Việt Nam ở đâu trong sáng kiến “Nhất đới nhất lộ”?

Nhàđầutư
Phát biểu khai mạc Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRF), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư, tiếp tục rót thêm 100 tỷ Nhân dân tệ (14,5 tỷ USD) cho dự án khủng “Nhất đới nhất lộ” (OBOR).
HẢI ĐĂNG
17, Tháng 05, 2017 | 15:36

Nhàđầutư
Phát biểu khai mạc Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRF), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư, tiếp tục rót thêm 100 tỷ Nhân dân tệ (14,5 tỷ USD) cho dự án khủng “Nhất đới nhất lộ” (OBOR).

Ngày 14—15 /5, Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRF) đã diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. 29 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ đã tham dự, trong đó có Việt Nam, Nga, Kazakhstan, Séc, Thụy Sĩ, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines, Lào, Myanmar, Kenya, Chile, Argentina...; cùng Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

BRF

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin cùng trưởng đoàn các nước tham dự diễn đàn BRF - Ảnh TTXVN 

Phát biểu khai mạc BRF, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư, tiếp tục rót thêm 100 tỷ Nhân dân tệ (14,5 tỷ USD) cho sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, kể từ năm 2013, các khoản đầu tư của nước này liên quan đến BRI đã đạt 60 tỷ USD. Sáng kiến này được Chủ tịch Tập Cận Bình giới thiệu vào năm 2013, giống với phiên bản “Con đường tơ lụa” của thế kỷ 16-18.

BRI với “Hai hành lang, một vành đai”

Theo TTXVN, phát biểu tại BRF, Chủ tịch Trần Đại Quang cho rằng trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn mang tính bước ngoặt, mỗi quốc gia, khu vực đều tìm cách tiếp cận mới, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, phát huy hiệu quả những thành tựu tiên tiến của khoa học—công nghệ, bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định để cùng phát triển bền vững. Trên tình thần đó, Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến liên kết kinh tế, kết nối khu vực nói chung, sáng kiến “Vành đai và Con đường”  nói riêng.

Thông cáo chung Việt—Trung năm nay cô đọng thành 15 mục nhân chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ 11 - 15/5/2017 đã ghi nhận việc Chủ tịch nước dự Diễn đàn BRF như một nội dung quan trọng xếp hàng thứ ba trong mục 6 của văn kiện ngoại giao này. Hai nội dung quan trọng khác trong mục 6 này là vấn đề thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Theo nội dung thứ ba này, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí sẽ “khẩn trương bàn bạc, ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác kết nối giữa khuôn khổ ‘Hai hành lang, một vành đai’ và sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ phù hợp với lợi ích, khả năng, điều kiện của mỗi nước; phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ trong việc tăng cường kết nối giữa hai nước…”.

Được biết, khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” là ý tưởng cùng xây dựng chung một vùng phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ý tưởng này từ hồi 2004 đã được Thủ tướng đương nhiệm Việt Nam thời bấy giờ là ông Phan Văn Khải đề xuất với phía Trung Quốc. “Hai hành lang” ở đây là Quảng Tây—Quảng Ninh—Hải Phòng và Vân Nam—Lào Cai—Hà Nội—Hải Phòng. Còn “một vành đai” gồm một số tỉnh biên giới miền Nam Trung Quốc và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Chưa thật rõ lý do của việc vào năm 2006, tỉnh Quảng Tây và về sau được sự đồng tình, ủng hộ của Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chiến lược “Một trục hai cánh” với quy mô rộng lớn hơn về số quốc gia, lãnh thổ, dân số. Tất cả đều vượt xa ý tưởng ban đầu “Hai hành lang, một vành đai” của Việt Nam.

Chiến lược “Một trục hai cánh” nằm trong chính sách hướng Nam của Trung Quốc. “Một trục” là hành lang kinh tế từ Nam Ninh nối đến Singapore. Còn “Hai cánh” gồm trái và phải. “Cánh trái” là hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng, với các nước tham gia gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myamar, Thái Lan cùng tỉnh Quảng Tây, Vân Nam. “Cánh phải” là hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng, với các nước tham gia là Lào, Campuchia, Thái Lan và hầu hết các thành viên ASEAN khác, cùng các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông và Hong Kong.

6 nước không ký Thông cáo chung

Theo đánh giá từ Trung Quốc, dự án khủng OBOR sẽ tạo thành mạng lưới kinh tế thương mại lớn, phát triển bao trùm một khu vực với dân số 4,4 tỷ người, (60% dân số thế giới), tổng sản phẩm quốc nội 21.000 tỷ USD (chiếm 30% GDP toàn cầu), có thể tạo ra giá trị thương mại hơn 2.500 tỷ USD trong vòng một thập kỷ. Với chương trình OBOR đầy tham vọng, Trung Quốc sẽ vận động các nước đầu tư hàng tỷ USD cho các dự án hạ tầng, bao gồm đường sắt, cảng biển và hệ thống vận chuyển năng lượng.

Nếu nhìn kỹ hơn vào danh sách tham dự BRF, chỉ có 20 nước liên hệ trực tiếp đến “Nhất đới nhất lộ” (OBOR) có lãnh đạo cao nhất đến dự. Nói cách khác, 44 nước thuộc OBOR đã không gửi các nhà lãnh đạo hàng đầu của họ tới cuộc họp thượng đỉnh. Không có nguyên thủ nước nào thuộc khu vực Trung Đông và chỉ có vài nước châu Âu đến dự.

Tường thuật về Diễn đàn hợp tác quốc tế "Một vành đai, một con đường" tại Bắc Kinh hôm 14/5, tờ “Bưu điện Hoa Nam” bình luận: “Các khoản tiền đã được cam kết, những lời hứa đã được đưa ra, lãnh đạo các nước cũng đã bắt tay nhau, nhưng sự hoài nghi về ‘Một vành đai, một con đường’ (OBOR) vẫn còn rất lớn”.  

Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải dành phần lớn thời lượng của bài diễn văn khai mạc để cố gắng xoa dịu những lo ngại xung quanh sự trỗi dậy về kinh tế lẫn cứng rắn về quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, đã có 6 nước châu Âu, gồm Đức, Pháp, Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Estonia từ chối ký kết vào Thông cáo chung công bố ngày 15/5 khi Hội nghị bàn tròn của BRF kết thúc. Sự phản ứng này được cho là vì Thông cáo chung không cam kết về tự do thương mại và cạnh tranh công bằng/.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ