Tương lai TPP mờ mịt, doanh nghiệp Việt chuẩn bị sân chơi mới

Nhàđầutư
Trong bối cảnh tương lai của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn mờ mịt, các doanh nghiệp Việt đang áp dụng các tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới.
HỒ MAI
16, Tháng 04, 2017 | 10:42

Nhàđầutư
Trong bối cảnh tương lai của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn mờ mịt, các doanh nghiệp Việt đang áp dụng các tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới.

Công ty sữa lớn nhất của Việt Nam - Vinamilk đã mở trang trại hữu cơ tuân thủ các tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam. Công ty nước giải khát hàng đầu Tân Hiệp Phát cũng đã trang bị công nghệ kiểm soát vệ sinh tiên tiến từ châu Âu cho nhà máy ở Quảng Nam.

Trang trại mới của Vinamilk rộng 70ha ở tỉnh Lâm Đồng có khoảng 500 con bò sữa. Trang trại có tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, với quy mô đàn ban đầu hơn 500 con và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây cũng là trang trại thứ 2 Vinamilk đầu tư tại Lâm Đồng (Vinamilk thành lập trang trại chăn nuôi bò sữa đầu tiên tại Lâm Đồng vào năm 2012).

VNM

Trang trại mới của Vinamilk ở tỉnh Lâm Đồng

Tại đây, Vinamilk không sử dụng hoóc môn tăng trưởng, thuốc kháng sinh và thức ăn chăn nuôi hóa học – đáp ứng đủ tiêu chuẩn “hữu cơ” và được một cơ quan kiểm soát quốc tế tại Hà Lan chứng nhận. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng đang kỳ vọng tổ chức quốc tế GlobalG.A.P cấp thêm 10 giấy chứng nhận nữa cho các trang trại bò sửa trên toàn quốc.

Từ năm 2006, Vinamilk đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa một cách trực tiếp thông qua xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp với tổng vốn khởi điểm hơn 500 tỷ đồng và hiện nay đã tăng đến 1.670 tỷ (năm 2015). Đến nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, New Zealand.

Năm 2016, Vinamilk xuất khẩu các sản phẩm sữa sang 42 quốc gia với tổng giá trị lên tới 4.400 tỷ đồng, tương đương 20% tổng doanh thu. Đánh giá châu Âu và Trung Đông là 2 thị trường trọng điểm, Vinamilk sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm để thúc đẩy xuất khẩu sang các nước trong khu vực này.

Một công ty sữa khác là TH gần đây đã khởi công xây dựng một trang trại trị giá 3.000 tỷ đồng ở Thái Bình sau khi có giấy chứng nhận GlobalG.A.P. Theo TH, công ty sẽ sử dụng trang trại mới làm cơ sở chính sản xuất rau củ quả hữu cơ và lúa chất lượng cao, phục vụ cho xuất khẩu cũng như bán hàng trong nước.

Năm 2009, TH đã bắt đầu xây dựng một trang trại hữu cơ tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam ở Nghệ An. Sử dụng mô hình này, Tập đoàn TH đang lên kế hoạch xây dựng một trang trại hữu cơ ở Nga.

Trong khi đó, nhà máy nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) đã mở rộng nhà máy tại Quảng Nam vào hồi tháng 3, đồng thời triển khai lắp đặt công nghệ kiểm soát vệ sinh tiên tiến nhập từ châu Âu. Công ty cho biết nhà máy sử dụng hệ thống phân tích để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn đóng gói vô trùng, kiểm soát chất lượng và gần như tất cả các tiêu chuẩn khác của Liên minh châu Âu về an toàn thực phẩm.

th

 Nhà máy của TH True Milk tại Nghệ An

THP đã chi 2.000 tỷ đồng cho việc cải tạo và mở rộng nhà máy. Việc mở rộng sẽ tăng gấp đôi công suất sản xuất lên 600 triệu lít/năm, giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Một công ty khác cũng đang hướng đến thị trường quốc tế là Mekophar Chemical Pharmaceutical. Năm 2016, Mekophar đã khởi công xây dựng nhà máy, trung tâm nghiên cứu sinh - dược phẩm tại TPHCM để phục vụ việc sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dự án có mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thiện năm 2018.

Ở lĩnh vực thủy sản, công ty xuất khẩu cá tra Hùng Vương đã nhận được giấy chứng nhận của GlobalG.A.P năm 2010. Đây là cột mốc đánh dấu sự cải thiện về chất lượng quan trọng trong bối cảnh nhu cầu về cá đang ngày càng tăng tại Mỹ và châu Âu.

Việt Nam từng kỳ vọng TPP sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng quần áo, giày dép, nông sản và thủy sản sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất, cũng như Canada, Mexico và các nước khác. Tuy nhiên, nguy cơ sụp đổ TPP dù hiệp định này chưa hoàn toàn bị xóa sổ tác động không nhỏ tới Việt Nam.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ đưa ra các thoả thuận thương mại với các nước trên cơ sở song phương, Việt Nam vẫn đang tìm hướng đi khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho các ngành xuất khẩu bằng cách thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh châu Âu khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU dự kiến sẽ chính thức ký kết vào năm 2018.

Trả lời phỏng vấn trên Nhật báo Nikkei, ông Thân Đức Việt, Phó tổng giám đốc Công ty May 10 cho biết sẽ nhắm tới thị trường châu Âu và Hàn Quốc khi không có TPP. Được thành lập vào năm 1946, May 10 được công nhận là công ty dẫn đầu ngành về kỹ thuật may và quản lý chất lượng. Công ty có dây chuyền sản xuất với Aoyama Trading, chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo nam phổ biến ở Nhật. Bây giờ May 10 đang xem xét việc sản xuất quần áo cho châu Âu trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU.

Chi phí sản xuất thấp, giá thành rẻ, chất lượng tốt là lợi thế cạnh tranh của hàng Việt Nam. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhìn nhận những thay đổi gần đây trong thương mại toàn cầu và ông tuyên bố trong tháng trước rằng, nếu muốn tăng cường xuất khẩu thì cần tập trung vào chất lượng hơn là số lượng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ