Doanh nghiệp trong 'cơn khát' vốn - Bài 3: Đối mặt khủng hoảng

Nhàđầutư
Khó khăn về dòng tiền, bao gồm vốn lưu động, vốn đầu tư trung hạn và dài hạn đang đặt doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vào những tình thế hết sức cấp bách, khó khăn, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của nhiều ngành, lĩnh vực.
KHÁNH AN
14, Tháng 11, 2022 | 13:09

Nhàđầutư
Khó khăn về dòng tiền, bao gồm vốn lưu động, vốn đầu tư trung hạn và dài hạn đang đặt doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vào những tình thế hết sức cấp bách, khó khăn, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của nhiều ngành, lĩnh vực.

312453914_430004909331305_7642383477470655238_n

Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Ảnh: Zing

Khó khăn chưa từng có  

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) cho biết, qua tổng hợp các phản ánh của doanh nghiệp trong hầu hết các ngành hàng cho thấy đang gặp "những khó khăn chưa từng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu vốn". Đây được coi là những thách thức đặc biệt lớn cho doanh nghiệp Việt Nam sau 2 năm COVID-19.

Cụ thể, doanh nghiệp ngành thép cho biết, do khủng hoảng cung vượt mạnh cầu, họ phải bán sản phẩm thấp hơn giá vốn 30-40% để có dòng tiền hoạt động với chi phí vay lãi rất cao trong lúc chờ đợt phân bổ chỉ tiêu tín dụng tiếp theo.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép quý 3/2022 đạt 6,68 triệu tấn, giảm 7% so với quý 3/2021 – thời điểm nước ta đóng cửa đóng cửa vì dịch bệnh, các hoạt động xây dựng gần như đóng băng tại các thành phố lớn. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 20,81 triệu tấn, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 19,26 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong báo cáo trước đó, EVS Research nhận định ngành thép gặp khó trong quý 3 và trong 9 tháng đầu năm nay do ngành bất động sản bị ảnh hưởng, kể từ sau vụ Tân Hoàng Minh và thị trường trái phiếu bị siết chặt – đây là nguồn vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp bất động sản trong một vài năm trở lại đây.

Ủy ban kĩ thuật về thép của OECD cũng bày tỏ sự lo ngại về cuộc khủng hoảng của ngành thép, do giá năng lượng tăng và lạm phát. Bên cạnh đó, xuất hiện một số doanh nghiệp lớn không thể trụ được trước khó khăn, đã báo lỗ, điển hình như Tập đoàn Hòa Phát khi bất ngờ lỗ gần 1.800 tỷ đồng trong quý 3/2022 hay Nam Kim cũng thông báo lỗ ròng 418 tỷ đồng.

Dù vậy, mức lỗ đang báo mới là khởi đầu cho khó khăn và sẽ tiếp tục lỗ sâu trong quý 4/2022 do tồn kho lớn với giá vốn cao, đa phần doanh nghiệp vay vốn ngân hàng bằng tiền USD. Sang năm 2023 sẽ càng khó khăn, mức tăng trưởng có thể có nhưng không cao.

Trong khi đó, doanh nghiệp logistics cho biết họ gặp khó do bất ổn về nguồn cung và giá xăng dầu tại Việt Nam và thế giới. 2 tháng gần đây, tại nhiều trung tâm kinh tế của cả nước đã xảy ra tình trạng thiếu hụt xăng dầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải - một mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics. Mặc dù tình hình hiện tại đã được tạm thời khắc phục, nhưng nhiều dự báo cho thấy tình trạng thiếu xăng, dầu có thể tái diễn, nhất là trong những tháng cuối năm - thời điểm cao điểm của hoạt động logistics.

Với ngành công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp chia sẻ, trước đây có thể sử dụng hợp đồng đã ký kết hoặc thế chấp bất động sản để vay vốn nhưng hiện nay các ngân hàng không giải ngân vì áp lực về room tín dụng. Điều này khiến doanh nghiệp không thể tiếp nhận và ký kết hợp đồng mới. Doanh nghiệp trong ngành cũng đối mặt với nguy cơ không thể duy trì vị trí trong chuỗi do thiếu vốn để đầu tư máy móc, công nghệ mới sau những đòi hỏi từ các thị trường khó tính.

Hay với ngành nông nghiệp, thiếu vốn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong thu mua khi một số nông sản (đặc biệt các loại hạt nguyên liệu) có kỳ thu mua tập trung ở các tháng cuối 2022 và đầu 2023. Thời gian thu mua gấp, lượng vốn cần lớn nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại không thể tiếp cận tín dụng nên rất khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn FDI. Thêm vào đó, hoạt động xuất khẩu còn khó khăn do Trung Quốc áp dụng và duy trì chính sách Zero COVID, trong khi thị trường này chiếm đến 55-60% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Đối với ngành gỗ, chế biến sâu là quan trọng nhưng khó khăn đang tập trung vào các doanh nghiệp thực hiện công đoạn này do cầu thị trường giảm mạnh, đặc biệt là EU và Mỹ. Cụ thể, đơn hàng EU, Mỹ đã giảm 35-40% đối với các mặt hàng nội thất. Mặc dù ngành gỗ phấn đấu xuất khẩu 18 tỷ trong năm 2022, nhưng dự báo sẽ không đạt.

Theo ước tính của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, lượng thuế VAT các doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng chưa được hoàn tính đến nay đã lên tới khoảng 1.000 tỷ đồng. Có doanh nghiệp có số tiền thuế chưa được hoàn lên tới 200 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp 40-50 tỷ đồng. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về dòng tiền, nhiều doanh nghiệp đã phải dừng xuất khẩu, một số hoạt động cầm chừng.

Về phần mình, khó khăn liên quan tới pháp lý và tắc nguồn vốn là hai vấn đề lớn khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản đuối sức. Họ cho biết đang gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện dự án do có vướng mắc trong thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án đặc biệt là việc chấp thuận chủ trương đầu tư và thủ tục giao đất, tính tiền sử dụng đất.

Thêm vào đó, với việc kiểm soát chặt chẽ của thị trường tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để triển khai dự án. Theo báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 10 tháng đầu năm 2022, giá trị phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản là 51.699 tỷ đồng, chiếm 20,5% tổng giá trị phát hành và có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua.

Nguy cơ những cuộc "bán mình"

Phản ánh của doanh nghiệp cho thấy, thiếu vốn đang là câu chuyện của cả nền kinh tế khi "tắc" nguồn vốn tín dụng, "tắc" nguồn vốn trái phiếu và "tắc" cả chứng khoán.

Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trước đây là nguồn tiền ưa thích của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các ông chủ địa ốc, nhưng quá trình xử lý sai phạm trong phát hành trái phiếu Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát hay Nghị định 65 sửa đổi với việc bổ sung nhiều yêu cầu chặt chẽ hơn đã khiến việc huy động vốn từ kênh này trở nên dè dặt. Riêng tháng 10, chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp phát hành, giá trị 210 tỷ đồng.

Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), khối lượng đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tập trung nhiều vào năm 2023-2024 với ước tính lên tới 790.000 tỷ, chiếm gần một nửa khối lượng trái phiếu đang lưu hành và tập trung nhiều ở nhóm doanh nghiệp bất động sản. Áp lực thanh toán sắp tới hạn, trong khi việc phát hành trái phiếu mới không thu hút được nhà đầu tư, có thể khiến cả hệ thống tài chính gặp rủi ro thanh khoản, tạo ra các hệ lụy tiêu cực cho hoạt động của doanh nghiệp mọi ngành và tổng thể nền kinh tế

Hiệu ứng sụt giảm niềm tin từ thị trường đối với các doanh nghiệp bất động sản đã lan rộng tới mọi loại hình doanh nghiệp khác, khiến không chỉ kênh huy động trái phiếu mà cả thị trường chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng mạnh, làm khó khăn về vốn của doanh nghiệp thêm trầm trọng. Việc VN-Index giảm 30% từ tháng 4 năm nay và nhiều lần lọt TOP giảm sâu thế giới khiến người dân cũng như các nhà đầu tư hoang mang, mất niềm tin và chọn gửi tiền vào ngân hàng như một kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn hiện nay. Diễn biến này dẫn đến hoạt động phát hành cổ phiếu để tăng vốn của loạt doanh nghiệp phải bỏ ngỏ. Một số ông chủ doanh nghiệp cầm cố cổ phiếu để vay lấy tiền cũng gặp rủi ro call margin khi không thể nộp thêm tiền hoặc bổ sung chứng khoán thế chấp.

Đáng chú ý, trong báo cáo gửi Thủ tướng, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân cho biết trong bối cảnh niềm tin thị trường xuống thấp, cạn vốn lưu động, cạn dòng đầu tư, các tài sản của doanh nghiệp có nguy cơ bị bán tháo; thậm chí thông tin từ doanh nghiệp, hiệp hội cho thấy, có thể xuất hiện làn sóng bán các nhà máy/cơ sở sản xuất của doanh nghiệp Việt cho nhà đầu tư nước ngoài (điển hình như doanh nghiệp Thái Lan đang tiến hành nhiều thương vụ đàm phán mua bán các nhà máy dệt may và sản xuất lĩnh vực khác). Đây là thách thức không chỉ với doanh nghiệp Việt Nam mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế vĩ mô.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ