Áp lực của ngành gỗ

Nhàđầutư
Dòng tiền đầu vào đang bị suy giảm cùng ách tắc trong khâu hoàn thuế VAT khiến việc duy trì tăng trưởng của ngành gỗ là không dễ dàng.
KHÁNH AN
16, Tháng 11, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Dòng tiền đầu vào đang bị suy giảm cùng ách tắc trong khâu hoàn thuế VAT khiến việc duy trì tăng trưởng của ngành gỗ là không dễ dàng.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, trong tháng 10/2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 945 triệu USD, tăng mạnh 35,6% so với tháng trước tương ứng tăng 250 triệu USD. Tính đến hết tháng 10/2022, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này là 12,09 tỷ USD, tăng 23,4% tương ứng tăng 2,29 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường chính là Hoa Kỳ đạt 7,2 tỷ USD, tăng 29,2%; Trung Quốc đạt 1,24 tỷ USD, tăng 24,8%; Nhật Bản đạt 1,16 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nhờ tình hình xuất khẩu khởi sắc, kết quả kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp ngành gỗ trong quý 3 và 9 tháng đầu năm nay đã tăng trưởng khá tốt. Điển hình là CTCP Gỗ An Cường (ACG), quý 3, doanh thu thuần của ACG đạt 1.176 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước còn lãi trước thuế ở mức 201 tỷ đồng, tăng gần 3 lần. Lũy kế 9 tháng, ACG đạt 3.901 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 40% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 542 tỷ đồng, tăng 51%. Theo ACG giải trình nguyên nhân lãi tăng cao đến từ việc dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt, giúp công ty phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động bán hàng.

Một ông lớn khác là CTCP Phú Tài (PTB) thì ghi nhận doanh thu đạt 1.546,79 tỷ đồng trong quý vừa qua, giảm 9,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 120,71 tỷ đồng, giảm 27,6% so với cùng kỳ. Song, lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Phú Tài ghi nhận doanh thu đạt 5.163,68 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 425,36 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp gỗ đang niêm yết trên sàn đều báo lãi khá tích cực trong 9 tháng đầu năm nay, như Chế biến Gỗ Thuận An (GTA) báo lãi hơn 14 tỷ đồng; CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (SAV) báo lãi 43,7 tỷ đồng, tăng 52%; CTCP Sơn Hà Sài Gòn (SHA) lãi 14,1 tỷ đồng, tăng 67%; CTCP chế biến gỗ Đức Thành (GDT) lãi 55 tỷ, tăng 27%; Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) lãi 7,2 tỷ đồng, còn với Tổng công ty Lâm Nghiệp Vinafor (VIF) là 243 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Dù vậy trong bối cảnh VN-Index giảm 30% từ tháng 4 năm nay và nhiều lần lọt TOP giảm sâu thế giới, cổ phiếu ngành này trên sàn chứng khoán cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực.

Tính đến cuối phiên 14/11, cổ phiếu ACG ở mức 38.950 đồng/CP, giảm hơn 42% so với thời điểm chào sàn HoSE. Cổ phiếu TTF thậm chí còn về dưới mệnh giá và đóng cửa phiên 14/11 tại mức 3.300 đồng/CP, tương ứng giảm 76% so với đầu năm. Tương tự, so với đầu năm, cổ phiếu PTB giảm 62%; GTA giảm 29%; VIF giảm 42%, SAV giảm 52%…

images720007_IMG_5198__1

Ngành gỗ đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh Internet

Đà tăng khó bền

Trong phản ánh gửi đến Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng), doanh nghiệp ngành gỗ cho biết họ gặp nhiều khó khăn do cầu thị trường giảm.

Cụ thể, đối với ngành gỗ, chế biến sâu là quan trọng bởi có giá trị gia tăng cao, hiệu quả tác động xã hội lớn, nhưng khó khăn đang tập trung vào các doanh nghiệp thực hiện công đoạn này do cầu thị trường giảm mạnh đặc biệt là EU và Mỹ. Cụ thể, đơn hàng EU, Mỹ đã giảm 35-40% đối với các mặt hàng nội thất. Mặc dù ngành gỗ phấn đấu xuất khẩu 18 tỷ trong năm 2022, nhưng dự báo sẽ không đạt.

Ngoài ra, quy trình hoàn thuế VAT phức tạp và kéo dài khiến doanh nghiệp càng thêm khó khăn trong bối cảnh cạn kiệt nguồn tiền. Theo ước tính của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, lượng thuế VAT các doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng chưa được hoàn tính đến nay đã lên tới khoảng 1.000 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp có số tiền thuế chưa được hoàn lên tới 200 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp 40-50 tỷ đồng. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về dòng tiền, nhiều doanh nghiệp đã phải dừng xuất khẩu, một số hoạt động cầm chừng.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản chỉ ra hiện tượng: "Cơ quan thuế và các cơ quan liên quan khác đang thực hiện việc xác minh nguồn gốc nguyên liệu tới tận chủ rừng, bao gồm việc yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp sổ đỏ của chủ rừng và cần bên thứ ba là cơ quan kiểm lâm địa bàn hoặc UBND xã xác nhận hồ sơ nguồn gốc lâm sản".

Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng gỗ rừng trồng, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu ván bóc, ván ép, doanh nghiệp dăm và viên nén phải thu mua gỗ nguyên liệu đầu vào từ nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Việc xác minh nguồn gốc gỗ theo các quy định của Tổng cục Thuế mất rất nhiều thời gian.

Về phần mình, ông Nguyễn Thanh Phong, Chi hội trưởng Chi hội Viên nén gỗ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ thì việc giữ được sự bền vững của ngành gỗ là không hề dễ dàng. Điển hình nhất là các vấn đề về nguyên liệu đầu vào.

"Giá nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu có chứng chỉ, thuế xuất khẩu, cũng như việc cạnh tranh nguồn nguyên liệu giữa các doanh nghiệp trong ngành viên nén, giữa các ngành sử dụng chung gỗ rừng trồng trong nước… là những điều chúng tôi đang rất lo lắng", ông Phong chia sẻ.

Cùng chung quan điểm, Chứng khoán VNDirect dùng cụm từ "khó khăn vẫn ở phía trước" khi phân tích về triển vọng của ngành gỗ. Nhóm phân tích này cho rằng biên lợi nhuận gộp của các công ty gỗ trong năm 2022 sẽ bị ảnh hưởng và giảm so với cùng kỳ năm trước do giá gỗ nguyên liệu tăng cao.

Tuy nhiên VNDirect lưu ý đến những cổ phiếu có doanh thu xuất khẩu cao vào thị trường Mỹ và vị thế dẫn đầu trong thị trường nội địa như PTB và ACG cho đầu tư dài hạn, dựa trên triển vọng lợi nhuận 2022-2023 tích cực.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ