'Cẩn trọng vòng lặp chính sách từ BOT tới năng lượng tái tạo'

Nhàđầutư
Đại diện doanh nghiệp cho rằng chúng ta đang chứng kiến vòng lặp chính sách 10 năm từ khuyến khích đầu tư BOT đến các dự án năng lượng tái tạo, sau làn sóng đầu tư mới mạnh mẽ là "cú phanh" đột ngột khiến thị trường rơi vào bế tắc.
ĐÌNH VŨ
19, Tháng 11, 2022 | 06:30

Nhàđầutư
Đại diện doanh nghiệp cho rằng chúng ta đang chứng kiến vòng lặp chính sách 10 năm từ khuyến khích đầu tư BOT đến các dự án năng lượng tái tạo, sau làn sóng đầu tư mới mạnh mẽ là "cú phanh" đột ngột khiến thị trường rơi vào bế tắc.

Ngày 18/11, Tạp chí Nhà đầu tư/ Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức Toạ đàm "Thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo".

Phát biểu tại Toạ đàm, đại diện một doanh nghiệp lớn nhận định chúng ta đang nhìn thấy vòng quay lặp lại về chính sách. Khoảng 10 năm trước là chuyện BOT còn nay là chuyện điện mặt trời, điện gió.

"Chúng ta chứng kiến các đợt sóng về đầu tư, sau đó là các cú phanh đột ngột khiến thị trường rơi vào tình trạng xáo trộn, mất ổn định. Hiện nay có thể nhìn thấy phần nào vấn đề tương tự ở thị trường bất động sản và trái phiếu. Như vậy là có vấn đề về cách tiếp cận trong chính sách", vị này nói.

Theo đó, từ vị trí một nhà đầu tư, ông mong muốn các nhà làm chính sách hãy đặt mình vào vị trí nhà đầu tư để chia sẻ từ đó có hành động, ứng xử phù hợp. Ví dụ như trong việc đánh giá hiệu quả của nhà đầu tư. Với các dự án năng lượng tái tạo, bối cảnh chung hiện nay có nhà đầu tư hoàn thành COD, cũng có nhà đầu tư không hoàn thành hoặc nửa hoàn thành nửa không nhưng tự chung lại là các nhà đầu tư NLTT vừa qua không đạt hiệu quả kinh tế, gặp nhiều rủi ro.

"Chưa kể, ngay cả nhà đầu tư đã hoàn thành COD cũng phải chờ 20 năm nữa mới biết thực sự hiệu quả đến đâu, song phần đông lại chỉ nhìn vào dự án hoàn thành COD, hay phần hoàn thành COD, để cho rằng nhà đầu tư đã thu được nhiều lợi nhuận. Từ đó ít có sự chia sẻ, cảm thông với nhà đầu tư", vị này nói.

Theo đó, ông nhấn mạnh, về cơ bản, mục tiêu của đầu tư là đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, nên chạy theo lợi nhuận không có gì là xấu. Doanh nghiệp đồng thời cần đảm bảo tăng trưởng, phát triển bền vững, bên cạnh đó là trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

"Nhà đầu tư nào không làm được như vậy sẽ bị cổ đông loại bỏ, bị thị trường đào thải. Bản thân doanh nghiệp làm ra lợi nhuận, giúp phát huy nguồn lực xã hội, tạo việc làm, như thế là đã đóng góp giá trị cho xã hội. Không nên nhìn doanh nghiệp có mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu như là vụ lợi hay mục tiêu không tốt. Cách nhìn đó không hợp với quy luật kinh tế", đại diện doanh nghiệp nói.

Screen Shot 2022-11-18 at 11.33.00 PM

Phát triển điện gió, điện mặt trời "đứt quãng" 1-2 năm qua khi không có các chính sách chuyển tiếp. Ảnh minh hoạ: Internet

Tuy nhiên, vị này cũng lưu ý, để đạt các mục tiêu trên, nhà đầu tư luôn phải đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn. Hai vấn đề chính là quản trị và sử dụng nguồn lực tài chính được đặt ra.

Về quản trị, nhà đầu tư phải lựa chọn giữa làm bài bản, chuẩn chỉnh, tuân thủ các nguyên tắc quản trị chặt (như doanh nghiệp quốc tế) với việc phải hành động quyết liệt, nhanh, chấp nhận rủi ro để tránh mất cơ hội, chậm tiến độ, thiệt hại kinh tế.

"Các nhà đầu tư năng lượng vừa qua nếu không kịp COD không hẳn là họ yếu kém, có những nhà đầu tư làm quá bài bản sẽ không kịp COD. Có nhà đầu tư làm từ rất sớm hoặc hành động chấp nhận rủi ro thì đạt COD nhưng lại chưa chắc chuẩn về quản trị, khi mạo hiểm ra các quyết định mà thiếu các yếu tố, cơ sở đảm bảo (ví dụ như phải bỏ tiền làm khi chưa rõ cơ chế, chưa được duyệt vay...). Vậy cũng cần đặt vấn đề, nhà làm chính sách muốn có nhà đầu tư bài bản hay nhà đầu tư mạo hiểm?", vị này đặt vấn đề.

Về sử dụng nguồn lực tài chính, nhà đầu tư luôn phải tối ưu dòng tiền cho cổ đông. Tổng giám đốc nào chỉ biết đem tiền gửi ngân hàng thì cổ đông/HĐQT sẽ đặt vấn đề ngay nhưng nhiều yêu cầu chính sách lại tiếp cận rất trái ngược. Ví dụ yêu cầu nhà đầu tư phải để đủ tiền trong tài khoản ngay từ đầu hay với năng lượng tái tạo, nếu đặt ra việc giá bán phải xem lại định kỳ, trong khi chi phí đầu tư đã bỏ ra từ đầu, thì khó nhà đầu tư (và ngân hàng) nào có thể chấp nhận vì không thể đánh giá được hiệu quả tài chính.

Tóm lại, vị này cho rằng, chính sách thế nào thì nhà đầu tư sẽ hành động theo đó. Như vậy, nhà hoạch định chính sách muốn thúc đẩy doanh nghiệp kiểu nào thì cơ chế chính sách cần cân đối cho phù hợp để khuyến khích kiểu doanh nghiệp đó.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ