Chi trăm tỷ mua cổ phần Nhà nước từ Thuỷ điện Hương Sơn, nhà đầu tư 'vỡ mộng'

Nhàđầutư
Tình hình tài chính được làm đẹp trong các báo cáo khiến nhà đầu tư 'ngã ngửa' khi biết được thực trạng của Thuỷ điện Hương Sơn, cổ đông mới đứng trước tình cảnh 'đi mắc núi, ở mắc sông'...
VÕ QUỲNH
15, Tháng 11, 2017 | 09:32

Nhàđầutư
Tình hình tài chính được làm đẹp trong các báo cáo khiến nhà đầu tư 'ngã ngửa' khi biết được thực trạng của Thuỷ điện Hương Sơn, cổ đông mới đứng trước tình cảnh 'đi mắc núi, ở mắc sông'...

23635426_554688921534163_1620285129_n

 Tình hình tài chính được làm đẹp trong các báo cáo khiến nhà đầu tư 'ngã ngửa' khi biết được thực trạng của Thuỷ điện Hương Sơn.

"Xót lắm, mình sẵn sàng mua giá cao, nhưng khi vào mới thấy nó nát lắm rồi, không như các báo cáo trên giấy tờ", chị Nguyễn Thị Nhân Ái, một nhà đầu tư mua cổ phần CTCP Thuỷ điện Hương Sơn trong đợt thoái vốn Nhà nước vừa qua, chia sẻ với Nhadautu.vn. 

Trung tuần tháng 9/2017, chị Ái cùng một số nhà đầu tư liên quan tới Công ty Kim Thành đã mua toàn bộ cổ phần đấu giá của Tổng công ty Sông Đà tại Thuỷ điện Hương Sơn với giá cao gấp rưỡi thị giá đang giao dịch trên sàn UpCOM.

Sau khi thoái vốn thành công, Tổng công ty Sông Đà thu về 235 tỷ đồng. Đây được đánh giá là thương vụ đấu giá thành công lớn của Tổng công ty Sông Đà.

Nhóm cổ đông Công ty Kim Thành hiện nắm tỷ lệ chi phối 53,9% ở Thuỷ điện Hương Sơn. Trong khi sở hữu của Tổng công ty Sông Đà giảm về 3,5%.

Theo báo cáo tài chính công bố, 9 tháng đầu năm 2017, Thuỷ điện Hương Sơn đạt doanh thu 102 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 25 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2016.

Những tưởng đây là kết quả tích cực có thể làm hài lòng các cổ đông mới của Thuỷ điện Hương Sơn.

Song, chưa xét đến tính chính xác của số liệu (chưa được kiểm toán), thì chỉ ít lâu sau khi nắm được thực tế tại Thuỷ điện Hương Sơn, những nhà đầu tư này không tránh được cảm giác thất vọng.

Chị Nguyễn Thị Nhân Ái cho biết tình hình của Thuỷ điện Hương Sơn hiện rất bi đát. Nợ quá hạn hàng trăm tỷ đồng, không có vốn để triển khai Dự án Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn 2. 

Cụ thể, doanh nghiệp vận hành nhà máy thuỷ điện cùng tên tới cuối quý II/2017 nợ quá hạn Ngân hàng Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh 100 tỷ đồng, tới cuối quý III là 135 tỷ đồng và tới đầu năm 2018 dự kiến là 145 tỷ đồng. Con số này sẽ lên tới 180 tỷ đồng vào cuối tháng 3/2018, tương đương 2/3 vốn điều lệ.

Nguyên nhân được chỉ ra là do dự án chậm tiến độ 4 năm; khi đi vào khai thác vận hành thì chỉ đạt 65% công suất lắp máy, dẫn đến doanh thu thấp, không đủ dòng tiền trả nợ, dù phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam (chủ nợ lớn nhất) đã tạo điều kiện khi gia hạn cho vay từ 8 năm lên 14,5 năm.

Để tối đa hoá hiệu quả, đầu tư mở rộng giai đoạn 2 được xác định là phải làm. Tuy nhiên sẽ cần khoảng 300 tỷ đồng, trong đó 100 tỷ đồng vốn tự có. Đây là điều kiện 'bất khả thi' với tình hình hiện nay của Thuỷ điện Hương Sơn.

Dòng tiền eo hẹp khiến Thuỷ điện Hương Sơn không thể triển khai dự án Thuỷ điện Hương Sơn 2. Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 đã thông qua kế hoạch 'rót' 84,7 tỷ đồng vào giai đoạn 2 trong năm nay.

Tuy nhiên báo cáo tài chính quý III vừa công bố cho thấy dự án vẫn chưa được đầu tư một đồng nào từ đầu năm.

Bỏ ra hàng trăm tỷ đồng mua lại Thuỷ điện Hương Sơn nhưng nhóm nhà đầu tư Công ty Kim Thành nhanh chóng 'vỡ mộng', nói theo cách của nhà đầu tư Nguyễn Thị Nhân Ái thì sau khi 'ôm' vào, giờ 'bán tống bán tháo' cũng chẳng ai mua. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ