Mỹ quay lại TPP sau các bàn thảo ở Hà Nội?

Nhàđầutư
Tuần tới, cuộc họp bàn về TPP—1 (tức không có Mỹ) sẽ được tiến hành cùng với cuộc họp giữa các Bộ trưởng Thương mại APEC tại Hà Nội. Tuy nhiên, theo một tuyên bố mới đây nhất, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hy vọng Mỹ sẽ quay lại TPP.
  GIA BẢO
18, Tháng 05, 2017 | 09:37

Nhàđầutư
Tuần tới, cuộc họp bàn về TPP—1 (tức không có Mỹ) sẽ được tiến hành cùng với cuộc họp giữa các Bộ trưởng Thương mại APEC tại Hà Nội. Tuy nhiên, theo một tuyên bố mới đây nhất, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hy vọng Mỹ sẽ quay lại TPP.

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC nhằm thúc đẩy tự do thương mại, hội nhập khu vực sẽ chính thức diễn ra từ 19—21/5 tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng với nhiều hoạt động đáng chú ý. Hội nghị sẽ làm rõ những ưu tiên của Việt Nam trong “Năm Chủ tịch APEC 2017”. Bên cạnh đó, sẽ có một số hội nghị bên lề giữa Hội nghị Bộ trưởng để thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và hội nghị về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP trừ 1, tức sẽ không có Mỹ).

Apec_trangtri

Trang trí cho Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 21 tháng 4 năm 2017 

Muốn Mỹ trở lại Hiệp định

Ngày 17/5, theo các hãng tin quốc tế, trong cuộc trả lời phỏng vấn với CNBC và Broadcast Satellite Japan, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh rằng Nhật Bản sẽ không từ bỏ mục tiêu thúc đẩy TPP giữa các nước thành viên. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ấy, ông Abe cho biết, một mặt, Nhật Bản quyết tâm “thực hiện vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy TPP giữa các quốc gia thành viên còn lại”.

Mặt khác,Thủ tướng Nhật Bản khẳng định: “11 quốc gia thành viên đã đưa ra đánh giá về giả định Mỹ sẽ quay lại với TPP. Chúng ta cần phải xem xét đến điều tốt nhất và 11 quốc gia phải thống nhất với nhau. Vì Mỹ hiểu được tầm quan trọng của việc phải có những nguyên tắc thương mại tự do và công bằng. Chúng tôi mong muốn Mỹ sẽ trở lại TPP”. Như vậy là Nhật Bản tính đến cả hai khả năng: tiếp tục đẩy mạnh Hiệp định TPP và hy vọng Mỹ sẽ trở lại Hiệp định này.

Trước đó, Bộ trưởng Nội các, Yoshihide Suga cũng cho biết chính phủ không loại trừ bất kỳ khả năng nào, nhưng Nhật Bản sẽ tiếp tục giải thích với Mỹ về các lợi ích của TPP với hy vọng chính quyền mới của Mỹ sẽ thay đổi quan điểm. Một khi TPP có hiệu lực, nó sẽ tạo ra một "mô-men" theo hướng cải cách và hoàn thiện thể chế, thu hút vốn đầu tư, tác động tích cực đến thị trường lao động, đến các yếu tố sản xuất và khu vực kinh tế mhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh. Quá trình này vẫn tiếp tục diễn ra dù Mỹ có tham gia TPP hay không.

Trong khi đó từ Bắc Kinh, ngày 15/5 Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải dành phần lớn thời lượng bài diễn văn khai mạc Diễn đàn hợp tác quốc tế “Một vành đai, một con đường” (BRF) để cố gắng xoa dịu những lo ngại xung quanh sự trỗi dậy về kinh tế lẫn cứng rắn về quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, đã có 6 nước châu Âu gồm Đức, Pháp, Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Estonia từ chối ký vào Thông cáo chung công bố sau khi BRF kết thúc. Phản ứng này được cho là vì Thông cáo chung không cam kết về tự do thương mại và cạnh tranh công bằng.

Hoa Kỳ cử đại diện tham gia BRF tại Bắc Kinh, nhưng theo các chuyên gia, Mỹ thừa khôn ngoan để hiểu sáng kiến OBOR của Trung Quốc chưa thể đi đến những kết quả nhanh chóng. Việc cử đại diện tham gia, vì thế, chỉ nhằm mục đích quan sát và đánh giá về cuộc gặp thượng đỉnh này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tự do thương mại và cạnh tranh công bằng. Nói cách khác, từ Diễn đàn này, Mỹ chắc chắn sẽ phải nghĩ về các hệ lụy của các quyết sách “đảo trục” để cho Trung Quốc tới đây một mình “múa gậy vườn hoang”.

Từ BRF tính lại TPP

Diễn đàn “Vành đai và Con đường “ (BRF) được cho là hoạt động ngoại giao quan trọng nhất do Trung Quốc chủ trì trong năm nay. “Nhất đới nhất lộ” (OBOR) không chỉ có ý nghĩa về kinh tế và chiến lược. 900 tỉ USD đầu tư để xây dựng 6 hành lang kinh tế nối Trung Quốc với 65 quốc gia. Các nước tham gia dự án OBOR chiếm 60% dân số thế giới, với 30% GDP toàn cầu. Bắc Kinh cam kết bỏ ra 124 tỉ USD để thực hiện đại dự án này.

con_duong_to_lua

Công trình nghệ thuât ''Cầu Vàng trên Đường Tơ Lụa' của nghệ sĩ Shu Yong, mừng thượng đỉnh tại Bắc Kinh, về đề án Một Vành đai -Một con đường 

Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận chỉ có 29 nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị. Nếu nhìn kỹ hơn vào danh sách các lãnh đạo cao nhất, chỉ có 20 nguyên thủ của các nước có liên hệ trực tiếp đến BRI đến Bắc Kinh, còn 9 nước kia nằm ngoài con đường này. Nói cách khác, 44 nước thuộc OBOR đã không gửi các nhà lãnh đạo hàng đầu của họ tới cuộc họp thượng đỉnh. Không có nước nào thuộc khu vực Trung Đông và chỉ có hai nguyên thủ Châu Âu đến dự. Vậy là các nước đều nhìn xa, chả nhẽ một mình Mỹ “bình chân như vại”?

Trở lại các Hội nghị APEC, một trong những vấn đề được quan tâm nhiều là cơ hội làm sống lại mạnh mẽ Hiệp định TPP mà Hoa Kỳ đã tuyên bố rút lui, thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc bên lề. Tân đại diện thương mại của Hoa Kỳ, Robert Lighthizer được trông đợi sẽ đưa ra thêm chi tiết mới về các kế hoạch thương mại của Washington trong các cuộc trao đổi tuần tới.

Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tin tưởng vào tác động tích cực của Hiệp định  TTP đối với Việt Nam và hoan nghênh việc các nước tiếp tục bàn thảo về tương lai TPP. Ngày 15/5, trong cuộc trao đổi bên lề Hội nghị lần thứ hai Các quan chức Cao cấp APEC (SOM—2), quyền giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam Achim Fock đã nhận xét TPP là một hiệp định đáng được thực hiện.

Ông Fock khẳng định WB “rất hoan nghênh việc tiếp tục thảo luận về hiệp định này”. Ông tin tưởng việc hội nhập sâu hơn về đầu tư, thương mại, hoặc các lĩnh vực liên quan, như môi trường và lao động, sẽ có tác động tích cực tới các thành viên, trong đó có Việt Nam. Sau khi Mỹ khỏi TPP, hiệp định này đứng trước một số nguy cơ. Họp bàn về TPP không có Mỹ trong khuôn khổ cuộc họp Bộ trưởng Thương mại APEC tại Hà Nội có ý nghĩa thời sự. Giới quan sát có quyền đặt câu hỏi: trong các bối cảnh quốc tế nói trên, liệu Mỹ sẽ quay lại TPP sau các bàn thảo ở Hà Nội?

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ