Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chưa đạt công suất do đâu?

Nhàđầutư
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường 5 chính là bài học thực tiễn cần tổng kết lại khi triển khai cao tốc Bắc Nam.
ANH MAI
02, Tháng 11, 2017 | 08:10

Nhàđầutư
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường 5 chính là bài học thực tiễn cần tổng kết lại khi triển khai cao tốc Bắc Nam.

vi-sao-cao-toc-ha-noi--hai-phong-chua-dat-cong-suat-080253

 Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang "chờ"  các dự án lớn thúc đẩy kinh tế vùng

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, mặc dù dự án đường cao tốc Bắc Nam là dự án lớn tác động tới phát triển kinh tế và không ai phủ nhận tính cấp thiết của nó, nhưng cũng phải tính đến việc chia sẻ nguồn lực cho các dự án khác. Bởi ngành giao thông còn nhiều dự án cần ưu tiên mà thực tế hiện nay chưa tận dụng được như đường sắt, hàng không, đường thủy.

Với dự án cao tốc Bắc Nam, theo ông, khi triển khai cần làm rõ nhiều vấn đề từ quy hoạch, vốn, giảm phí cho doanh nghiệp... trước khi triển khai dự án.

"Nếu làm theo từng đoạn tuyến, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường 5 chính là bài học thực tiễn cần tổng kết lại. Vì sao đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội vẫn chưa đông xe, không phát huy được hiệu quả cho nhà đầu tư?", PGS.TS Trần Đình Thiên đặt vấn đề.

Trên phương diện tổng thể, theo ông, cần phải tính tới bài toán tương quan lợi ích giữa các loại hình vận tải như đường không, đường bộ, đường cao tốc… Ông Thiên đưa ví dụ: "Nếu từ Hà Nội vào Vinh làm đường sắt tốc độ cao 300km thì sẽ mang lại hiệu ứng rất tốt, người dân cũng không cần phải đi máy bay vào miền Trung, mà vẫn có thể sáng ở Hà Nội, vào Vinh ăn trưa, uống cà phê, tối về". Theo ông, cần tính toán để đầu tư hiệu quả trong bối cảnh bài toán cân đối về vốn hiện đang rất căng thẳng.

Phân tích lý do cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chưa thu hút được nhiều xe, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) cho rằng tuyến đường này đang chờ các dự án lớn thúc đẩy kinh tế vùng.

Theo ông, thứ nhất là chờ cảng nước sâu Lạch Huyện - cảng nước sâu lớn nhất toàn vùng Bắc Bộ, công suất dự kiến trong tương lai lên đến trăm triệu tấn. Thứ hai là chờ kết nối giữa Hải Phòng - Quảng Ninh với tuyến qua cầu Bạch Đằng 24 km, đoạn từ Quảng Ninh - Vân Đồn, Vân Đồn - Móng Cái.

"Như vậy, chúng ta có trục cao tốc mới từ Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái để tới Trung Quốc. Hiện lưu lượng xe chưa có nhưng trong tương lai, lưu lượng xe Hà Nội - Hải Phòng rất lớn. Chắc chắn đây là tuyến đường tạo động lực để phát triển toàn vùng từ Hải Dương, Hưng Yên, cả vùng Quảng Ninh, Hải Phòng", Tổng giám đốc TEDI khẳng định.

Cũng liên quan tới vấn đề mà ông Trần Đình Thiên đặt ra, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật thông tin rằng, khi triển khai đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quá trình huy động vốn hết sức khó khăn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ 4.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, nhưng đến giờ vẫn chưa có.

"Làm đường cao tốc quy mô 6 làn xe nhưng doanh nghiệp phải lo hết, nên chi phí nhiều lên, thời gian thu hồi vốn phải kéo dài hơn", Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết.

Với dự án cao tốc Bắc - Nam lần này, để tránh chi phí đầu tư quá cao, Nhà nước đã quyết định tham gia tới 39%. Cụ thể, toàn bộ giải phóng mặt bằng nhà nước lo và giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư. Hơn nữa, theo Thứ trưởng Nhật, tiền tư vấn, thiết kế ban đầu Nhà nước cũng đều bỏ tiền ra, có nghiên cứu để tránh tổng mức đầu tư tăng lên.

Theo tờ trình của Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn: giai đoạn từ năm 2017-2020; giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn sau 2025. Phạm vi đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 (dài 713 km) có quy mô rất lớn. Ngoài ra, mỗi dự án thành phần có nhu cầu vận tải, phương án tài chính, tiến độ chuẩn bị đầu tư, quy mô đầu tư khác nhau. Do vậy, phương án đầu tư kiến nghị tách thành 11 dự án thành phần. Toàn bộ 11 dự án thành phần giai đoạn 2017 - 2020 đều đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 118.716 tỷ đồng, tổng diện tích giải phóng mặt bằng tái định cư khoảng 3,736 ha. Dự án được Chính phủ đề nghị cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc biệt do Quốc hội quyết định.

Đây là dự án nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, nhất là trong bối cảnh ngành Giao thông đang đề xuất nhiều dự án lớn có tổng đầu tư lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng như Cảng hàng không Long Thành, dự án đường sắt tốc độ cao…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ