Doanh nghiệp trong cơn 'khát' vốn: Bài 4: Cần một chương trình hoãn nợ quốc gia?
Theo đề xuất của một số chuyên gia kinh tế, cần một chương trình hoãn nợ quốc gia để khắc phục tình trạng "khát vốn" của doanh nghiệp, giải quyết vấn đề dòng tiền, giúp doanh nghiệp phục hồi, duy trì hoạt động và tái đầu tư, sản xuất trong vòng từ 1-2 năm tới.

Đề xuất Chương trình hoãn nợ quốc gia. Ảnh: Trọng Hiếu
Đánh giá về tình hình nền kinh tế hiện nay, TS. Trần Du Lịch, Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia đưa ra một nhận định chung rằng, doanh nghiệp đang rất khó khăn.
"Ở thời điểm hiện tại, nhóm nào cũng khó. Doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ dệt may, da giày… thiếu đơn hàng, ảnh hưởng đến người lao động. Thị trường bất động sản hiện có tình trạng các dự án làm dang dở không có dòng vốn để tiếp tục. Các dự án có ngân hàng thương mại cam kết cho vay, đóng tiền từng đợt hiện nay cũng không vay được. Không có dòng tiền, doanh nghiệp không thể thi công, ảnh hưởng tới thanh toán cho các nhà cung cấp vật tư, nhà thầu… Trên tổng thể, thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn", ông Trần Du Lịch nói.
Không chỉ doanh nghiệp khó khăn, kẹt dòng tiền mà bản thân các ngân hàng thương mại (NHTM) vận hành mạch máu của nền kinh tế cũng đang đối mặt với vấn đề thanh khoản khi nợ xấu, nợ tiềm ẩn tăng cao, huy động tăng trưởng thấp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tắc nghẽn.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu nhìn vào thị trường thời điểm hiện tại thì các cánh cửa huy động vốn đều đang đóng với doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng vướng trần room tín dụng, thanh khoản hệ thống căng thẳng khiến lãi suất tăng cao. Với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt nhóm bất động sản, ngay cả chấp nhận lãi suất cao cũng không có vốn để vay.
Việc Fed tăng lãi suất gần như ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Tỷ giá tăng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của các thị trường mới nổi. "Thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh khiến doanh nghiệp khó có thể phát hành mới", ông Hiếu nói.
Nhìn sang thị trường trái phiếu, tình trạng còn tồi tệ hơn nhiều. Sau các vụ việc của Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, niềm tin của nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường giảm sút mạnh. Trong quý III, khối lượng phát hành giảm 50,5% so với quý trước và giảm tới 70,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường vốn èo uột, vốn tự có của doanh nghiệp vốn suy yếu sau 2 năm chống đỡ với đại dịch COVID-19, quá phụ thuộc vào vốn ngân hàng đang đẩy doanh nghiệp vào thế lưỡng nan, tồn tại vật vờ hoặc đóng cửa.
Đề xuất chương trình hoãn nợ quốc gia
Doanh nghiệp khát vốn nhưng đa số ý kiến các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng, động thái tăng lãi suất của NHNN, cũng như hệ thống NHTM là cần thiết. Điều này là phù hợp với diễn biến chung của thế giới, cũng như góp phần cân bằng, ổn định kinh tế vĩ mô, hài hoà bộ ba lãi suất, lạm phát, tỷ giá.
Để giải bài toán vốn cho doanh nghiệp thời điểm này, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất một Chương trình hoãn nợ quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục huy động vốn qua kênh trái phiếu, cũng như tiếp tục có dòng tiền duy trì hoạt động.
Cụ thể, trong tình huống đặc biệt như hiện nay, trải qua 2 năm dịch bệnh, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường bằng cách bắt buộc các trái chủ hoãn nợ cho các doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng được hoãn nợ, chỉ hoãn nợ cho những trái phiếu phát hành đúng quy định, đặc biệt Bộ Tài chính cần xem xét doanh nghiệp phát hành nào có khả năng phục hồi, khó khăn chỉ là tạm thời thì mới cho hoãn nợ.
"Có thể hiểu đây là một chương trình mang tính đại trà và doanh nghiệp nào đáp ứng được các tiêu chí Chính phủ, Bộ Tài chính đưa ra sẽ được áp dụng chương trình hoãn nợ trong vòng từ 1-2 năm để doanh nghiệp phục hồi khả năng trả nợ", ông Hiếu nói.
Về phía NHNN, ông Hiếu đề nghị, để trái chủ có thể yên tâm chờ doanh nghiệp phục hồi thì lãi suất vẫn cần được trả đúng hạn. Vai trò của NHNN ở đây là có một chương trình cho vay đặc biệt cho các doanh nghiệp phát hành trả lãi cho trái chủ đúng hạn cho đến khi doanh nghiệp phục hồi khả năng trả nợ.
Đồng quan điểm với TS. Nguyễn Trí Hiếu, TS. Trương Văn Phước cho rằng, trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam hiện tại, cần phát triển thị trường trái phiếu ổn định, an toàn, hiệu quả.
"Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp dù phát hành trái phiếu cũng cần có tài sản bảo đảm để sàng lọc bớt trái phiếu gây rủi ro cho nhà đầu tư. Doanh nghiệp có tài sản đảm bảo, có phương án sản xuất kinh doanh tốt nhưng vì nhiều lý do không tiếp cận được vốn ngân hàng thì để có thể tự do phát hành trên thị trường trái phiếu. Còn những doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm khi phát hành cần có thông báo, xếp hạng trên thị trường, để nhà đầu tư biết và lựa chọn", ông Phước nói.
Để giải quyết bài toán vốn trong ngắn hạn cho doanh nghiệp, ông Phước cho rằng, số trái phiếu chuẩn bị đáo hạn, nếu là do tác động với dịch bệnh mà doanh nghiệp mất khả năng trả nợ thì cần có cơ chế cho cơ cấu lại, hoãn, giãn các khoản nợ một thời gian, có thể là 1-3 năm. Tuy nhiên, cần xem xét các khoản vay tại thời điểm phát hành xem có vấn đề gì không. Nếu doanh nghiệp nào có ý tưởng chiếm đoạt tài sản của trái chủ thì cần xử lý nghiêm theo pháp luật.
Dựa trên báo cáo của doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề, Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính đề xuất, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, NHNN tham vấn các chuyên gia tài chính, chính sách uy tín trong nước, quốc tế để đánh giá bối cảnh và nhận diện giải pháp. Trường hợp cần thiết, đề xuất tính tới các giải pháp đặc biệt trong giai đoạn nhất định nhằm giải nguy cho doanh nghiệp và nền kinh tế, như cho phép các ngân hàng thương mại trong nước tham gia mua lại các trái phiếu sắp tới hạn và xử lý như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường, vì lượng trái phiếu sắp tới hạn có giá trị vượt rất nhiều lần khả năng mua lại của một số tổng công ty nhà nước như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả sử dụng hạn mức tín dụng năm 2023, giúp dòng vốn hỗ trợ được cho doanh nghiệp ở nhiều ngành, lĩnh vực, Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân đề xuất Chính phủ chỉ đạo NHNN làm việc với các ngân hàng thương mại để nghiên cứu, thiết kế các gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực trong nước, trong đó có những khoản mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để không triệt tiêu năng lực doanh nghiệp.
Mặt khác, với chính sách siết tín dụng bất động sản, cần thiết phải phân tách các loại bất động sản để các loại hình như xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, các dự án xây dựng hạ tầng sản xuất,... không bị ảnh hưởng tiêu cực theo chính sách chung, từ đó tạo cơ hội cho nhiều nhóm doanh nghiệp liên quan.
Ngoài ra, Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân cũng đề xuất, để hỗ trợ nỗ lực phục hồi của doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong bối cảnh doanh nghiệp đối diện với khó khăn rất lớn về dòng tiền, Chính phủ xem xét kéo dài tới hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thiết thực trong giai đoạn đại dịch COVID-19, như: chính sách giảm 2% thuế VAT, chính sách giãn/hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ; các chính sách tín dụng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ,...
Loạt đề xuất tháo gỡ vốn cho doanh nghiệp bất động sản
TS. Trần Du Lịch nhận định, phải khẳng định chính sách tiền tệ hiện trong thế quá khó, không thể nới lỏng. Tuy vậy, trong dư địa hữu hạn, phải lựa chọn đối tượng để có sự hỗ trợ cần thiết, không để thị trường bị đứt gãy. Nguồn lực ít thì phải dồn lực, phải có sự liên kết của hệ thống ngân hàng thương mại dưới sự chỉ huy của Ngân hàng Nhà nước để tập trung vào một số đối tượng cần "giải cứu".
Đơn cử như thị trường bất động sản, các dự án đang làm dang dở, cần tiếp tục dòng tiền thì phải ưu tiên giải ngân để không làm ngưng trệ, giúp dự án sớm hoàn thành theo dự kiến. Ưu tiên cho các dự án bất động sản nhà ở, những khu công nghiệp và thương mại. Bên cạnh chính sách chung, cần có những xử lý cá biệt. Kinh nghiệm từ các nước chỉ ra rằng khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế thì luôn luôn có lựa chọn, làm sao nuôi dưỡng được nguồn lực của doanh nghiệp, ngăn chặn sự ngưng trệ của thị trường.
Cùng với đó, chấn chỉnh thị trường trái phiếu là đúng nhưng phải tạo điều kiện cho những doanh nghiệp tuân thủ quy định tiếp tục phát hành trái phiếu, không thể để đóng băng hết. Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, minh bạch thì vẫn phải tiếp tục được phát hành trái phiếu vì đây là một kênh huy động vốn quan trọng. Thị trường trái phiếu chính là kênh chia sẻ bớt gánh nặng vốn trung hạn cho hệ thống ngân hàng thương mại, ông Trần Du Lịch kiến nghị.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100-200 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.
HoREA đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cá nhân không phải là “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỷ lệ nhất định. Chính sách này sẽ thu hút nguồn vốn nhỏ lẻ nhàn rỗi trong xã hội và giúp cho người dân có thêm kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhất là Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã có các quy định rất chặt chẽ đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Hiệp hội này cũng đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, có uy tín thương hiệu, công ty đại chúng, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán được xếp hạng tín nhiệm thì được phát hành riêng lẻ chào bán cho nhà đầu tư cá nhân không phải là “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp”.
Trước mắt, để đảm bảo cho các nhà đầu tư cá nhân chưa đủ điều kiện “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” có thể tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, HoREA đề nghị quy định cho phép các nhà đầu tư cá nhân này được ủy thác cho công ty chứng khoán, các tổ chức đảm bảo năng lực bằng các hợp đồng thương mại để đầu tư trái phiếu theo quy định. Như vậy thì mới phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư trái phiếu, cũng như đảm bảo “rủi ro” cho các nhà đầu tư cá nhân (không đủ điều kiện) khi ủy thác đầu tư thông qua các tổ chức chuyên nghiệp có năng lực theo quy định.
- Cùng chuyên mục
Thắng lớn mảng đầu tư, Chứng khoán VIX báo lãi quý II gấp 10 lần cùng kỳ
Danh mục đầu tư tài chính của Chứng khoán VIX chủ yếu là cổ phiếu và tạm lãi hơn 1.600 tỷ đồng. Đây là động lực chính giúp công ty lãi đậm quý II.
Tài chính - 19/07/2025 08:55
NCB tiếp tục báo lãi quý II/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực
Kết thúc quý II/2025, NCB ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng gần 6,5 lần so với cùng kỳ 2024. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình và thu được những thành quả bước đầu, bám sát mục tiêu chiến lược của Ngân hàng.
Ngân hàng - 19/07/2025 07:29
TPBank duy trì đà tăng trưởng bền vững, lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng
Tiếp tục mở rộng hệ sinh thái số, tối ưu vốn và đa dạng hóa nguồn thu, TPBank (HOSE: TPB) duy trì đà tăng trưởng ấn tượng với lợi nhuận 6 tháng đầu năm vượt 4.100 tỷ đồng, quy mô tài sản vượt mốc 17 tỷ USD (428.600 tỷ đồng).
Ngân hàng - 19/07/2025 07:22
DIC Corp chuẩn bị chào bán cổ phiếu giá 12.000 đồng/cp
DIC Corp sẽ chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 12.000 đồng/cp. Thời điểm thực hiện từ quý III năm nay đến quý I năm sau.
Tài chính - 19/07/2025 06:55
'Nâng hạng khó, giữ hạng còn khó hơn'
Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá một trong những yếu tố quan trọng để nâng và giữ hạng thị trường chứng khoán Việt Nam là dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Tài chính - 18/07/2025 14:48
Hướng tới thị trường quản lý quỹ minh bạch và bền vững
Tại Hội thảo Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 17/7, các chuyên gia và doanh nghiệp đã đề xuất nhiều giải pháp phát triển ngành quản lý quỹ.
Tài chính - 18/07/2025 14:00
Ngành quỹ trước ngưỡng cửa nâng hạng thị trường chứng khoán
Theo đánh giá của lãnh đạo cơ quan quản lý, quỹ đầu tư, việc nâng hạng sẽ có những tác động tích cực tới TTCK Việt Nam nói chung và ngành quỹ nói riêng.
Tài chính - 18/07/2025 07:00
Giáo dục tài chính – nền tảng nâng cao nhận thức nhà đầu tư
Một thị trường chứng khoán phát triển bền vững không thể thiếu thế hệ nhà đầu tư có kiến thức, có nhận thức đúng đắn về rủi ro và hành xử chuyên nghiệp, có trách nhiệm.
Tài chính - 18/07/2025 07:00
Nâng cao nhận thức nhà đầu tư là trách nhiệm của toàn thị trường
Việc nâng cao nhận thức nhà đầu tư không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý, mà là vấn đề chung của thị trường, trong đó có vai trò của các hiệp hội, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ...
Tài chính - 18/07/2025 07:00
FTSE Russell ấn tượng những nỗ lực phát triển thị trường vốn của Việt Nam
Đại diện đoàn công tác của FTSE Russell đã bày tỏ sự ấn tượng trước những nỗ lực cải cách toàn diện mà Việt Nam đã và đang triển khai nhằm nâng cao chất lượng vận hành thị trường vốn.
Tài chính - 17/07/2025 17:18
Thị trường vào giai đoạn ‘đẩy giá’, đầu tư cổ phiếu nào?
Thị trường chứng khoán được nhận định chuyển từ pha lích lũy sang pha đẩy giá với chu kỳ tăng ít nhất 3 quý, VN-Index có thể sớm hướng tới mốc 1.600 điểm.
Tài chính - 17/07/2025 17:18
Dự kiến triển khai cơ chế CCP vào đầu năm 2027
Xây dựng cơ chế trung tâm thanh toán bù trừ (CCP) được coi là yếu tố quan trọng trong dài hạn đối với việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 17/07/2025 16:33
Chủ tịch UBCKNN: Nâng hạng không phải đích đến cuối cùng
Bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch UBCKNN cho biết nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) không phải là đích đến cuối cùng, mà là hành trình đòi hỏi phải xây dựng, củng cố niềm tin trong và ngoài nước vào một TTCK hiện đại, minh bạch và hội nhập.
Tài chính - 17/07/2025 11:40
Ngành quản lý quỹ Việt Nam trước cơ hội đột phá
Quy mô ngành quản lý quỹ ở Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn và đang đứng trước cơ hội to lớn để trở thành trụ cột quan trọng dẫn vốn cho nền kinh tế bên cạnh kênh truyền thống ngân hàng.
Tài chính - 17/07/2025 09:39
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương gợi ý 5 giải pháp nâng cao nhận thức nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Tạp chí Nhà Đầu tư trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo & Dân vận TW tại Hội thảo "Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán".
Tài chính - 17/07/2025 09:14
Tổng thuật Hội thảo ‘Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán’
Hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán, triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo chuyên đề "Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán".
Tài chính - 17/07/2025 07:00
- Đọc nhiều
-
1
Cảnh cáo Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, trình Trung ương kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến
-
2
Vasep chỉ ra 3 thách thức với tôm Việt Nam
-
3
'Vượt bão' thuế quan, nhiều quỹ đầu tư báo hiệu suất tăng trưởng mạnh
-
4
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
-
5
Tổng thuật Hội thảo ‘Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán’
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago