưu ý những rủi ro gì?
Đầu tư vào các tài sản số đã trở thành xu hướng trên thế giới và Việt Nam, nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro và thách thức mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Sự phát triển của công nghệ blockchain, cùng với việc các định chế tài chính truyền thống ngày càng quan tâm đến lĩnh vực tài sản số, đã tạo ra một bức tranh đa chiều về cơ hội và thách thức cho nền kinh tế.

TS Hà Xuân Sơn, giảng viên ngành Kinh doanh trên ứng dụng blockchain, Đại học RMIT Việt Nam, phân tích các khía cạnh quan trọng của thị trường tài sản số, đồng thời đánh giá triển vọng phát triển trong thời gian tới cũng như các rủi ro nhà đầu tư cần lưu ý.
Mối gắn kết chặt chẽ với đầu tư - tài chính truyền thống
Trước đây, nhiều người cho rằng tài sản số hoàn toàn độc lập với thị trường truyền thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mối tương quan giữa hai thị trường này ngày càng rõ nét. Trong giai đoạn 2022-2024, Bitcoin thường có xu hướng biến động cùng chiều với cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là khi có các sự kiện vĩ mô quan trọng như thay đổi lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Theo số liệu từ Morningstar, hệ số tương quan giữa Bitcoin và chỉ số S&P 500 đã tăng từ -0,09 năm 2019 lên 0,36 năm 2021, phản ánh sự trưởng thành của thị trường tài sản số và sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư tổ chức truyền thống. Đến đầu năm 2025, hệ số tương quan này đạt mức 0,88 dựa trên trung bình động 20 ngày (theo Coindesk), phản ánh mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa hai thị trường.
Đáng chú ý, khối lượng giao dịch trên thị trường tài sản số thường tập trung vào các khung giờ nhất định trong ngày, đặc biệt là khi các thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu mở cửa. Điều này tạo ra cơ hội cho các nhà giao dịch nhanh nhạy tận dụng sự chênh lệch giá giữa các thị trường.
Token hóa tài sản cũng đang mở ra những cơ hội mới. Một minh chứng điển hình là bất động sản có thể được chia nhỏ thành nhiều token, cho phép nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia với số vốn thấp hơn. Theo số liệu đăng bởi Forbes, giá trị thị trường của các token bất động sản đạt 2,7 tỷ USD vào năm 2022. Báo cáo từ Custom Market Insights cho thấy con số đã tăng lên 3,5 tỷ USD vào năm 2024, phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực này.
Không chỉ bất động sản, token hóa còn được áp dụng cho nhiều loại tài sản khác như tác phẩm nghệ thuật, sở hữu trí tuệ, và thậm chí cả cổ phần của các công ty tư nhân. Ví dụ điển hình là dự án của Sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX), trong đó trái phiếu doanh nghiệp được phát hành dưới dạng token, giúp giảm chi phí phát hành và tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu.
Triển vọng đầu tư và phát triển đa dạng
Với sự phát triển năng động, tài sản số đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, từ các tổ chức lớn đến cá nhân nhỏ lẻ.
Các tổ chức tài chính lớn đang ngày càng quan tâm đến tài sản số. BlackRock, Fidelity và nhiều công ty khác đã ra mắt các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) Bitcoin, tạo điều kiện cho việc đầu tư một cách chuyên nghiệp và an toàn hơn.

Đầu năm 2024, ETF IBIT của BlackRock đã thu hút hơn 10 tỷ USD chỉ trong tháng đầu tiên ra mắt. Ngoài ETF, các ngân hàng đầu tư cũng đã triển khai dịch vụ lưu ký tài sản số cho khách hàng tổ chức. Bank of New York Mellon, ngân hàng lưu ký lớn nhất thế giới, đã triển khai nền tảng lưu ký tiền mã hóa vào năm 2022 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tích hợp tài sản số vào hệ thống tài chính truyền thống.
Về phía nhà đầu tư nhỏ lẻ, số lượng ví tiền mã hóa đang tăng nhanh, phản ánh sự chấp nhận ngày càng rộng rãi của người dùng cá nhân. Theo TheCryptoBasic, số lượng ví Bitcoin đang hoạt động đã vượt một triệu vào đầu năm 2024, tăng 25% so với năm trước. Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, con số này giảm xuống còn khoảng 496,000 địa chỉ hoạt động hằng ngày, phản ánh sự biến động trong mức độ tham gia của người dùng.
Đặc biệt, các ứng dụng DeFi (tài chính phi tập trung) đang tạo ra những cơ hội đầu tư mới cho người dùng nhỏ lẻ. Họ có thể tham gia cho vay, cung cấp thanh khoản và kiếm lợi nhuận từ phí giao dịch mà không cần thông qua các trung gian tài chính truyền thống. Tổng giá trị tài sản được khóa lại trong các ứng dụng DeFi đã đạt 55,75 tỷ USD vào đầu năm 2024, và tăng lên 119,72 tỷ USD vào cuối năm 2024 (theo Statista), cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này.
Tại các nước đang phát triển, tài sản số đang trở thành công cụ hữu ích cho việc chuyển tiền xuyên biên giới. Chẳng hạn, tại Nigeria và Philippines, nhiều người lao động đã sử dụng stablecoin để chuyển tiền về nhà với chi phí thấp hơn và tốc độ nhanh hơn so với các kênh truyền thống.
Theo World Bank, chi phí chuyển tiền truyền thống trung bình toàn cầu là 6,2% giá trị giao dịch trong quý 4/2023, trong khi chi phí chuyển tiền qua stablecoin thường dao động từ 0,1% đến 1%, tùy thuộc vào nền tảng và mạng blockchain được sử dụng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa tại các quốc gia có nhiều lao động xuất khẩu như Việt Nam.
Thách thức và rủi ro cần được cân nhắc
Quy định và tuân thủ
Môi trường pháp lý cho tài sản số vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nhiều quốc gia đang siết chặt quy định, đặc biệt là về KYC (xác minh khách hàng) và AML (chống rửa tiền). Điều này có thể ảnh hưởng đến tính linh hoạt của thị trường nhưng lại giúp bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.
Tại Mỹ, Ủy ban Giao dịch và chứng khoán (SEC) đã tăng cường giám sát các dự án tiền mã hóa, đặc biệt là các token được coi là chứng khoán. Trong khi đó, Liên minh châu Âu đã thông qua quy định MiCA (Markets in Crypto-Assets), tạo ra khung pháp lý toàn diện đầu tiên cho tài sản số trên thế giới.
Tại Việt Nam, trong tháng này, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa, trong đó đề xuất cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý (Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước).
Bảo mật và rủi ro hệ thống
Các vụ hack và lừa đảo vẫn là mối đe dọa lớn. Theo Chainalysis, thiệt hại do các hoạt động lừa đảo liên quan đến tiền điện tử trong năm 2024 đạt ít nhất 9,9 tỷ USD và dự báo con số này có thể tăng lên mức 12,4 tỷ USD sau khi có thêm dữ liệu về các cuộc tấn công. Đặc biệt, gần đây vụ sàn giao dịch tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới là ByBit bị trộm 1,5 tỷ USD đã gây chấn động thị trường. Vụ việc này cho thấy ngay cả những hệ thống được cho là an toàn nhất cũng có thể tồn tại lỗ hổng bảo mật. Việc bảo vệ tài sản số an toàn đòi hỏi kiến thức chuyên môn và công cụ phù hợp.
Một rủi ro khác là sự phụ thuộc vào các sàn giao dịch tập trung. Vụ sụp đổ của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX năm 2022 là một ví dụ điển hình về việc tập trung quá nhiều tài sản vào một điểm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho toàn thị trường.
ESG và tính bền vững
Vấn đề tiêu thụ năng lượng trong khai thác Bitcoin và các tiền mã hóa khác đang gây ra nhiều tranh cãi. Theo Cambridge Bitcoin Electricity Consumption Index, mạng lưới Bitcoin tiêu thụ hơn 170 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm, tương đương với mức tiêu thụ của một quốc gia cỡ trung bình.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang có những bước chuyển đổi tích cực. Nhiều công ty khai thác đã chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo và các blockchain thế hệ mới đang áp dụng cơ chế đồng thuận tiết kiệm năng lượng hơn như Proof of Stake.
Cạnh tranh và tập trung hóa
Sự cạnh tranh giữa các blockchain và tiền mã hóa ngày càng gay gắt. Điều này có thể dẫn đến việc một số dự án nhỏ phải đóng cửa hoặc sáp nhập, ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Xu hướng này có thể dẫn đến sự tập trung hóa, trái với nguyên tắc phi tập trung ban đầu của công nghệ blockchain.
Có thể nói, thị trường tài sản số đang trải qua giai đoạn chuyển mình quan trọng. Sự tham gia của các tổ chức tài chính lớn và khung pháp lý rõ ràng hơn đang giúp thị trường trưởng thành. Thanh khoản tăng và các công cụ đầu tư mới như ETF đang giúp thu hút thêm vốn từ các nhà đầu tư truyền thống.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng, tìm hiểu kỹ và đa dạng hóa danh mục để giảm thiểu rủi ro. Các thách thức về quy định, bảo mật và tính bền vững cần được giải quyết để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường.
Triển vọng dài hạn vẫn tích cực, đặc biệt khi công nghệ blockchain tiếp tục phát triển và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Việc token hóa các tài sản truyền thống và sự phát triển của DeFi có thể tạo ra những cơ hội đầu tư mới và thúc đẩy sự đổi mới trong ngành tài chính.
- Cùng chuyên mục
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1
Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.
Đầu tư - 06/05/2025 06:35
Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.
Đầu tư - 06/05/2025 06:00
Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng
Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.
Đầu tư - 05/05/2025 20:34
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Thị trường biệt thự, nhà liền kề Hà Nội ghi nhận dấu hiệu phục hồi trong quý đầu năm. Cơ cấu giá tiếp tục dịch chuyển, số lượng sản phẩm có giá 20-30 tỷ đồng chiếm đa số, trong khi nhóm dưới 20 tỷ đồng đã trở nên khan hiếm.
Đầu tư - 05/05/2025 15:53
- Đọc nhiều
-
1
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago