Ngành thép 'phủ sương mờ'

Nhàđầutư
Chi phí đầu vào tăng cao, lượng hàng tồn kho lớn, cộng thêm nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh và chênh lệch tỷ giá dâng cao đang là những thách thức bủa vây doanh nghiệp ngành thép.
KHÁNH AN
14, Tháng 11, 2022 | 11:15

Nhàđầutư
Chi phí đầu vào tăng cao, lượng hàng tồn kho lớn, cộng thêm nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh và chênh lệch tỷ giá dâng cao đang là những thách thức bủa vây doanh nghiệp ngành thép.

thep

Ngành thép đang ở giai đoạn khó khăn nhất 10 năm. Ảnh HPG.

Lợi nhuận bốc hơi

Giá thép trên thị trường thế giới quay đầu giảm mạnh và đang có xu hướng tìm về vùng đáy cũ. Chỉ tính từ giữa tháng 5/2022 đến cuối tháng 9/2022 đã có 17 lần giảm giá liên tiếp, từ quanh mức 19 triệu đồng/tấn, xuống còn 14 triệu đồng/tấn, tương đương giai đoạn cuối năm 2020.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh là rủi ro lớn nhất đối với ngành thép. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thống kê trong tháng 10, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,046 triệu tấn, giảm 16,38% so với tháng 9/2022 và giảm 28,7% so với cùng kỳ 2021. Lũy kế 10 tháng, sản xuất thép thành phẩm đạt 25,31 triệu tấn, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, về tình hình xuất khẩu, tính chung 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 6,46 triệu tấn thép giảm 34,38% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD giảm 22,65% so với cùng kỳ năm 2021.

z3871714847435_1a18135a7b73338fd

Đợt giảm mạnh của giá thép và sự ảm đạm về nhu cầu khiến ngành thép trở nên kém sắc.

Diễn biến trên cùng lượng tồn kho khủng đã gây thêm áp lực lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành này, đơn cử, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) lần đầu báo lỗ sau 13 năm khi ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 3 âm 1.786 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp doanh thu của đại gia ngành thép đi lùi, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái và gần 8% so với quý trước đó.

Một doanh nghiệp lớn khác trong ngành là Thép Nam Kim (NKG) cũng báo lỗ hơn 400 tỷ đồng với doanh thu giảm gần 1,7 lần so với cùng kỳ. Đây là khoản lợi nhuận âm kỷ lục của doanh nghiệp này kể từ khi công bố thông tin vào quý I/2010. Hay với Tập đoàn Hoa Sen (HSG) lỗ khoảng 887 tỷ đồng vào quý cuối niên độ 2021-2022, trong khi cùng kỳ lãi hơn 940 tỷ.

Ngoài ra, Thép Tiến Lên, Thủ Đức VNSteel, Tisco, HMC, Thép Việt Nam và nhiều doanh nghiệp khác cũng nối gót các "ông lớn" báo lỗ ròng khủng trong quý vừa qua.

screenshot-2022-10-29-075828-081

 

Lưu ý rằng, cùng với bức tranh kinh doanh ảm đạm, cổ phiếu của doanh nghiệp ngành này trên sàn chứng khoán còn liên tục bị bán tháo, đẩy thị giá lùi sâu, thậm chí về dưới mệnh giá.

Tính đến cuối phiên 11/11, cổ phiếu HPG ở mức 12.300 đồng/CP, giảm hơn 74% so với đầu năm, định giá P/B về còn 0,72. Theo đánh giá của Chứng khoán VNDirect, mức P/B của HPG xấp xỉ 1 lần là điều rất hiếm khi xảy ra, trừ những giai đoạn nền kinh tế đứng trước suy thoái hay khủng hoảng nghiêm trọng như COVID-19, hay giai đoạn 2011 - 2012.

Cổ phiếu HSG còn giảm sâu hơn. Đóng cửa phiên 11/11 tại mức 8.100 đồng/cổ phiếu, thị giá cổ phiếu HSG đã giảm hơn 78% so với đầu năm, định giá P/B là 0,34. Tương tự, so với đầu năm, cổ phiếu NKG giảm 78%; DTL của Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc giảm 57%; POM của Công ty cổ phần Thép Pomina giảm hơn 24%,…

Mây mù che phủ

Trong phản ánh gửi đến Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng), doanh nghiệp ngành thép cho biết, do hội nhập quốc tế sâu nên các biến động của thép thế giới đều ảnh hưởng tới thép Việt Nam.

Quý 4 thường là quý kinh doanh tốt của ngành, đặc biệt cho thép xây dựng nhưng năm nay ngành thép cho rằng sẽ khó đạt dự báo. Năm 2023 sẽ càng khó khăn, mức tăng trưởng có thể có nhưng không cao, dự báo dưới 6% nếu cố gắng áp dụng các giải pháp. 

Ủy ban kĩ thuật về Thép của OECD cũng bày tỏ sự lo ngại về cuộc khủng hoảng của ngành thép, do giá năng lượng tăng, do lạm phát, … và do trong ngành thép hiện cung đang vượt cầu. Ngoài ra, mặc dù, Chính phủ có nhiều giải pháp đối với ngành xây dựng, nhưng mức độ giải ngân đầu tư công không đạt như kỳ vọng cộng với việc giá nguyên liệu tăng và chủ trương siết tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản khiến cầu trong nước giảm mạnh và đột ngột.

Cùng chung quan điểm, trong báo cáo cập nhật ngành thép, Chứng khoán Everest nhận định ngành thép đang ở giai đoạn khó khăn nhất 10 năm. Nhóm phân tích này đánh giá, sản xuất và tiêu thụ thép đang ở mức rất thấp, thậm chí ở mức thấp hơn so với quý 3/2021 – thời điểm nước ta đóng cửa đóng cửa vì dịch bệnh, các hoạt động xây dựng gần như đóng băng tại các thành phố lớn.

EVS Research cho rằng yếu tố quan trọng quyết định sự phục hồi trong dài hạn của ngành thép là sự phục hồi của ngành bất động sản.

Trong khi đó, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dùng cụm "mây mù che phủ" khi phân tích về triển vọng ngành thép nửa cuối năm nay. VCBS nhận thấy chu kỳ giá thép hiện nay có điểm tương đồng với giai đoạn 2013 – 2016 khi nhu cầu tiêu thụthép tại Trung Quốc sụt giảm mạnh do thị trường bất động sản Trung Quốc chững lại, từ đó giá thép đi vào giai đoạn giảm giá dài. Theo nhóm phân tích này, trong trường hợp giá nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục giảm, giá thép có thể tìm đến vùng giá thấp hơn nữa.

Dù vậy, VCBS kỳ vọng giá thép có thể hồi phục trong nửa cuối 2023 sau khi giảm về mặt bằng giá thấp hơn hiện tại, nguyên nhân đến từ việc các chính sách kích thích cần thời gian để thể hiện rõ tác động giúp vực dậy nhu cầu đang rất yếu của thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, nguồn cung bất động sản hồi phục và chính sách đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ