Chủ tịch Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam: ‘Tôi nhận lỗi vì không kiểm soát được toàn bộ tình hình’

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) khi trao đổi với PV Nhadautu.vn liên quan đến các vụ tai nạn của ngành đường sắt vừa qua.
PHAN CHÍNH
01, Tháng 06, 2018 | 06:35

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) khi trao đổi với PV Nhadautu.vn liên quan đến các vụ tai nạn của ngành đường sắt vừa qua.

anh minh duong sat - gtvt

Ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Ảnh: Phan Chính

Những vụ tai nạn đường sắt liên tiếp xảy ra gần đây ít nhiều có yếu tố chủ quan của ngành thưa ông?

Ông Vũ Anh Minh: Mới đây có 2 vụ tai nạn liên tiếp xảy ra đã có những yếu tố chủ quan của ngành đường sắt. Đáng lẽ, ô tô khi có đèn báo thì phải dừng lại để nhường sự ưu tiên cho tàu hỏa. Hiện cả nước có 5.719.000 điểm giao cắt với đường sắt nhưng chỉ có 654 đường ngang có rào chắn, nên các phương tiện tham gia giao thông cần phải có quan sát trước khi đi qua.

Mặc dù gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn, nhưng ngành đường sắt ghi nhận số lượng hành khách đi tàu không bị ảnh hướng, mà còn có dấu hiệu tăng lên, đó là sự tin tưởng của người dân đối với ngành.

Trong số hai vụ tai nạn, thì chỉ có vụ xảy ra ở Thanh Hóa là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý hành khách, còn lại những vụ việc khác là do người tham gia giao thông đi qua đường sắt không chú ý.

Với những vụ tai nạn đường sắt vừa xảy ra, là người đứng đầu của ngành, ông thấy trách nhiệm của mình đến đâu?

Ông Vũ Anh Minh: Bất cứ vụ tai nạn do khách quan hay chủ quan thì đều do lỗi của ngành đường sắt. Và với trách nhiệm của người đứng đầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cá nhân tôi nhận lỗi vì đã không kiểm soát được hết toàn bộ tình hình an toàn giao thông đường sắt và vẫn còn đấy những tai nạn thương tâm xảy ra, dù là khách quan hay chủ quan.

Đặc biệt, tai nạn vừa rồi ở Thanh Hóa và Điện Bàn (Quảng Nam) đều có những yếu tố chủ quan.

Vậy thưa ông, thời gian tới ngành đường sắt sẽ có giải pháp thế nào để khắc phục tình trạng như vừa rồi?

Ông Vũ Anh Minh: Đối với nhóm tai nạn sự cố mang yếu tố khách quan, ví dụ như phương tiện đi vượt đèn ngang, đèn đỏ, vượt giới hạn đường sắt thì đòi hỏi một giải pháp rất dài hạn, là phải đóng được đường ngang, làm được đường gom, tăng cường các biển báo, rào chắn lại, mở rộng tầm kiểm soát, có thể tăng cường người canh gác. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ý thức của người tham gia giao thông, và sự phối hợp của địa phương để kiểm soát chặt chẽ các đường ngang.

Với vụ việc vừa rồi, 2 ô tô đi qua đường ngang va chạm với tàu là khách quan của ngành đường sắt nhưng lại là chủ quan của xã hội, bởi hai đường ngang này Tổng công ty đường sắt đã bàn giao cho địa phương nhưng địa phương không quản lý nổi nên ô tô vượt qua nên đã để xảy ra tai nạn.

Chúng ta cũng phải báo cáo với Quốc hội, Chính phủ để dành nguồn ngân sách tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, như vậy, công tác an toàn giao thông mới được đảm bảo hơn và người dân cũng được an toàn hơn khi tham gia giao thông.

Luật Đường sắt từ 1/7/2018 sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó cũng đã có quy định rõ về trách nhiệm của người đừng đầu địa phương khi để xảy ra tình trạng gia tăng tai nạn đường sắt. Đồng thời, Chính phủ cũng xây dựng nghị định để có lộ trình xóa được các đường ngang này, theo kế hoạch đến năm 2025 sẽ xóa được những lối đi ngang qua đường sắt.

Xin ông cho biết, hiện này việc đầu tư tài chính cho ngành đường sắt hàng năm thế nào?

Ông Vũ Anh Minh: Trong giai đoạn 2011 – 2016, ngành chỉ được cấp trên dưới 2% trong tổng mức vốn đầu tư dành cho ngành giao thông vận tải, trong khi đường bộ lên đến 92%.

Theo kế hoạch phê duyệt cho việc đầu tư vào ngành đường sắt từ 2012 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, thì vốn dự kiến của ngành là 105.000 tỷ đồng, nhưng đến nay chỉ mới giải ngân được khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngân sách cho công tác duy tu bảo dưỡng năm 2018 chỉ được 2.500 tỷ đồng trong khi ngành đường sắt cần 6.000 tỷ đồng mới đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Việc tai nạn liên tiếp xảy trong thời gian gần đây, liệu có phải là do các thiệt bị, cơ sở vật chất của đường sắt đã quá lạc hậu, vì đã được đầu tư cách đây cả trăm năm, xin ông một vài đánh giá về vấn đề này?

Ông Vũ Anh Minh: Đúng là lạc hậu vì các công trình và thiết bị của ngành đều được đầu tư cách đây hơn 100 năm, một vấn đề nữa là đường sắt ở nước ta, là đường đơn khổ 1 mét, trong khi đó đường sắt tiêu chuẩn quốc tế phải là 1,35 mét. Với đường này thì không dễ để kết nối được với các phương tiện hay hạ tầng xung quanh. Đường sắt của chúng ta hiện nay chính là do người Pháp xây dựng từ xa xưa nên với nhu cầu hiện nay sẽ không thể đáp ứng được.

Nếu là đường đôi thì tốc độ và năng lực có thể lên gấp 20 lần, nhưng đường sắt hiện tại là đường đơn. Do đó, đây là hạn chế của chúng ta khi sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, những hạn chế do lạc hậu nói trên không ảnh hưởng trực tiếp đến 2 vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra ở Thanh Hóa và Quảng Nam, nhưng nếu như có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến thì sẽ hạn chế được các rủi ro tai nạn hơn.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ