Giá thép chạm đáy, doanh nghiệp thép đồng loạt báo lỗ

Nhàđầutư
Dù những ông lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Thép Nam Kim chưa công bố BCTC quý III/2022, song một số công ty chứng khoán nhìn nhận 2 đơn vị này khó tránh khỏi quý kinh doanh u ám do khó khăn chung của ngành thép.
TẢ PHÙ
19, Tháng 10, 2022 | 11:20

Nhàđầutư
Dù những ông lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Thép Nam Kim chưa công bố BCTC quý III/2022, song một số công ty chứng khoán nhìn nhận 2 đơn vị này khó tránh khỏi quý kinh doanh u ám do khó khăn chung của ngành thép.

xua-t-ha-ng-tha-nh-pha-m-ta-i-ca-ng-ho-a-pha-t-dung-qua-t

Doanh nghiệp thép được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong 2 quý còn lại của năm 2022. Ảnh minh họa: Tập đoàn Hòa Phát.

Giá thép suy giảm trong 1 tháng trở lại đây

Theo đó, tại miền Bắc, giá thép Hòa Phát hôm nay 19/10 ghi nhận dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg, giảm lần lượt 4,7% và 5,4% so với cách đây 30 ngày.  

Tại Hòa Phát Miền Trung, giá dòng thép cuộn CB240 là 14.310 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 14.820 đồng/kg, tương đương giảm lần lượt 5,97% và 4,57%. Tại miền Nam, giá dòng thép cuộn CB240 là 14.360 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 là 14.570 đồng/kg, tương đương giảm lần lượt 5,65% và 5,6%

Thương hiệu thép Việt Ý, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg (-4,03% so với cách đây 30 ngày); dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg (-3,97%).

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg (-5,09%); còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg (-6,26%).

Thép Kyoei, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg (-5,3%); thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.670 đồng/kg (-4,6%).

Thép Việt Nhật ghi nhận dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg (-4,72%); thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg (-4,66%).

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg (+0,639%); tuy nhiên, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg (-2,4%).

Có thể thấy, mức giá thép hiện nay đã tương đương giai đoạn cuối năm 2020 – thời điểm triển vọng thị trường thép ghi nhận nhiều khó khăn.

Nhiều ý kiến nhìn nhận ngành thép sẽ gặp khó khăn trong phần còn lại của năm 2022. Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự đoán giá thép Trung Quốc sẽ duy trì mặt bằng thấp như hiện nay trong nửa cuối năm do nhu cầu chưa hồi phục. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất thép cần giải phóng lượng lớn hàng tồn kho hiện hữu và giá nguyên, nhiên vật liệu giảm mạnh trong nửa cuối năm sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình giảm giá bán.

Tại Việt Nam, tình trạng này cũng diễn ra tương tự vì chịu áp lực giảm giá theo giá thị trường thế giới. Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước có mức sụt giảm mạnh trong quý II làm các doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để giải phóng nhanh hàng tồn kho.

Điều này dự báo các doanh nghiệp thép sẽ có mùa BCTC quý III và quý IV không mấy tích cực. Thực tế, tỷ phú Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 từng phát biểu, kết quả kinh doanh các công ty thép trong 3 quý cuối năm (quý II, quý III và quý IV) sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do nguyên vật liệu tăng mạnh ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine; việc Trung Quốc thực hiện chính sách Zero-Covid khiến cũng khiến nhu cầu thép giảm tại thị trường này giảm.

"Mọi người sẽ thấy kết quả kinh doanh thê thảm như thế nào vì ngành thép không thuận lợi", lời chia sẻ của tỷ phú Trần Đình Long - chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022, đang được chứng minh rõ ràng hơn qua kết quả kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp ngành thép.

Doanh nghiệp thép gặp khó

Trong quý III/2022, đồng loạt nhiều doanh nghiệp thép đua nhau báo lỗ.

Cụ thể, CTCP Gang Thép Thái Nguyên (Tisco – UPCOM: TIS) ghi nhận lỗ sau thuế 25 tỷ đồng. Nếu không tính tới các khoản thu nhập khác, Tisco có thể lỗ hơn 38 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này ghi nhận lãi ròng 7 tỷ đồng, giảm tương ứng 93% so với cùng kỳ.

Tương tự, CTCP Thép Thủ Đức - VnSteel (UPCOM: TDS) cũng báo lỗ 21,8 tỷ đồng trong quý III/2022, tăng mạnh so với con số lỗ 64,73 triệu đồng cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm đến nay, TDS lỗ 15,8 tỷ đồng, trong khi 9 tháng năm 2021 có lãi 58 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu theo đó giảm từ 297 tỷ đồng còn 276 tỷ đồng.

CTCP Thép Vicasa - VNSteel (HoSE: VCA) trong quý III/2022 cũng lỗ sau thuế gần 22 tỷ đồng quý III/20222, cùng kỳ năm ngoái lãi gần 2 tỷ đồng. Đây là quý lỗ nặng nhất của công ty kể từ khi niêm yết (năm 2010). Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty lỗ sau thuế 12,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 42 tỷ.

Mặc dù không đến mức thua lỗ, nhưng CTCP Thép Mê Lin (HNX: MEL) cũng báo lãi giảm mạnh chỉ còn 964 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 18,7 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, Thép Mê Lin báo lãi 13,2 tỷ đồng trong khi năm ngoái con số này là 57,5 tỷ đồng.

Cho đến thời điểm hiện tại, còn 3 cái tên đáng chú ý chưa công bố BCTC quý III/2022 là Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HGS) và CTCP Thép Nam Kim (HoSE: NKG). 

Tuy nhiên, theo ước tính của SSI Research, lợi nhuận sau thuế Tập đoàn Hòa Phát quý III/2022 ghi nhận khoảng 2,1 nghìn tỷ đồng, giảm 80% so với mức đỉnh trong quý III/2021. SSI Research cho rằng sự sụt giảm của lợi nhuận trong quý này so với cùng kỳ năm ngoái là do giá thép giảm, đặc biệt là giá thép HRC giảm 32% so với cùng kỳ năm trước, giá than cốc cao và lỗ tỷ giá do đồng VND giảm giá 2,5% so với USD.

Với Thép Nam Kim, VDSC dự báo xuất khẩu tôn mạ có thể đạt 216 nghìn tấn (giảm 50% so với cùng kỳ) do nhu cầu toàn cầu giảm. Tiêu thụ tôn mạ và ống thép trong nước lần lượt là 97 nghìn tấn (tăng 17% so với cùng kỳ) và 73 nghìn tấn (tăng 41% so với cùng kỳ) do mức nền cơ sở thấp của đợt phong tỏa tại miền Nam trong Q3/2021.

VDSC dự báo doanh thu 6 tháng còn lại của năm 2022 (tức quý III và quý IV/2022) là 9.834 tỷ đồng (giảm 40% so với cùng kỳ) và sẽ ghi nhận khoản lỗ 28 tỷ đồng, trong đó quý III lỗ 139 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2022-2027, doanh thu và lãi ròng Thép Nam Kim được ước tính sẽ tăng trưởng ở mức kép 6,4%/năm và 20,4%/năm. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cho rằng việc tăng công suất sẽ không diễn ra sớm hơn năm 2024 và do đó khó có thể hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ