Bất động sản TP.HCM ảm đạm vẫn có 1.929 doanh nghiệp thành lập mới

Nhàđầutư
Thị trường bất động sản tại TP.HCM vẫn đang trong thời kỳ hồi phục sau đại dịch COVID-19, thế nhưng báo cáo tình hình kinh tế xã hội 10 tháng đầu năm 2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư lại cho thấy, có đến 1.929 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới, giảm 23,2%, vốn đăng ký tăng gấp đôi cùng kỳ.
NGUYÊN VŨ
17, Tháng 11, 2020 | 14:38

Nhàđầutư
Thị trường bất động sản tại TP.HCM vẫn đang trong thời kỳ hồi phục sau đại dịch COVID-19, thế nhưng báo cáo tình hình kinh tế xã hội 10 tháng đầu năm 2020 của Sở Kế hoạch và Đầu tư lại cho thấy, có đến 1.929 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới, giảm 23,2%, vốn đăng ký tăng gấp đôi cùng kỳ.

123666178_402232387471766_891779585490741562_n

 

1.929 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới

Từ cuối năm 2019, thị trường bất động sản TP.HCM đã chứng kiến giao dịch sụt giảm nghiêm trọng khi giá nhà rao bán quá cao, trong khi thu nhập người dân còn thấp. Sang năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát khiến giao dịch trên thị trường sụt giảm nặng nề.

Số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, từ ngày 1/1 - 15/10/2020, TP.HCM đã cấp phép 32.748 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 732.758 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số giấy phép giảm 8,3% và vốn tăng 36,8%.

Xét về khu vực thương mại, dịch vụ, thành phố cấp phép 25.292 doanh nghiệp, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 635.652 tỷ đồng, tăng 53,8%. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản 1.929 đơn vị, giảm 23,2%, vốn đăng ký 423.854 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ.

Dịch COVI-19 đã tác động lớn tới các phân khúc bất động sản, khi giao dịch trở nên trầm lắng, các nhà đầu tư đều “án binh bất động” để quan sát thị trường. Thế nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp được thành lập.

Đánh giá về các doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, bộ phận đầu tư Savills Việt Nam cho hay: “Về nhiều doanh nghiệp được thành lập mới có thể chia ra làm 2 nhóm là dịch vụ và đầu tư dự án bất động sản. Trong đó, nhóm dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn còn về nhóm đầu tư thì cũng không đáng lo ngại. Bởi nhóm này, có thể các chủ đầu tư đã có quỹ đất hoặc đã có chủ trương đầu tư… đến thời điểm thì họ tiến hành làm cũng là điều dễ hiểu”.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trong 10 tháng đầu năm 2020, thành phố có 33.499 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 769.550 tỷ đồng (giảm 7,63 về số lượng doanh nghiệp và tăng 41,6 về vốn đăng ký so với cùng kỳ). Trong đó, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 5,92% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, nhưng chiếm đến 55,92% tổng vốn đăng ký. Lũy kế đến hết tháng 10/2020, thành phố có 440.284 doanh nghiệp có tổng vốn đăng ký 6.931.854 tỷ đồng.

Mặt khác, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố 10 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 2,42 triệu tỷ đồng, tăng 5,5% so với cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ tín dụng bất động sản đạt khoảng 293.750 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2019; Nợ xấu tín dụng của doanh nghiệp bất động sản chiếm 2,7% tổng dư nợ bất động sản.

Thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở (gói 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ), chỉ còn dư nợ 2.985 tỷ đồng với 8.554 khách hàng. Trong đó, có 2 doanh nghiệp dư nợ 120 tỷ đồng và 8.552 cá nhân, hộ gia đình còn dư nợ 2.865 tỷ đồng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, mặt tích cực là dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn thành phố vẫn tăng 5,9% so với cuối năm 2019 và nợ xấu của các doanh nghiệp bất động sản chiếm 2,7% tổng dư nợ bất động sản, nên vẫn còn trong ngưỡng an toàn.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Trong 10 tháng qua, thành phố đã có 28.993 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Trong đó, có 4.649 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,5%; 12.236 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 42,11%. Nhưng lại có 7.113 doanh nghiệp hoạt động trở lại tăng 18,96% so với cùng kỳ 2019.

Đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và cả lĩnh vực bất động sản, làm trầm trọng thêm các khó khăn của thị trường bất động sản, vốn đã khó khăn kể từ năm 2018.

Theo HoREA, 8 tháng đầu năm 2020 cả nước có đến 923 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 136% so với cùng kỳ, cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác, có tác động tiêu cực đến 35 ngành nghề có liên quan đến thị trường bất động sản và ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người lao động. Đồng thời, Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, có khoảng 80% sàn giao dịch bất động sản phải dừng hoạt động trong thời gian qua.

Mặc dù, TP.HCM vẫn hội tụ rất nhiều lợi thế để đầu tư kinh doanh bất động sản hiệu quả, nhưng do vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng và môi trường kinh doanh (chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PAPI không nằm trong Top 12), nên đã xuất hiện xu thế một số tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản lớn rời thành phố, chuyển hướng đầu tư về các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao, các tỉnh ven biển có tiềm năng phát triển du lịch.

Mới đây, UBND TP.HCM thông báo công khai 108 dự án được điều chỉnh, hủy bỏ trong kế hoạch sử dụng đất từ năm 2015 – 2018. Trong đó có nhiều dự án lớn sử dụng đất sai mục đích, để lãng phí không triển khai. Trong khi, giá bất động sản tại thành phố vẫn cao còn sản phẩm giá bình dân vẫn còn chưa đáp ứng so với nhu cầu.

Vì vậy, chính quyền thành phố cùng doanh nghiệp nên tìm cách tháo gỡ khó khăn, cùng nhau vượt qua đại dịch. Đồng thời tìm giải pháp giúp giá nhà giảm xuống để tiếp cận gần hơn người có thu nhập thấp. Qua đó, góp phần giúp bức tranh thị trường bất động sản thành phố trở nên tươi sáng hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ