Vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản TP.HCM sụt giảm mạnh

Nhàđầutư
Trong bối cảnh thị trường bất động sản tại TP.HCM ảm đạm thời kỳ hậu đại dịch, giá bán vẫn cao cùng nhiều dự án tạm dừng khiến cho nguồn cung - cầu có sự chênh lệch. Trong khi đó, vốn FDI đổ vào lĩnh vực này là gần 773 triệu USD, đứng sau ngành thương nghiệp trong 10 tháng năm 2020.
NGUYÊN VŨ
16, Tháng 11, 2020 | 19:03

Nhàđầutư
Trong bối cảnh thị trường bất động sản tại TP.HCM ảm đạm thời kỳ hậu đại dịch, giá bán vẫn cao cùng nhiều dự án tạm dừng khiến cho nguồn cung - cầu có sự chênh lệch. Trong khi đó, vốn FDI đổ vào lĩnh vực này là gần 773 triệu USD, đứng sau ngành thương nghiệp trong 10 tháng năm 2020.

photo-1-15741788944131317659339-crop-15741789240091530170812

 

Vốn FDI sụt giảm mạnh

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2020, từ ngày 1/1 - 20/10, tổng vốn FDI là 3,43 tỷ USD bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đầu tư đăng ký cấp mới có 776 dự án với vốn đạt 446,4 triệu USD, giảm 25,7% về giấy phép và giảm 58,2% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Điều chỉnh vốn đầu tư 189 lượt dự án với vốn đạt 387,6 triệu USD, giảm 26,2% về giấy phép và giảm 46% về vốn so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng xét về ngành nghề hoạt động thì lĩnh vực bất động sản vẫn thu hút 772,7 triệu USD, chiếm 22,5%, chỉ đứng sau ngành thương nghiệp với gần 839 triệu USD.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản TP.HCM nhiều biến động, thời kỳ hậu đại dịch, có thể nói lượng vốn FDI 10 tháng đầu năm 2020 đã góp phần củng cố niềm tin nhà đầu tư.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho biết: Mặc dù thị trường bất động sản đang trong giai đoạn hồi phục sau đại dịch, nhưng dòng vốn FDI rót vào bất động sản TP.HCM trong 10 tháng đầu năm vẫn cho thấy mức độ quan tâm của nhà đầu tư. Với việc kiểm soát dịch tốt, TP.HCM sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trở lại trong dịp cuối năm. Qua đó, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, trong 9 tháng đầu năm 2020, nguồn kiều hối về TP.HCM đạt 4,2 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ (dự kiến cả năm có thể đạt được 5,5 tỷ USD). Trong đó, có khoảng 20% đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Cùng quan điểm, Tiến sĩ Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao, bộ phận đầu tư Savills Việt Nam cho hay: “Việc giảm vốn FDI đầu tư vào bất động sản so với cùng kỳ năm ngoái cũng là điều dể hiểu, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Tuy nhiên, đây chỉ là nhất thời, thời gian tới khi việc kiểm soát tốt dịch bệnh sẽ giúp cho Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng thu hút các nhà đầu tư trong khu vực, nước ngoài.”

Việc các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vốn, đã khẳng định sức hấp dẫn của thị trường bất động sản TP.HCM. Không riêng bất động sản nhà ở, trung tâm – thương mại… loại hình bất động sản công nghiệp trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng trưởng, đón thêm nhà đầu tư mới.

Dư thừa nhà ở phân khúc cao cấp

Nhận định về thị trường bất động sản 10 tháng năm 2020, ông Châu cho hay: Trong 9 tháng đầu năm 2020, lĩnh vực bất động sản thu hút nguồn vốn FDI được 726 triệu USD, nhưng giảm mạnh so với năm 2019. Năm 2019, lĩnh vực bất động sản thành phố thu hút được 2,06 tỷ USD nguồn vốn FDI.

Bên cạnh mặt tích cực của FDI là đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, bổ sung nguồn vốn, kinh nghiệm, đa dạng loại hình kinh doanh, nhưng mặt trái của FDI cũng rất đáng lo ngại. Hiện nay giá bất động sản tại TP.HCM quá cao, vượt mức chi trả của số đông người dân. Người dân mong muốn thị trường phát triển những dự án, sản phẩm giá thành hợp lý, vừa túi tiền, nhưng hầu như không có doanh nghiệp nước ngoài nào đầu tư vào thành phố để làm nhà giá rẻ.

Cũng theo HoREA, nguồn cung sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường tiếp tục bị sụt giảm trong 9 tháng, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi kể từ tháng 8 đến nay. Cụ thể, chỉ có 163 căn hộ bình dân, chiếm tỷ lệ 2,5% rất thấp trong tổng số nhà ở dự án, 1.863 căn hộ trung cấp, chiếm tỷ lệ 25% trong tổng số nhà ở dự án. Nhưng lại có đến 4.876 căn hộ cao cấp, chiếm tỷ lệ 72,5% cao nhất trong tổng số nhà ở thương mại, tăng 24,5% so với cùng kỳ.

Tại TP.HCM, vốn FDI đổ bộ vào lĩnh vực bất động sản là không nhỏ, thế nhưng cho tới nay nhiều dự án vẫn không triển khai, triển khai cầm chừng, giải ngân vốn thấp. Một số nhà đầu tư lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, huy động vốn ngân hàng và khách hàng rồi sau đó biệt tích.

Có thể kể đến bộ 3 dự án Saigon Centre - IV, Saigon Centre V của Công ty TNHH Keppel Land Watco và nhà máy của Công ty TNHH Najin Việt Nam. Các dự án này đều có vốn đầu tư rất lớn nhưng cho đến nay đều "án binh bất động" do gặp vướng mắc trong việc gia hạn thời gian hoạt động, đang chờ ý kiến chấp thuận của các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, trong 10 tháng đầu năm 2020 thị trường bất động sản TP.HCM còn đón 776 dự án với vốn đạt 446,4 triệu USD, giảm 25,7% về giấy phép và giảm 58,2% về vốn so với cùng kỳ năm trước; Điều chỉnh vốn đầu tư 189 lượt dự án với vốn đạt 387,6 triệu USD, giảm 26,2% về giấy phép và giảm 46% về vốn so với cùng kỳ năm trước; Góp vốn, mua cổ phần có 3.141 trường hợp với tổng vốn đạt 2.597,6 triệu USD, giảm 24,4% về giấy phép và giảm 18,3% về vốn so với cùng kỳ năm trước.

Có thể kể đến một số dự án như: Dự án Westgate của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia cùng Creed Group (Nhật Bản); dự án của Công ty CP SG Logistics (thuộc Tập đoàn BW, Hà Lan) được cấp phép trong tháng 9/2020 có vốn đầu tư đăng ký hơn 80 triệu USD, diện tích đất sử dụng hơn 20ha; dự án tăng vốn 21 triệu USD của Juki (Nhật Bản), dự án tăng vốn 3 triệu USD của Nikkiso (Nhật Bản)…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ