Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển năng lượng tái tạo
Nếu có quy hoạch các dự án NLTT và cơ chế giá điện hợp lý thì sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư phát triển NLTT, thậm chí quy mô công suất NLTT được quy hoạch và bổ sung quy hoạch còn chưa đáp ứng hết các đề xuất đầu tư của các nhà đầu tư và các địa phương.
Sáng 18/11 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/ Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức Toạ đàm "Thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo". Tham dự cuộc toạ đàm, ông Phạm Minh Hùng-Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có bài tham luận giới thiệu các cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Ban Tổ chức xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.

Ông Phạm Minh Hùng - Phó VỤ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp, Bộ Kế hoạch & Đầu tư. Ảnh: Trọng Hiếu
Tình hình phát triển NLTT thời gian qua
Về nguồn điện, đến hết năm 2021 hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất lắp đặt nguồn điện là 76.364 MW, vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện. Trong đó, điện mặt trời (ĐMT) khoảng 16.179 MW (ĐMT trang trại 8.515 MW; ĐMT mái nhà 7.664 MW), chiếm 21,2%; điện gió khoảng 3.987 MW chiếm 5,2%; điện sinh khối và rác khoảng 318 MW. Trong năm 2021 đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của điện gió do các nhà đầu tư phấn đấu vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 để hưởng cơ chế giá FIT.
Tình hình phát triển điện mặt trời, điện gió vừa qua đã vượt xa so với nội dung Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VII điều chỉnh (theo đó, điện mặt trời khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030; điện gió khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030). Như vậy đến nay, công suất lắp đặt điện mặt trời đã vượt mục tiêu vào năm 2030, công suất lắp đặt điện gió đã vượt mục tiêu vào năm 2025.
Việc phát triển mạnh mẽ của điện mặt trời (trước 1/1/2021) và điện gió (trước 1/11/2021) là do cơ chế giá FIT cho điện gió và điện mặt trời:
- Điện mặt trời: Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 và Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Điện gió: Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, theo các quyết định nêu trên thì cơ chế giá FIT đối với điện mặt trời chỉ áp dụng đến hết ngày 31/12/2020, đối với điện gió áp dụng đến hết ngày 31/10/2021. Do đó, sau các mốc thời gian này việc phát triển điện mặt trời, điện gió đã và đang chững lại. Cũng tại các quyết định nêu trên thì sau thời gian áp dụng giá FIT, sẽ phải nghiên cứu cơ chế đấu giá, đấu thầu phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời. Tuy nhiên, các cơ chế đấu giá, đấu thầu chưa được ban hành nên đã tạo ra khoảng trống về cơ chế, chính sách phát triển điện gió, điện mặt trời.
Đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp là các dự án đã và đang triển khai đầu tư nhưng không kịp mốc thời gian theo quy định tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 03/10/2022 quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp (có hiệu lực từ ngày 25/11/2022).
Định hướng chiến lược phát triển NLTT
Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có các nội dung quan trọng đối với việc phát triển NLTT như sau:
- Quan điểm chỉ đạo: "Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch"
- Mục tiêu: "Tỉ lệ các nguồn NLTT trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045".
- Nhiệm vụ: "Về NLTT: Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn NLTT nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế. Sớm nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển năng lượng địa nhiệt, sóng biển, thuỷ triều, hải lưu; triển khai một số mô hình ứng dụng, tiến hành khai thác thử nghiệm để đánh giá hiệu quả. Thực hiện nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydro phù hợp với xu thế chung của thế giới".
Mục tiêu về tỷ lệ NLTT nêu trên đã được khẳng định lại trong Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tiềm năng và quy hoạch phát triển NLTT
Theo nghiên cứu Quy hoạch điện VIII, tiềm năng NLTT (ngoài thủy điện) của Việt Nam là rất lớn, tiềm năng kỹ thuật lên tới 2.078 GW, gấp nhiều lần so với quy mô tổng công suất nguồn điện toàn quốc hiện nay, cụ thể như sau:
- Tổng quy mô tiềm năng kỹ thuật điện gió trên bờ khá lớn 217 GW, tuy nhiên chủ yếu là tiềm năng gió thấp (4,5-5,5m/s) khoảng 163 GW. Mặc dù chi phí đầu tư nguồn điện gió sẽ giảm trong tương lai, nhưng trong giai đoạn đến 2045, chỉ các khu vực gió cao (trên 6 m/s) và trung bình (5,5-6 m/s) mới có thể khả thi về mặt kinh tế. Tổng tiềm năng của khu vực gió cao là 24 GW và gió trung bình là 30 GW. Tiềm năng này chủ yếu tập trung tại Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- Tổng quy mô tiềm năng kỹ thuật của điện gió ngoài khơi khoảng 160 GW, khu vực gió cao và có tiềm năng kinh tế tốt chỉ nằm ở Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định) với tổng tiềm năng khoảng 80 GW (tốc độ gió trên 7-9 m/s), các khu vực còn lại ở Trà Vinh, Hà Tĩnh và Quảng Ninh có tốc độ gió thấp hơn (chỉ 6-7 m/s) nên khó cạnh tranh với gió gần bờ.
- Tổng tiềm năng kỹ thuật của điện mặt trời rất lớn lên tới 1.646 GW (1.569 GW là tiềm năng mặt đất và 77 GW là tiềm năng mặt nước), tuy nhiên nếu xét thêm về điều kiện khả năng xây dựng và tiềm năng kinh tế theo từng tỉnh thì tổng quy mô tiềm năng có thể phát triển của điện mặt trời quy mô lớn toàn quốc khoảng 386 GW, tập trung chủ yếu tại miền Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tiềm năng điện mặt trời áp mái toàn quốc lên tới 48 GW, trong đó chủ yếu nằm ở khu vực miền Nam 22 GW.
- Nguồn sinh khối và NLTT khác: Tính đến năm 2030, Quy mô tiềm năng phát triển của điện sinh khối khoảng 5,3 GW, nguồn rác thải khoảng 1,5 GW, nguồn địa nhiệt 460 MW. Các loại hình NLTT còn lại như khí sinh học, thủy triều hiện nay đều trong giai đoạn nghiên cứu.
Với tiềm năng phát triển NLTT rất lớn nêu trên thì không có nghĩa là Việt Nam chỉ cần phát triển NLTT mà không phát triển các dạng năng lượng khác. Chính vì vậy, theo quan điểm tại Nghị quyết số 55-NQ/TW, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia phải giải quyết được việc "Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng" và "khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo" nên việc xác định được quy mô, cơ cấu và kế hoạch phát triển NLTT trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia là yêu cầu quan trọng hàng đầu để có căn cứ xây dựng cơ chế, chính sách phát triển NLTT trong thời gian tới.
Theo nội dung dự thảo QHĐ VIII được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ ngày 13/10/2022, công suất NLTT ngoài thủy điện (không tính ĐTM mái nhà, ĐMT tự sản tự tiêu) năm 2030 khoảng 26.671-39.686 MW (chiếm 21,6%-27,3%), năm 2050 khoảng 204.136-295.888 MW (chiếm 54,4%-59%). Ở phương án cơ sở, quy mô công suất NLTT vào năm 2030 chỉ tăng rất ít so với hiện nay; Ở phương án cao phục vụ điều hành, quy mô công suất NLTT vào năm 2030 tăng lên do tăng quy mô điện gió, điện sinh khối và rác, NLTT khác, riêng ĐMT không tăng so với phương án cơ sở. Như đã nêu ở trên thì tình hình phát triển điện mặt trời, điện gió vừa qua đã vượt so với nội dung Quyết định số 428/QĐ-TTg, đặc biệt là điện mặt trời nên sẽ ảnh hưởng nhất định tới việc xác định quy mô và kế hoạch phát triển NLTT trong Quy hoạch điện VIII.
Tại văn bản số 277/TB-VPCP ngày 06/9/2022 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về Quy hoạch điện VIII, nội dung kết luận có một số yêu cầu:
- Bám sát chủ trương, định hướng theo Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/ 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Phải hướng đến các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 như cam kết quốc tế của Việt Nam tại Hội nghị COP26 (đã được cụ thể hóa trong Chiến lược quốc gia về chống biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 tại Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ).
- Phải có tính khả thi để bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện trong mọi tình huống. Nhưng giá điện phải hợp lý với điều kiện của Việt Nam và không cao hơn các nước trong khu vực, nhất là giá điện gió và điện mặt trời.
- [Năng lượng gió, mặt trời]: phải tính toán khai thác tối đa, hiệu quả và hợp lý về giá bán điện (vì càng ngày công nghệ càng phát triển và sẽ giảm giá theo thời gian).
Cơ chế chính sách phát triển NLTT thu hút nhà đầu tư phát triển dự án năng lượng tái tạo
Pháp luật về đầu tư
Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư đã quy định NLTT thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư nên sẽ được hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi cao theo các pháp luật có liên quan (pháp luật về thuế, pháp luật về đất đai…).
Cơ chế chính sách phát triển NLTT
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương tiếp tục xây dựng chính sách phát triển NLTT, cụ thể như sau:
- Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg yêu cầu có cơ chế đấu giá, đấu thầu phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời sau khi kết thúc cơ chế giá FIT.
- Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW có đề ra các nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo với mục đích tự dùng (ưu tiên mặt trời áp mái).
+ Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mặt nước.
+ Nghiên cứu xây dựng, đề xuất các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi xa bờ.
+ Nghiên cứu, đề xuất cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng phù hợp, đặc biệt trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng tiêu thụ điện lớn.
- Nghị quyết số 140/NQ-CP cũng yêu cầu “Nghiên cứu, xây dựng Luật về năng lượng tái tạo”.
Như vậy, khi Luật về năng lượng tái tạo được nghiên cứu và được ban hành sẽ là khung pháp lý cao nhất để phát triển NLTT. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, xây dựng Luật về năng lượng tái tạo sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và yêu cầu về thời hạn của Chính phủ là trong giai đoạn 2021-2025. Trong khi chưa có Luật về năng lượng tái tạo thì việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách phát triển điện gió, điện mặt trời là rất cần thiết trong bối cảnh cơ chế giá FIT đã hết thời hạn áp dụng. Việc này càng quan trọng đối với điện gió ngoài khơi với tiềm năng và lợi thế lớn nhưng là lĩnh vực mới và có nhiều đặc thù so với điện gió trên bờ.
- Hiện nay, các tổ chức, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều rất quan tâm đến các cơ chế chính sách phát triển NLTT trong thời gian tới nên việc nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách sẽ phải đẩy nhanh hơn nữa để có thể triển khai thực hiện ngay sau khi Quy hoạch điện VIII (với các mục tiêu, kế hoạch phát triển NLTT) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thu hút nhà đầu tư phát triển dự án NLTT
Việc phát triển mạnh mẽ của điện mặt trời, điện gió trong thời gian qua cho thấy nếu có quy hoạch các dự án NLTT và cơ chế giá điện NLTT hợp lý thì sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư phát triển NLTT, thậm chí quy mô công suất NLTT được quy hoạch và bổ sung quy hoạch còn chưa đáp ứng hết các đề xuất đầu tư của các nhà đầu tư và các địa phương.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch điện VIII, việc đề xuất đầu tư phát triển NLTT từ các địa phương, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng rất lớn, vượt xa quy mô sẽ phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII sắp tới.
Để đáp ứng đủ năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng, để thu hút các nhà đầu tư phát triển NLTT một cách hợp lý trong thời gian tới, cần xem xét các nội dung như sau:
(i) Quy hoạch điện VIII cần có mục tiêu phát triển NLTT với quy mô phù hợp nhưng phải ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn NLTT. Sớm hoạch định chi tiết các nguồn NLTT cho từng địa phương để các địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện.
(ii) Đẩy nhanh việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế chính sách phát triển NLTT trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án NLTT, tăng cường tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch cho các nhà đầu tư.
- Cùng chuyên mục
Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?
Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.
Tài chính - 08/05/2025 08:35
Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ
Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.
Tài chính - 07/05/2025 17:22
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.
Tài chính - 07/05/2025 11:39
Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX
Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.
Tài chính - 07/05/2025 09:02
Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.
Tài chính - 07/05/2025 08:58
Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Tài chính - 07/05/2025 08:51
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…
Tài chính - 07/05/2025 07:55
Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới
Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp
Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.
Tài chính - 06/05/2025 15:41
Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng
TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 06/05/2025 11:11
Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới
Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.
Tài chính - 05/05/2025 16:33
Cần sự 'khác biệt' để định vị thương hiệu ngân hàng Việt
GS. John A. Quelch, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard cho biết, đa số thương hiệu ngân hàng Việt đều khá giống nhau. Cần có sự khác biệt để định vị thương hiệu ngân hàng tốt hơn.
Tài chính - 05/05/2025 16:10
'Miễn nhiễm' thông tin thuế quan, cổ phiếu TTC AgriS vượt đỉnh 3 năm
Cổ phiếu TTC AgriS đã tăng hơn gấp rưỡi tính từ đầu năm và lên vùng giá cao nhất trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang triển khai phương án huy động gần 500 tỷ đồng từ cổ đông.
Tài chính - 05/05/2025 06:45
Hệ thống KRX đã sẵn sàng để go-live
Chiều muộn ngày 4/5, hàng loạt công ty chứng khoán thông báo chuyển đổi hệ thống thành công, sẵn sàng cho hệ thống giao dịch mới bắt đầu từ hôm nay, 5/5.
Tài chính - 05/05/2025 05:45
Chủ tịch SSI: Hệ thống KRX go-live là bước ngoặt then chốt để nâng hạng thị trường
Hệ thống KRX sẽ go-live từ ngày 5/5 sau hơn 10 năm chờ đợi. HoSE và các công ty chứng khoán đã làm việc xuyên lễ để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 04/05/2025 12:45
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
3
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago