Mọi sự chú ý hướng về Joe Biden sau khi Trung Quốc gia nhập RCEP

Theo Nikkei, Joe Biden sẽ phải hành động nhanh chóng nếu đắc cử, sau khi Trung Quốc và 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác cùng nhau ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, tạo ra khối thương mại miễn thuế lớn nhất thế giới.
THANH TRẦN
16, Tháng 11, 2020 | 10:58

Theo Nikkei, Joe Biden sẽ phải hành động nhanh chóng nếu đắc cử, sau khi Trung Quốc và 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác cùng nhau ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, tạo ra khối thương mại miễn thuế lớn nhất thế giới.

https___s3-ap-northeast-1.amazonaws.com_psh-ex-ftnikkei-3937bb4_images_3_6_0_6_30666063-3-eng-GB_Cropped-1605455272Biden

Mọi sự chú ý hướng về Joe Biden sau khi Trung Quốc gia nhập RCEP.

Hiệp định RCEP khi được 15 thành viên thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu.

Mặc dù vậy, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, lại không phải là một thành viên trong đó. Chính quyền Donald Trump trước đây đã từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một nhóm thương mại tự do không bao gồm Trung Quốc.

Joe Biden đã nói rằng ông sẽ cố gắng đàm phán lại TPP nhưng không cam kết tái gia nhập. Trong cuộc đua năm 2016, áp lực trong nước đã khiến ứng cử viên Đảng Dân chủ lúc bấy giờ là Hillary Clinton ủng hộ việc rút khỏi TPP. Dưới tư tưởng "Nước Mỹ là trên hết" của Tổng thống Donald Trump, Mỹ tỏ ra không mấy quan tâm đến việc tham gia các hiệp định đa phương của châu Á.

15 quốc gia tại lễ ký kết trực tuyến hôm Chủ nhật cho biết trong một tuyên bố chung rằng "chúng tôi tin rằng RCEP, là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, đại diện cho một bước tiến quan trọng hướng tới một khuôn khổ lý tưởng về các quy tắc thương mại và đầu tư toàn cầu".

Trung Quốc đã có các hiệp định thương mại tự do riêng biệt với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia nhưng cho đến nay vẫn tránh xa các hiệp định thương mại khu vực, lớn như TPP.

"Đây không chỉ là một thành tựu to lớn trong hợp tác khu vực Đông Á, mà quan trọng hơn, là một chiến thắng của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với các thành viên khác hôm Chủ nhật qua.

Các nhà sản xuất phụ tùng ô tô trong khu vực đã lên tiếng hoan nghênh RCEP. Một đại diện của Akebono Brake, công ty xuất khẩu má phanh sang Trung Quốc, cho biết việc loại bỏ thuế quan sẽ trực tiếp dẫn đến việc hạ giá thành.

Hiroto Suzuki, một đối tác của công ty tư vấn quản lý Arthur D. Little, cho biết: "Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang ngày càng chia sẻ các bộ phận ô tô giữa các nhà máy trên khắp châu Á và điều này sẽ giúp họ tăng cường chuỗi cung ứng trong khu vực".

Trung Quốc đã nhiều năm không sẵn sàng mở cửa thị trường. Tuy nhiên, nước này gần đây đã tích cực chuyển hướng trong chiến lược thương mại của mình. Điều này chính là hệ quả từ căng thẳng thương mại với Mỹ. Theo Nikkei, sức ép của Mỹ khó có thể giảm bớt dưới thời chính quyền Joe Biden, vì vậy, Bắc Kinh đã và đang tìm cách tăng cường mối quan hệ với các nước láng giềng châu Á để tránh bị cô lập trên thị trường quốc tế.

Ông Biden đã thúc đẩy TPP khi còn là Phó Tổng thống dưới thời chính quyền Obama. Sự ra đời của RCEP có thể gây ra một cuộc tranh luận mới của Mỹ về các hiệp định thương mại toàn cầu.

Nhưng trong cương lĩnh năm 2020, Đảng Dân chủ của Joe Biden tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không đàm phán bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào trước khi cải thiện khả năng cạnh tranh của Mỹ trên sân nhà".

Một thành viên Đảng Dân chủ cho biết rằng, các cuộc đàm phán thương mại đầy tham vọng như TPP sẽ bị gác lại trong thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, tại EU, các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Vương quốc Anh đã gặp nhiều rào cản.

Một trở ngại khác đối với các quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương có cùng chí hướng là sự vắng mặt của Ấn Độ trong RCEP. Vào tháng 11/2019, quốc gia này đã thông báo rằng họ sẽ rời khỏi các cuộc đàm phán RCEP và không bao giờ tham gia lại.

Hơn 50% trong số 1,3 tỷ người của Ấn Độ đang làm nông nghiệp và họ sẽ bị tổn thương nếu các sản phẩm giá rẻ, chẳng hạn như các sản phẩm sữa từ New Zealand, tràn ngập thị trường.

Srikanth Kondapalli, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Jawaharlal Nehru, cho biết, việc Ấn Độ rút lui không chỉ xuất phát từ mong muốn bảo vệ nông dân mà còn phản ánh mối lo ngại rằng RCEP sẽ làm gia tăng thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Ayako Fukuyama, nhà phân tích thương mại tại Owls Consulting Group, cho biết: "Sẽ tốt hơn nếu Ấn Độ tham gia, xem xét bản chất của chuỗi cung ứng và duy trì sự cân bằng với Trung Quốc. Nhưng việc 15 quốc gia tìm cách thỏa hiệp và ký hiệp ước là một bước phát triển lớn. Khi thế giới nghiêng về chủ nghĩa bảo hộ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang gửi đi một thông điệp rằng họ sẽ theo đuổi thương mại tự do".

"Trung Quốc đang chuyển hướng đầu tư từ Mỹ sang ASEAN. Ngay cả khi không có RCEP, xu hướng đó vẫn sẽ tiếp tục. Do đó, áp Trung Quốc theo các quy tắc chung là việc rất có ý nghĩa", bà nói.

(Theo Nikkei Asian Reviews)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ