Báo Nhật khen Việt Nam ngoại giao 'đầy khéo léo' khi ủng hộ TPP-11

Phân tích lý do Việt Nam ủng hộ TPP-11, hãng tin Nikkei của Nhật Bản đánh giá cách mà Việt Nam đã hành động trong các cuộc đàm phán TPP-11 cho thấy "khả năng đàm phán đầy khéo léo".
HỒ MAI
26, Tháng 05, 2017 | 11:35

Phân tích lý do Việt Nam ủng hộ TPP-11, hãng tin Nikkei của Nhật Bản đánh giá cách mà Việt Nam đã hành động trong các cuộc đàm phán TPP-11 cho thấy "khả năng đàm phán đầy khéo léo".

Hôm Chủ nhật 21/5 vừa qua tại Hà Nội, các bộ trưởng Thương mại từ 11 quốc gia còn lại trong Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đồng ý tiếp tục theo đuổi hiệp định này sau khi Mỹ rút lui.

Với tư cách người chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tuyên bố rằng 11 quốc gia (còn gọi là nhóm TPP-11) sẽ tiếp tục những nỗ lực trước thềm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại TP. Đà Nẵng vào tháng 11.

tran tuan anh

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thông báo kết quả cuộc họp Bộ trưởng TPP-11 sáng ngày 21/5

Tuy nhiên, theo Nikkei, "một TPP không có Mỹ rất ít ý nghĩa đối với Việt Nam". Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 14,9% trong năm 2016 so với năm trước lên 38,4 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. Với Việt Nam, việc theo đuổi TPP trước đây là nhằm tăng xuất khẩu quần áo, giày dép, hàng da và nông sản sang Mỹ.

Kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi hiệp định, Chính phủ từng giữ lập trường "Không Mỹ, Không TPP”, một nguồn tin của Nikkei cho biết.

Thế nhưng hiện nay, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ phiên bản TPP-11, một phần là do cường quốc còn lại, Nhật Bản, New Zealand - có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, cũng đã nhất trí phương án TPP-11.

Nhật cũng là nà nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai sau Hàn Quốc.

Một quan chức nói với Nikkei rằng, mặc dù Việt Nam không kỳ vọng nhiều lợi ích từ TPP-11, nhưng sẽ tận dụng điều này trên bàn đàm phán với Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược này sẽ được thử thách trong những cuộc đàm phán sắp tới với Mỹ.

xuat khau may mac

Việt Nam từng kỳ vọng việc theo đuổi TPP nhằm tăng xuất khẩu quần áo, giày dép, hàng da và nông sản sang Mỹ

Theo Nikkei, mặc dù Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng nước này tỏ ra là một đối tác thương mại "khó tính".

Khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra sang Mỹ vào năm 2002, Washington tuyên bố rằng loại cá này không thể được bán với tên gọi "catfish". Hơn nữa, Washington đã tăng thuế nhập khẩu cá tra lên gấp 3 lần vào năm 2014 (1,2 USD/kg) và tới năm 2016 thì bắt buộc những người nuôi cá tra phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt Mỹ.

Các quy định về nhập khẩu cá sẽ được xiết chặt trong năm nay vì Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ thay thế Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) làm cơ quan quản lý trong tháng 9. Các biện pháp kể trên của Mỹ được cho là bảo hộ thương mại nhằm bảo vệ người nuôi cá nước này.

Một lý do khác cho sự khẩn trương của Việt Nam đối với TPP-11, Nkkei cho rằng, có lẽ nằm ở Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Vùng (RCEP) do Trung Quốc khởi xướng.

Hiệp định thương mại tự do ở châu Á này có độ hấp dẫn tương đương TPP vì bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng nếu RCEP thực sự được thông qua, thì Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng khá lớn đối với các thành viên khác trong khối.

Trong năm 2016, 28,7% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là đến từ Trung Quốc, cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. 

Việt Nam hy vọng sẽ kết thúc quá trình đàm phán TPP-11 bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC sắp tới. Đồng thời, Việt Nam sẽ cố gắng dùng TPP-11 làm cơ sở để theo đuổi các điều khoản có lợi trong đàm phán thương mại song phương với Mỹ. Nếu TPP 11 trở thành hiện thực, RCEP sẽ không còn quá đáng ngại.

Nikkei bình luận, trong quá khứ,  Việt Nam từng chứng tỏ chiến lược ngoại giao khôn ngoan với các nước lớn và cách mà Việt Nam đã hành động trong các cuộc đàm phán TPP-11 cho thấy "khả năng đàm phán đầy khéo léo".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ