Mỹ rút khỏi TPP và sẽ không thay đổi quyết định

Đại diện Thương mại Robert Lighthizer cho biết tại cuộc họp báo chiều 21/5 tại Hà Nội: “Mỹ đã rút khỏi TPP và sẽ không thay đổi quyết định. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi ngừng cam kết tại khu vực này”.
MAI HƯƠNG
22, Tháng 05, 2017 | 08:00

Đại diện Thương mại Robert Lighthizer cho biết tại cuộc họp báo chiều 21/5 tại Hà Nội: “Mỹ đã rút khỏi TPP và sẽ không thay đổi quyết định. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi ngừng cam kết tại khu vực này”.

Đại diện Thương mại Mỹ nói Washington sẽ không quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo ông Robert Lighthizer, Washington ủng hộ các thỏa thuận thương mại song phương hơn là đa phương và mong đợi một loạt các hiệp định song phương tại châu Á - Thái Bình Dương. Lighthizer cho biết: “Tổng thống đã đưa ra quyết định, và tôi chắc chắn đồng ý rằng so với các cuộc đàm phán đa phương, đàm phán song phương tốt hơn cho Mỹ”.

unnamed

Đại diện Thương mại Mỹ  Robert Lighthizer tham dự cuộc họp báo kết thúc Hội nghị  Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 23

Vẫn ủng hộ thương mại tự do

Theo ông Lighthizer, Mỹ vẫn ủng hộ thương mại tự do, nhưng sẽ chống lại thương mại không công bằng.  Phát biểu của Đại diện Thương mại Mỹ được đưa ra sau khi các bộ trưởng thương mại 11 nước thành viên TPP nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy hiệp định này mà không có Mỹ (từ nay gọi là TPP 11 hay TPP trừ 1). Sáng 21/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay đã chủ trì buổi làm việc với 11 nước thành viên để thảo luận về tương lai của hiệp định TPP.

Sau cuộc họp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay các quốc gia đã thống nhất đưa ra văn bản tuyên bố chung trong đó khẳng định các nội dung cơ bản liên quan đến sự đánh giá, nhìn nhận về TPP của 11 quốc gia tham gia TPP, thống nhất những hướng đi, yêu cầu đặt ra đối với việc hướng tới triển khai TPP.

Ông Trần Tuấn Anh nói: "Từ nay đến hội nghị cấp cao APEC cuối năm 2017, các cơ chế làm việc của TPP sẽ tiếp tục được triển khai thực hiện. Dưới sự chỉ đạo của các bộ trưởng, các hội nghị kỹ thuật, hội nghị của các trưởng đoàn đàm phán sẽ tiếp tục triển khai".

Trước đó, hôm 20/5 bên lề kỳ họp của các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC (MRT) đang diễn ra tại Hà Nội, Đại diện Thương mại của Tổng thống Trump có cuộc gặp với các đối tác chủ chốt. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang theo xu hướng từ bỏ các hiệp định thương mại đa phương và ưu tiên các hiệp định song phương.

Với chủ trương giành lại việc làm cho dân Mỹ, tổng thống Trump gây lo ngại về một thời kỳ của chủ nghĩa bảo hộ mới. Theo bình luận của truyền thông quốc tế, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, nhà đàm phán có tư tưởng bảo hộ và đầy kinh nghiệm từ thời tổng thống Reagan, đã mang đường lối "Đặt Hoa Kỳ lên trước" tới kỳ họp các bộ trưởng phụ trách thương mại APEC vừa qua.

Sáng 21/5, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay đã chủ trì buổi làm việc của các bộ trưởng TPP—11 để bàn thảo về tương lai của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cam kết tiếp cho TPP—1

Theo một thông cáo chung của ông Lighthizer và đối tác Nhật Bản Hiroshige Seko, hai bên đồng ý thúc đẩy thương mại có lợi cho hai bên, chống các cản trở thương mại và các biện pháp bóp méo thương mại. Bộ trưởng Thương mại Canada nói cuộc gặp của ông với ông Lighthizer là tốt đẹp và đã thảo luận một số vấn đề đa phương.

Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định TPP hồi tháng 1/2017, sau khi ông Trump gọi hiệp định này là "hiệp định giết chết việc làm". Từ đó, nó được gọi là 'TPP 11', hay 'TTP trừ 1'. Bộ trưởng thương mại của 11 nước còn lại được cho là cam kết khởi động lại hiệp định này mà không có Washington, trong khi vẫn mở cửa cho Mỹ quay lại tham gia nếu muốn.

Hãng Reuters cho biết một dự thảo thông cáo chung dự kiến sẽ ra hôm 21/5 nhấn mạnh vào tự do thương mại và cảnh cáo mối nguy của chủ nghĩa bảo hộ.

Các nước thể hiện sự khác biệt trong kỳ họp các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC vừa qua ở Hà Nội. Một mặt, Trung Quốc muốn có vai trò quán quân của tự do thương mại toàn cầu sau khi Mỹ đã thay đổi về chính sách. Trung Quốc vận động cho một hiệp định thương mại tự do với sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế châu Á có tên gọi Hợp tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEPT).

Mặt khác, Nhật Bản đang dẫn đầu các quốc gia muốn theo đuổi TPP, một hiệp định không bao gồm Trung quốc và có phạm vi rộng hơn hiệp định mà Trung Quốc đề nghị. Nhật Bản vẫn kỳ vọng đưa Mỹ quay trở lại tham gia TPP, nhưng vẫn tiếp tục nỗ lực vận động để toàn bộ 11 thành viên còn lại thông qua hiệp định này.

"Lợi ích thu được từ TPP đáng để chúng ta giữ lại hiệp định này nếu có thể. Chúng ta muốn có sự đồng thuận cho TPP—11", Bộ trưởng Thương mại Úc Steven Ciobo thông tin cho báo giới.

Thách thức lớn nhất là đạt được đồng thuận của Việt Nam và Malaysia, hai nước chủ yếu là hưởng lợi nếu được tiếp cận vào thị trường Mỹ, hãng Reuters bình luận. Giới chức cả hai nước này đều nói nếu Mỹ không tham gia TPP, họ sẽ muốn đàm phán lại.

Một quan chức Nhật Bản nói việc đàm phán sẽ không có ý nghĩa nếu mục tiêu cuối cùng là đưa Mỹ trở lại với TPP. Với Washington hiện nay, việc đàm phán lại Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) là quan trọng hơn nhiều.

Mục tiêu của kỳ họp vừa qua là nhằm thiết lập hoạt động thương mại tự do hơn tại vùng châu Á-Thái Bình Dương, tận dụng những thế mạnh của toàn cầu hóa trong lúc vẫn bảo vệ được quyền lợi của những người bị ảnh hưởng.

TPP đã được k‎ý kết và đang chờ các quốc gia thành viên, gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, phê chuẩn.

Việc tiếp tục triển khai TPP có thể giúp các nước thành viên có vị thế tốt hơn khi đàm phán song phương với Hoa Kỳ, hãng tin Reuters bình luận. Bên cạnh đó, nó sẽ giúp giảm bớt vai trò thống trị trong khu vực của Trung Quốc, quốc gia không tham dự TPP.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ