Chủ đầu tư Khu đô thị Quốc tế Đa Phước 'ôm trái đắng', đề nghị được đảm bảo quyền lợi

Nhàđầutư
Ông Võ Ngọc Châu, chủ sở hữu Công ty Đa Phước cho rằng quyền lợi của ông tại khu đất 29 ha dự án Khu đô thị Quốc tế đa phước chưa được đảm bảo, đề nghị hủy án sơ thẩm khi thu hồi khu đất này.
BẢO LÂM
11, Tháng 05, 2020 | 19:59

Nhàđầutư
Ông Võ Ngọc Châu, chủ sở hữu Công ty Đa Phước cho rằng quyền lợi của ông tại khu đất 29 ha dự án Khu đô thị Quốc tế đa phước chưa được đảm bảo, đề nghị hủy án sơ thẩm khi thu hồi khu đất này.

Hậu quả nặng nề khi thu hồi khu đất 29 ha

Nói lời sau cùng tại phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án thâu tóm nhà đất công sản ở Đà Nẵng, bị cáo Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”), cựu Chủ tịch HĐQT công ty CP Xây dựng 79, công ty CP Bắc Nam 79 cho rằng bản thân là người đi mua, không quyết định được chủ trương chuyển đổi hay giá cả, nếu sai thì bên bán là UBND TP. Đà Nẵng phải chịu trách nhiệm.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ khẳng định không câu kết với cán bộ nào của Đà Nẵng nên không thể là đồng phạm. “Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo không xin gì của HĐXX mà chỉ đề nghị tuyên thật nặng bị cáo nếu chứng minh được bị cáo phạm tội, ngược lại không chứng minh được thì trả tự do cho bị cáo”, bị cáo Vũ nói trước tòa.

Nêu quan điểm giải quyết vụ án trước đó, đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội đề nghị HĐXX bác kháng cáo kêu oan của hai cựu Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và Phan Văn Anh Vũ.

Theo đại diện VKS, có căn cứ xác định có sự thống nhất về hành vi trái pháp luật. Trong đó, doanh nghiệp của Phan Văn Anh Vũ không thuộc diện được mua nhà, đất công sản nhưng bị cáo này đã lợi dụng các mối quan hệ với bị cáo Minh rồi thâu tóm và chuyển nhượng để thu lời.

da-phuoc1

Khu đất 29 ha thuộc dự án Khu đô thị mới Quốc tế Đa Phước. Ảnh: Văn Dũng.

Việc nhận chuyển giao tài sản, quyền quản lý, khai thác tại 22 nhà, đất công sản và 7 dự án đất dẫn đến nhà nước bị thiệt hại hơn 22.000 tỷ đồng, chỉ riêng dự án 29 ha ở Khu đô thị Quốc tế Đa Phước, số tiền thiệt hại trên 11.200 tỷ đồng.

Liên quan đến dứ án Khu đô thị Quốc tế Đa Phước, tại phiên xét xử, ông Võ Ngọc Châu, chủ sở hữu Công ty TNHH MTV Phát triển nhà Đa Phước (Công ty Đa Phước) đề nghị HĐXX cho cơ hội nêu quan điểm bởi dự án Khu đô thị Quốc tế Đa Phước được xác định gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50% thiệt hại của vụ án nhưng ông là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan lại không được tòa sơ thẩm triệu tập.

Ở vụ án này, Công ty Đa Phước đã kháng cáo toàn bộ phần bản án có liên quan đến khu đất 29 ha. Tại bản án sơ thẩm, TAND TP.Hà Nội đã tuyên yêu cầu UBND TP Đà Nẵng và các bên liên quan thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho công dân tại 3 dự án gồm: khu đất 29 ha thuộc dự án Khu đô thị mới Quốc tế Đa Phước; dự án Khu dân cư An Cư 2, 3 mở rộng; và dự án Khu nhà ở Phú Gia Compound.

Tuy nhiên sau đó, TAND TP.Hà Nội ra đính chính bản án, tuyên thu hồi khu đất 29 ha. Trình bày tại tòa trước đó luật sư Nguyễn Hải Âu và ông Võ Ngọc Châu đề nghị HĐXX phúc thẩm hủy 1 phần bản án sơ thẩm để đảm bảo quyền lợi của Công ty Đa Phước là “người thứ 3 ngay tình”.

Theo luật sư, Công ty Đa Phước nhận chuyển nhượng khu đất 29 ha từ năm 2015, trước thời điểm khởi tố vụ án. Việc mua bán, nhận chuyển nhượng này không liên quan đến giao dịch giữa Vũ “nhôm” và UBND Đà Nẵng.

Nếu dự án bị thu hồi sẽ để lại hậu quả pháp lý nặng nề khi 200 hộ dân mua nhà trong dự án, đẩy Công ty Đa Phước phá sản bởi khoản vay 1.500 tỷ đồng từ ngân hàng SHB và Vietcombak để phát triển dự án.

Chủ đầu tư chưa được đối xử công bằng?

Theo hồ sơ vụ án, ông Võ Ngọc Châu khẳng định trong vụ việc này, ba Dự án An cư, Phú gia và Dự án Khu 29 ha của Công ty Đa Phước có cùng bản chất, cụ thể: Đều bị tòa án kết luận là đất dùng để làm dự án được giao trái pháp luật; đất đó được chuyển giao qua nhiều chủ sở hữu khác nhau và người cuối cùng phát triển dự án không hề biết gì về việc giao không đúng của cơ quan nhà nước; dự án cùng được sự phê duyệt của các cấp chính quyền trước khi triển khai; phần lớn sản phẩm của dự án đã được phân phối cho người dân và hiện họ đang sinh sống ổn định.

Vì lý do đó, ông thấy không được đối xử công bằng khi tòa sơ thẩm không thu hồi dự án Phú Gia và Dự án An Cư trong khi lại quyết định thu hồi Khu đất 29 ha của Công ty Đa Phước không có một lý do thuyết phục nào.

“Cần nói thêm, Đa Phước là Công ty TNHH MTV với tôi là chủ sở hữu duy nhất. Về mặt pháp lý, Công ty Đa Phước là pháp nhân nhưng trên thực tế, toàn bộ quyền sở hữu công ty và cũng là quyền sở hữu dự án thuộc về tôi. Nói cách khác, khái niệm “cá nhân” và “pháp nhân” trong trường hợp cụ thể này có ranh giới không rõ ràng”, ông Võ Ngọc Châu lý giải.

Theo ông, áp dụng nguyên tắc tôn trọng quyền bình đẳng của mọi tổ chức, cá nhân, khi phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu phải “đảm bảo quyền lợi cho công dân” thì cũng cần phải đảm bảo quyền lợi của ông là công dân Võ Ngọc Châu, chủ sở hữu duy nhất Công ty Đa Phước và dự án Khu đất 29 ha mà không nên có sự phân biệt.

Không những vậy, xét dưới góc độ đóng góp cho xã hội, ông Châu cho rằng ông là người có đóng góp rất lớn để tạo dựng nên Khu đô thị 29 ha. Do đó, ông  cần phải được bảo vệ nhiều hơn những công dân khác đã mua sản phẩm trong Khu đất 29 ha.

Theo vị chủ sở hữu Công ty Đa Phước, Viện kiểm sát quy kết việc sai phạm của UBND Đà Nẵng trong việc giao Khu đất 29ha đã dẫn đến thiệt hại cho Nhà nước 11.200 tỷ đồng.

“Theo cách hiểu thông thường, ai gây ra thiệt hại, người đó có trách nhiệm bồi thường. Nói cách khác, những người có thẩm quyền thuộc UBND Đà Nẵng và ông Phan Văn Anh Vũ có lỗi giao sai đất, dẫn đến thiệt hại cho Nhà nước thì những người đó phải bồi thường”, ông Châu lập luận.

Cũng theo ông, viện kiểm sát và tòa sơ thẩm lại thu hồi đất của doanh nghiệp thì vô hình chung bắt doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thay vì lỗi làm sai của lãnh đạo Đà Nẵng? Điều đó rõ ràng quá vô lý và không công bằng.

Bên cạnh đó, đại diện Công ty Đa Phước cho rằng số tiền “thiệt hại” hơn 11.200 tỷ kia cần phải xem xét lại, bởi đây là giá trị quyền sử dụng đất của toàn bộ Khu đất 29 ha tại thời điểm định giá.

da-phuoc

Toàn cảnh dự án Khu đô thị Quốc tế Đa Phước. Ảnh: Đoàn Nguyên/Zing.

Tuy nhiên, cơ quan định giá không xem xét rằng, để có được Khu đất 29 ha như hiện nay thì Daewon và Công ty Đa Phước phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng thiết kế, san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống kè chắn sóng. Công ty Đa Phước phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng xây dựng hạ tầng. “Cái gọi là “Khu đất 29 ha” của Nhà nước lúc ban đầu chỉ là một vùng nước ô nhiễm với nền địa chất rất yếu và dòng chảy phức tạp”, ông cho biết.

Lãnh đạo Công ty Đa Phước cũng thấy rằng vấn đề liên quan đến Khu đất 29 ha là rất lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vụ án nhưng quyền có ý kiến của ông không được tòa án đảm bảo.

Vị này dẫn chứng, tại phiên tòa sơ thẩm, mặc dù là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhưng ông không được mời tham dự, không được nêu ý kiến bảo vệ quyền lợi của mình. Đại diện hai ngân hàng ông đang vay vốn, người dân mua sản phẩm của ông và các đối tác của Công ty Đa Phước cũng không được tham gia tố tụng.

“Đây là một vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, khiến tôi không có cơ hội được bảo vệ quyền và lợi ích của mình tại tòa sơ thẩm. Tôi cho rằng đây là một sai phạm không thể khắc phục, do đó, cần phải hủy bỏ bản án sơ thẩm để xét xử lại”, ông Châu trình bay. Không những vậy, tại phiên phúc thẩm, HĐXX liên tiếp ngăn cản việc tranh tụng của luật sư của Công ty Đa Phước, hạn chế thời gian phát biểu ý kiến của ông.

“Tôi cho rằng đó là những sai phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng, không bảo đảm quyền lợi của tôi, của những đối tác của Đa Phước, của ngân hàng và người dân; nhận định của Viện kiểm sát là phiến diện, không đúng với thực tế. Vì lý do đó, tôi đề nghị hủy bỏ toàn bộ bản án sơ thẩm để xét xử lại”, chủ sở hữu Công ty Đa Phước nêu rõ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ