Bộ trưởng GTVT: Làm đường sắt Bắc – Nam rất cần thiết nhưng phải kiên trì

NHÂN HÀ
08:07 07/06/2018

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội sáng ngày 4/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng thừa nhận đường sắt phát triển quá lạc hậu. Ông cho rằng, làm đường sắt Bắc – Nam là rất cần thiết nhưng phải kiên trì.

D

ong the

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn sáng 4/6.

Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn, đầu tư cho đường sắt 8 năm qua hầu như giậm chân tại chỗ, phải chăng đầu tư làm đường bộ dễ chia sẻ lợi ích, trong khi đường sắt đầu tư lớn?

Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói, về lâu dài Bộ đang xây dựng đề án tuyến đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao để báo cáo Quốc hội.

"Dự án đường sắt cách đây 8 năm đã trình Quốc hội nhưng Quốc hội chưa thông qua. Chúng tôi nghĩ trách nhiệm lớn thuộc về Bộ Giao thông Vận tải khi Quốc hội không thông qua, chúng tôi cảm thấy dự án này rất cần thiết cho xã hội nên phải kiên trì đề xuất", ông Thể trình bày.

Bộ trưởng cũng cho biết, thời gian qua Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện nhiệm vụ tham mưu, năm tới 2019 sẽ trình đề án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao.

Đại biểu Dương Trung Quốc không tán thành khi Bộ trưởng nêu lý do tham mưu kém của ngành đường sắt.

Ông Quốc nhấn mạnh, ngành đường sắt Việt Nam gần như bị bỏ rơi thì đúng hơn. Ông Quốc cũng nhắc Bộ trưởng chưa trả lời câu hỏi đó là, phải chăng đầu tư vào đường bộ dễ chia sẻ lợi ích hơn, có thể cắt nhỏ ra, nhiều hợp đồng.,... còn đường sắt phải làm tổng thể. Vì thế đường sắt ít được quan tâm vì không mang lại những lợi ích cho những nhóm lợi ích?

Tiếp tục trả lời, Bộ trưởng nhấn mạnh đường sắt đầu tư rất lớn có những dự án đến tỷ USD và dự án trước đây đã trình Quốc hội lên đến mấy chục tỷ USD, Quốc hội rất đắn đo.

duong sat

Đường sắt hiện tại đã quá cũ kỹ và lạc hậu. Ảnh: minh họa

"Nếu chúng ta làm thì phải làm đường đôi, không thể nào chắp vá, sửa. Đường hiện nay là đường độc đạo, khổ rộng là 1 m, trong khi đường đôi khổ khác. Tôi nghĩ nếu Quốc hội thống nhất chủ trương, Chính phủ chỉ đạo thì chúng ta sẽ tiến hành thực hiện các dự án đường sắt. Điều đáng tiếc là trong thời gian vừa qua chúng ta chưa thông qua được một dự án nào về đường sắt làm mới, do đó chúng ta chưa triển khai", Bộ trưởng giải thích.

Liên quan đến vấn đề "chia sẻ lợi ích", Bộ trưởng nói" quan điểm cá nhân tôi là người làm giao thông, chúng tôi rất mong muốn phát triển hài hòa các loại hình vận tải, trong đó có đường sắt. Tôi cũng nhìn nhận là đường sắt của chúng ta phát triển quá lạc hậu, đường biển, đường ven bờ, đường thủy nội địa trong thời gian vừa qua sự đầu tư chưa đúng mức. Tôi nghĩ làm dự án đường sắt, đường bộ đều như nhau bởi vì bản thân tôi lấy tâm ra để làm, nếu tôi vi phạm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng cho rằng đã đến giai đoạn cần phải thông qua đề án đường sắt với mức 50 tỷ USD, mỗi nhiệm kỳ bỏ ra 5 tỷ USD hình thành nên tuyến đường sắt mới.

"Có như vậy trong nhiều nhiệm kỳ, chúng ta mới có được đường sắt Bắc-Nam, không có đường sắt Bắc-Nam thì đây là một hạn chế rất lớn cho hoạt động vận tải cũng như phát triển kinh tế-xã hội", Bộ trưởng nói.

Trước đó, trong một trao đổi với PV Nhadautu.vn, ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho rằng, đường sắt lạc hậu vì các công trình và thiết bị của ngành đều được đầu tư cách đây hơn 100 năm, một vấn đề nữa là đường sắt ở nước ta, là đường đơn khổ 1 mét, trong khi đó đường sắt tiêu chuẩn quốc tế phải là 1,35 mét. Với đường này thì không dễ để kết nối được với các phương tiện hay hạ tầng xung quanh. Đường sắt của chúng ta hiện nay chính là do người Pháp xây dựng từ xa xưa nên với nhu cầu hiện nay sẽ không thể đáp ứng được.

Ông này cho thông tin, trong giai đoạn 2011 – 2016, ngành chỉ được cấp trên dưới 2% trong tổng mức vốn đầu tư dành cho ngành giao thông vận tải, trong khi đường bộ lên đến 92%.

“Theo kế hoạch phê duyệt cho việc đầu tư vào ngành đường sắt từ 2012 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, thì vốn dự kiến của ngành là 105.000 tỷ đồng, nhưng đến nay chỉ mới giải ngân được khoảng hơn 1.000 tỷ đồng”, ông Minh cho biết.

Theo ông Minh, ngân sách cho công tác duy tu bảo dưỡng năm 2018 chỉ được 2.500 tỷ đồng trong khi ngành đường sắt cần 6.000 tỷ đồng mới đáp ứng được yêu cầu thực tế.

  • Cùng chuyên mục
 Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đầu tư - 20/11/2024 18:26

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Đầu tư - 20/11/2024 16:45

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Đầu tư - 20/11/2024 11:18

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.

Đầu tư - 20/11/2024 09:30

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.

Đầu tư - 20/11/2024 08:08

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đầu tư - 20/11/2024 06:37

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.

Đầu tư - 19/11/2024 15:06

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Đầu tư - 19/11/2024 14:57

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Đầu tư - 19/11/2024 11:21

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Đầu tư - 19/11/2024 06:30

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.

Đầu tư - 19/11/2024 06:00

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.

Đầu tư - 18/11/2024 18:22

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.

Đầu tư - 18/11/2024 18:21

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).

Đầu tư - 18/11/2024 15:43

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.

Đầu tư - 18/11/2024 14:49